Khấu trừ thuế thu nhập cá nhân (TNCN) mang lại một nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước. Bài viết sau sẽ gửi đến bạn đọc thông tin liên quan về khấu trừ thuế TNCN.
1. Khấu trừ thuế TNCN là gì?
Thuế TNCN được hiểu là một loại thuế thu trực tiếp dựa trên thu nhập mà cá nhân kiếm được, người có thu nhập càng cao, thì số tiền thuế phải nộp cho Nhà nước càng cao.
Căn cứ khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 92/2015/TT-BTC, theo đó khấu trừ thuế TNCN được hiểu là việc cá nhân, tổ chức có nghĩa vụ phải trả một khoản tiền cho nhà nước phát sinh từ thu nhập của mình.
Căn cứ tại Phụ lục: 01/PL-TNCN Thông tư số 111/2013/TT-BTC Bộ Tài chính, thuế thu nhập cá nhân là một loại thuế mang tính trực thu, đánh vào cá nhân có thu nhập cao trong xã hội, thuế thu nhập cá nhân có tính chất lũy tiến từng phần và tăng dần, tức thu nhập càng cao thuế càng cao, dao động từ 05% – 35% dựa trên thu nhập.
2. Tại sao phải khấu trừ thuế TNCN?
Việc đóng thuế thu nhập cá nhân là nghĩa vụ của mỗi công dân bởi những lý do sau:
– Phân phối nguồn lực: Thuế thu nhập cá nhân là nguồn thu nhập chính của ngân sách nhà nước, đóng góp vào việc duy trì cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế, an ninh, và các dịch vụ công cộng khác.
– Giảm thiểu khoảng cách giàu nghèo: Hệ thống thuế TNCN được thiết kế để có sự công bằng, mức độ đóng thuế phản ánh khả năng tài chính của từng cá nhân. Người có thu nhập cao hơn thường phải đóng nhiều hơn, giúp giảm thiểu sự chênh lệch giàu nghèo trong xã hội
– Kiểm soát thu nhập: Thông qua khấu trừ thuế Nhà nước có thể kiểm soát được thu nhập của Công dân, nhằm tạo ra các chính sách, định hướng để phát triển kinh tế xã hội
– Thúc Đẩy Trách Nhiệm Cộng Đồng: Việc đóng thuế TNCN cũng là một cách để thúc đẩy trách nhiệm cộng đồng. Bằng cách đóng góp vào ngân sách công, mỗi cá nhân đều góp phần vào việc xây dựng và duy trì cộng đồng, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và tạo ra môi trường thuận lợi cho tất cả.
3. Không phát sinh khấu trừ có phải khai thuế TNCN không?
Nhìn chung, chỉ những tổ chức, cá nhân phát sinh trả thu nhập chịu thuế TNCN thì mới phải khai thuế TNCN.
Trước đây, theo điểm a.1 Khoản 1 Điều 16 Thông tư 156/2013/TT-BTC, cá nhân/tổ chức trả thu nhập có phát sinh khấu trừ thuế TNCN thì khai thuế theo tháng hoặc theo quý. Nếu trong tháng/quý đó không phát sinh khấu trừ thuế TNCN thì không phải khai thuế. Thông tư này hiện đã hết hiệu lực thi hành.
Hiện nay, theo Công văn số 2393/TCT-DNNCN ngày 01/7/2021 của Tổng Cục thuế có quy định, chỉ trong trường hợp cá nhân/tổ chức phát sinh thu nhập chịu thuế TNCN thì mới thuộc diện phải khai thuế TNCN.
Do đó, nếu cá nhân/tổ chức không phát sinh trả thu nhập chịu thuế TNCN thì không thuộc diện điều chỉnh Luật thuế TNCN và không phải khai thuế TNCN của tháng/quý.
4. Không khai thuế TNCN bị phạt thế nào?
Theo Điều 13 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP, hành vi không khai thuế TNCN có thể bị xử phạt như sau:
Mức phạt |
Hành vi vi phạm |
Biện pháp khắc phục hậu quả |
Cảnh cáo |
Nộp hồ sơ khai thuế quá hạn 01 – 05 ngày, có tình tiết giảm nhẹ |
Buộc người vi phạm phải nộp đủ số tiền chậm nộp thuế |
02 – 05 triệu đồng |
Nộp hồ sơ khai thuế quá hạn 01 – 30 ngày, trừ trường hợp quá hạn 01 – 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ |
Buộc người vi phạm phải nộp đủ số tiền chậm nộp thuế |
05 – 08 triệu đồng |
Nộp hồ sơ khai thuế quá hạn 31 – 60 ngày |
Buộc người vi phạm phải nộp đủ số tiền chậm nộp thuế |
08 – 15 triệu đồng |
– Nộp hồ sơ khai thuế quá hạn 61 – 90 ngày – Nộp hồ sơ khai thuế quá hạn > 91 ngày nhưng không phát sinh thuế phải nộp – Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh thuế phải nộp – Không nộp phụ lục theo quy đính kèm quyết toán thuế TNDN |
Buộc người vi phạm phải nộp đủ số tiền chậm nộp thuế Buộc nộp hồ sơ khai thuế, phụ lục kèm theo hồ sơ khai thuế (đối với trường hợp không nộp phụ lục) |
15 – 25 triệu đồng |
Nộp hồ sơ quá hạn > 90 ngày, phát sinh thuế phải nộp và đã nộp thuế + lãi chậm nộp trước khi Nhà nước kiểm tra, thanh tra thuế/lập biên bản về việc chậm nộp hồ sơ. |
Buộc người vi phạm phải nộp đủ số tiền chậm nộp thuế |