1. Mẫu Biên bản tự kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy (Mẫu số PC02)
Mẫu Biên bản tự kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy (Mẫu số PC02 – Phụ lục VIII) ban hành kèm theo Nghị định 105/2025/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Mẫu số PC02
……(1)…… ——- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
BIÊN BẢN TỰ KIỂM TRA
Về phòng cháy, chữa cháy
Hồi…… giờ …… ngày … tháng ……. năm ……..,
Chúng tôi gồm (2):
– Ông/bà: ………………………….. ; chức vụ: ………………………………………
– Ông/bà: ………………………….. ; chức vụ: ………………………………………
Đã tiến hành kiểm tra đối với:………………………………(3)…………………………..
1. Nội dung và kết quả kiểm tra như sau:
……………………………………(4)………………………………………
2. Kiến nghị.
……………………………………(5)………………………………………
Việc kiểm tra được kết thúc vào hồi …. giờ….. ngày … tháng …… năm …….
NGƯỜI KIỂM TRA (Ký ghi rõ họ, tên) |
Ghi chú:
(1) Tên cơ sở.
(2) Ghi tên người kiểm tra; người đại diện khu vực, hạng mục được kiểm tra (nếu có).
(3) Ghi khu vực, hạng mục được kiểm tra.
(4) Ghi rõ kết quả kiểm tra và sơ hở, thiếu sót, vi phạm về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ được phát hiện trong quá trình kiểm tra theo các nội dung sau:
– Việc trang bị phương tiện, hệ thống phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, hệ thống điện phục vụ phòng cháy và chữa cháy, nguồn nước chữa cháy bảo đảm/không bảo đảm theo quy định (đối với trường hợp kiểm tra lần đầu hoặc khi có thay thế, trang bị bổ sung):
+ Chủng loại, số lượng và vị trí bố trí phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ;
+ Chủng loại, số lượng và vị trí bố trí hệ thống phòng cháy, chữa cháy (hệ thống báo cháy tự động, hệ thống chữa cháy tự động, hệ thống chữa cháy bằng nước);
+ Hệ thống điện phục vụ phòng cháy và chữa cháy: nguồn điện lưới, nguồn điện dự phòng;
+ Nguồn nước chữa cháy: Bồn, bể chứa nước, ao, hồ, sông, suối (số lượng, vị trí, khả năng lấy nước bằng các phương tiện chữa cháy: xe chữa cháy, máy bơm chữa cháy); trụ cấp nước chữa cháy (số lượng, vị trí bố trí).
– Việc duy trì hoạt động các phương tiện, hệ thống phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, hệ thống điện phục vụ phòng cháy và chữa cháy; nguồn nước chữa cháy đã được trang bị bảo đảm/không bảo đảm theo quy định (kiểm tra thực tế và thử nghiệm xác suất hoạt động của phương tiện, hệ thống phòng cháy, chữa cháy, hệ thống điện phục vụ chữa cháy, nguồn nước chữa cháy):
+ Tình trạng duy trì số lượng, chủng loại, chất lượng của phương tiện chữa cháy thông dụng, dụng cụ phá dỡ thô sơ;
+ Tình trạng duy trì hoạt động của các thiết bị thuộc hệ thống phòng cháy, chữa cháy;
+ Tình trạng duy trì hoạt động của hệ thống phòng cháy, chữa cháy;
+ Tình trạng duy trì hoạt động của hệ thống điện phục vụ phòng cháy và chữa cháy;
+ Tình trạng duy trì nguồn nước chữa cháy (trữ lượng, lưu lượng, khả năng lấy nước bằng các phương tiện chữa cháy: xe chữa cháy, máy bơm chữa cháy).
– Việc lắp đặt, duy trì hoạt động của thiết bị truyền tin báo cháy kết nối với hệ thống Cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và truyền tin báo cháy; khai báo, cập nhật dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ bảo đảm/không bảo đảm theo quy định:
+ Trang bị thiết bị truyền tin báo cháy và kết nối với hệ thống Cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và truyền tin báo cháy;
+ Tình trạng duy trì kết nối với hệ thống Cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và truyền tin báo cháy;
+ Thực hiện khai báo, cập nhật dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ (khai báo lần đầu hoặc khi có thay đổi thông tin đã khai báo trước đó).
– Tình trạng duy trì điều kiện an toàn phòng cháy trong sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt, chất dễ cháy, nổ bảo đảm/không bảo đảm theo quy định.
