1. Mẫu Báo cáo kết quả thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ (Mẫu số PC04)
Mẫu Báo cáo kết quả thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ (Mẫu số PC04 – Phụ lục VIII) ban hành kèm theo Nghị định 105/2025/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Mẫu số PC04
…………….(1)……………. ……………………………….. ——- | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
Số: ……/……… | …, ngày……tháng …… năm ….. |
BÁO CÁO
Kết quả thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
Kính gửi: ……………(2)………………….
…………. (1)……….. báo cáo kết quả thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của cơ sở như sau:
1. Kết quả thực hiện:
………………………………………………………(3)……………………………………………..
2. Kết quả thực hiện các yêu cầu, kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền (nếu có):
……………………………………………………………………………….
3. Đề xuất đối với cơ quan quản lý (nếu có):………………..(4)……………………..
Nơi nhận: – Như trên; – Lưu:………… | ĐẠI DIỆN CƠ SỞ (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) |
Ghi chú:
(1) Tên cơ sở.
(2) Ghi tên cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ: Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan Công an, cơ quan chuyên môn về xây dựng trực tiếp quản lý cơ sở.
(3) Đánh giá kết quả thực hiện:
– Trách nhiệm về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của người đứng đầu cơ sở theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
– Nội dung và kết quả tự kiểm tra định kỳ về phòng cháy, chữa cháy của cơ sở;
– Việc bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo quy định;
– Việc thực hiện bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với cơ sở thuộc diện phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc;
– Các sơ hở, thiếu sót, vi phạm về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ được phát hiện trong quá trình kiểm tra; cam kết thời hạn khắc phục sơ hở, thiếu sót về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
(4) Ghi những đề xuất với cơ quan quản lý (nếu có).
2. Tải về mẫu Báo cáo kết quả thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ (Mẫu số PC04)
Nếu bạn muốn tải về mẫu Báo cáo kết quả thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ (Mẫu số PC04), bạn có thể tham khảo các dịch vụ pháp lý của VN Law Firm tại Website: LawFirm.Vn hoặc mẫu văn bản được cung cấp dưới đây (có dạng PDF hoặc Word), giúp bạn dễ dàng chỉnh sửa và sử dụng theo nhu cầu của mình.
Báo cáo kết quả thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ (Mẫu số PC04) (File Word):
Báo cáo kết quả thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ (Mẫu số PC04) (File PDF):

3. Hồ sơ về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ gồm những gì?
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 105/2025/NĐ-CP, hồ sơ về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của cơ sở gồm các tài liệu sau:
a) Phiếu thông tin của cơ sở theo Mẫu số PC01;
b) Nội quy phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ;
c) Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy hoặc văn bản thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy, văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan quản lý chuyên ngành đối với công trình thuộc diện phải thẩm duyệt thiết kế, thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;
d) Quyết định thành lập Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở hoặc Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành hoặc văn bản phân công người thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tại cơ sở; thông báo kết quả huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ;
đ) Phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của cơ sở theo Mẫu số PC06;
e) Sổ theo dõi phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an;
g) Biên bản tự kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy của cơ sở theo Mẫu số PC02;
h) Báo cáo kết quả thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của cơ sở theo Mẫu số PC04;
i) Giấy Chứng nhận bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với cơ sở phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc;
k) Bản vẽ hoàn công hệ thống, hạng mục liên quan đến phòng cháy và chữa cháy đối với công trình thuộc diện phải thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;
l) Thông báo kết quả xác minh, giải quyết vụ cháy của cơ quan Công an (nếu có);
m) Biên bản kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan Công an, cơ quan chuyên môn về xây dựng trực tiếp quản lý cơ sở;
n) Biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt vi phạm hành chính về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động, phục hồi hoạt động của người có thẩm quyền, văn bản kiến nghị về phòng cháy, chữa cháy của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan Công an, cơ quan chuyên môn về xây dựng trực tiếp quản lý cơ sở (nếu có);
o) Văn bản thể hiện việc phân công người thực hiện kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy tại cơ sở (nếu có).
Người đứng đầu cơ sở lập, quản lý, cập nhật hồ sơ về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của cơ sở gồm các tài liệu quy định trên.
Cơ quan quản lý chuyên ngành lập hồ sơ quản lý về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đối với cơ sở thuộc diện quản lý theo quy định sau:
– Cơ quan chuyên môn về xây dựng lập hồ sơ quản lý về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đối với cơ sở thuộc phạm vi quản lý gồm các tài liệu quy định tại các điểm h, k, m, n và điểm o nêu trên;
– Cơ quan Công an lập hồ sơ quản lý về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đối với cơ sở thuộc phạm vi quản lý gồm các tài liệu quy định tại các điểm a, h, k, l, m, n và điểm o nêu trên, các tài liệu khác theo quy định về công tác hồ sơ nghiệp vụ Công an nhân dân;
– Ủy ban nhân dân cấp xã lập hồ sơ quản lý về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đối với cơ sở thuộc phạm vi quản lý gồm các tài liệu quy định tại các điểm a, h, k, l, m, n và điểm o nêu trên.
Lưu ý:
– Tài liệu có trong hồ sơ quy định trên được lưu trữ dưới dạng tài liệu giấy hoặc tài liệu điện tử hoặc kết hợp tài liệu giấy và tài liệu điện tử theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
– Tài liệu quy định tại các điểm g, h, i, l và điểm n nêu trên được lưu trữ tối thiểu 05 năm kể từ năm lập, ban hành.