1. Kiểu pháp luật
1.1. Khái niệm kiểu pháp luật
Kiểu pháp luật là tổng thể những dấu hiệu, đặc trưng cơ bản của pháp luật, thể hiện bản chất và những điều kiện tồn tại và phát triển của pháp luật tương ứng với 1 hình thái kinh tế – xã hội nhất định.
1.2. Các kiểu pháp luật đã từng tồn tại trong lịch sử
– Kiểu pháp luật chủ nô:
Thể hiện sự bóc lột và đàn áp dã man của chủ nô đối với nô lệ– lực lượng lao động chủ yếu trong xã hội.
– Kiểu pháp luật Phong kiến:
Là ý chí của tầng lớp địa chủ được nâng lên thành luật. Vì vậy nó công khai bảo vệ chế độ tư hữu của giai cấp phong kiến đối với đất đai và bóc lột địa tô, bảo vệ cách thống trị về chính trị và tư tưởng của giai cấp phong kiến, pháp luật phong kiến quy định về những hình phạt dã man, tàn bạo, nhục mạ con người.
– Kiểu pháp luật tự sản:
Là công cụ bảo vệ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, pháp luật tư sản không quy định công khai về hình thức bóc lột như pháp luật chủ nổ và pháp luật phong kiến mà được thể hiện dưới hình thức tinh vi hơn. PL tư sản quy định về tự do, dân chủ của công dân , nhưng thực tế vẫn còn sự phân biệt đối xử, phân biệt chủng tộc, màu da... Pháp luật tư sản thể hiện đầy đủ tính đồng bộ, có kỹ thuật lập pháp cao và đã thể hiện tính pháp chế.
– Kiểu pháp luật XHCN:
Thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, là lực lượng chiếm đa số trong đời sống xã hội. Những quy định của pháp luật XHCN nhằm hạn chế sự bóc lột, xóa bỏ chế độ sở hữu tư hữu về tư liệu sản xuất, xóa bỏ giai cấp. Pháp luật đã quy định và bảo đảm trên thực tế quyền tự do dân chủ nhân dân, vì vậy pháp luật XHCN được mọi người tôn trọng và tự giác thực hiện.
2. Hình thức pháp luật
2.1. Khái niệm hình thức pháp luật
Là cách thức mà giai cấp thống trị sử dụng để nâng ý chí của giai cấp mình lên thành pháp luật.
2.2. Các hình thức pháp luật
2.2.1. Tập quán pháp
Là hình thức xuất hiện sớm nhất và được sử dụng nhiều trong nhà nước chủ nô và nhà nước phong kiến. Cơ sở để hình thành pháp luật chính là những tập quán đã được lưu truyền trong xã hội, phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị, được thừa nhận, phê chuẩn và nâng chúng thành pháp luật.
Nhìn chung các tập quán được hình thành một cách tự phát , chậm thay đổi và thường có tính cục bộ, tuy nhiên cũng có những tập quán tiến bộ thể hiện truyền thống và đạo đức dân tộc. Có tác dụng tốt trong việc hình thành tính cách con người mới XHCN và làm phong phú đời sống văn hoá nhân dân.
2.2.2. Tiền lệ pháp
Là hình thức Nhà nước thừa nhận các quyết định cơ quan hành chính hoặc cơ quan xét xử cấp trên khi giải quyết các vụ việc cụ thể làm cơ sở để áp dụng đối với các trường hợp tương tự.
Hình thức này xuất phát từ hoạt động của cơ quan hành pháp và tư pháp. Tuy nhiên nó dễ tạo ra sự tuỳ tiện, không phù hợp với những nguyên tắc của pháp chế XHCN.
2.2.3. Văn bản pháp luật
Là hình thức pháp luật tiến bộ nhất , là hình thức cơ bản của pháp luật XHCN. Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục và trình tự do luật định, trong đó có các quy tắc xử sự chung được Nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội.
* Đặc điểm:
– Do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành;
– Có chứa đựng những quy tắc xử sự chung (các quy phạm pháp luật);
– Được áp dụng nhiều lần trong cuộc sống trong mọi trường hợp khi có sự kiện pháp lý xảy ra;
– Tên gọi, nội dung và trình tự ban hành văn bản được quy định cụ thể trong pháp luật.
Xem thêm: Phương pháp IRAC là gì?