– Việc duy trì khoảng cách phòng cháy, chữa cháy, đường, bãi đỗ, khoảng trống phục vụ hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ bảo đảm/không bảo đảm theo quy định:
+ Tình trạng duy trì khoảng cách phòng cháy, chữa cháy giữa các nhà, công trình;
+ Tình trạng duy trì đường, bãi đỗ, khoảng trống phục vụ hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
– Việc duy trì giải pháp thoát nạn, ngăn cháy, chống cháy lan, chống khói bảo đảm/không bảo đảm theo quy định:
+ Tình trạng duy trì lối thoát nạn, đường thoát nạn của gian phòng, khu vực, nhà, công trình;
+ Tình trạng duy trì các giải pháp ngăn cháy, chống cháy lan đã được thi công, lắp đặt; việc bố trí, sắp xếp vật tư, hàng hóa, phương tiện giao thông, vật dụng, thiết bị khác ảnh hưởng đến ngăn cháy, chống cháy lan.
– Tình trạng chấp hành nội quy phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ (kiểm tra xác suất nhận thức và việc chấp hành của người dân/người lao động tại cơ sở).
– Tình trạng duy trì các biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn đã được niêm yết, lắp đặt bảo đảm/không bảo đảm theo quy định.
– Việc khắc phục các sơ hở, thiếu sót, vi phạm đã được phát hiện tại lần kiểm tra trước hoặc theo kiến nghị của cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
(5) Ghi yêu cầu cụ thể thời hạn khắc phục các sơ hở, thiếu sót, vi phạm về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; kiến nghị, đề xuất với người có thẩm quyền.
2. Tải về mẫu Biên bản tự kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy (Mẫu số PC02)
Nếu bạn muốn tải về mẫu Biên bản tự kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy (Mẫu số PC02), bạn có thể tham khảo các dịch vụ pháp lý của VN Law Firm tại Website: LawFirm.Vn hoặc mẫu văn bản được cung cấp dưới đây (có dạng PDF hoặc Word), giúp bạn dễ dàng chỉnh sửa và sử dụng theo nhu cầu của mình.
Biên bản tự kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy (Mẫu số PC02) (File Word):
Biên bản tự kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy (Mẫu số PC02) (File PDF):

3. Hồ sơ về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ gồm những gì?
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 105/2025/NĐ-CP, hồ sơ về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của cơ sở gồm các tài liệu sau:
a) Phiếu thông tin của cơ sở theo Mẫu số PC01;
b) Nội quy phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ;
c) Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy hoặc văn bản thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy, văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan quản lý chuyên ngành đối với công trình thuộc diện phải thẩm duyệt thiết kế, thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;
d) Quyết định thành lập Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở hoặc Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành hoặc văn bản phân công người thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tại cơ sở; thông báo kết quả huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ;
đ) Phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của cơ sở theo Mẫu số PC06;
e) Sổ theo dõi phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an;
g) Biên bản tự kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy của cơ sở theo Mẫu số PC02;
h) Báo cáo kết quả thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của cơ sở theo Mẫu số PC04;
i) Giấy Chứng nhận bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với cơ sở phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc;
k) Bản vẽ hoàn công hệ thống, hạng mục liên quan đến phòng cháy và chữa cháy đối với công trình thuộc diện phải thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;
l) Thông báo kết quả xác minh, giải quyết vụ cháy của cơ quan Công an (nếu có);
m) Biên bản kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan Công an, cơ quan chuyên môn về xây dựng trực tiếp quản lý cơ sở;
n) Biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt vi phạm hành chính về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động, phục hồi hoạt động của người có thẩm quyền, văn bản kiến nghị về phòng cháy, chữa cháy của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan Công an, cơ quan chuyên môn về xây dựng trực tiếp quản lý cơ sở (nếu có);
o) Văn bản thể hiện việc phân công người thực hiện kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy tại cơ sở (nếu có).
Người đứng đầu cơ sở lập, quản lý, cập nhật hồ sơ về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của cơ sở gồm các tài liệu quy định trên.
Cơ quan quản lý chuyên ngành lập hồ sơ quản lý về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đối với cơ sở thuộc diện quản lý theo quy định sau:
– Cơ quan chuyên môn về xây dựng lập hồ sơ quản lý về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đối với cơ sở thuộc phạm vi quản lý gồm các tài liệu quy định tại các điểm h, k, m, n và điểm o nêu trên;
– Cơ quan Công an lập hồ sơ quản lý về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đối với cơ sở thuộc phạm vi quản lý gồm các tài liệu quy định tại các điểm a, h, k, l, m, n và điểm o nêu trên, các tài liệu khác theo quy định về công tác hồ sơ nghiệp vụ Công an nhân dân;
– Ủy ban nhân dân cấp xã lập hồ sơ quản lý về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đối với cơ sở thuộc phạm vi quản lý gồm các tài liệu quy định tại các điểm a, h, k, l, m, n và điểm o nêu trên.
Lưu ý:
– Tài liệu có trong hồ sơ quy định trên được lưu trữ dưới dạng tài liệu giấy hoặc tài liệu điện tử hoặc kết hợp tài liệu giấy và tài liệu điện tử theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
– Tài liệu quy định tại các điểm g, h, i, l và điểm n nêu trên được lưu trữ tối thiểu 05 năm kể từ năm lập, ban hành.