1. Khái niệm quá trình nhận thức
Quá trình nhận thức là quá trình tâm lý phản ánh hiện thực khách quan và bản thân con người thông qua các cơ quan cảm giác và dựa trên những hiểu biết, vốn liếng, kinh nghiệm đã cố của bản thân.
Hoạt động nhận thức hiện thực khách quan diễn ra ở các mức độ khác nhau, được hiểu hiện qua các quá trình nhận thức sau:
Nhận thức cảm tính là quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính, những đặc điểm bể ngoài của sự vật hiện tượng khi chúng tác động trực tiếp lên các giác quan của con người. Nhận thức cảm tính đem lại những hình ảnh cụ thể về sự vật, hiện tượng đang tác động vào chúng ta. Nhờ có nhận thức cảm tính, con người có thể nhận biết được sự tồn tại của thế giới xung quanh. Nhận thức cảm tính bao gồm hai mức độ: cảm giác và tri giác.
Nhận thức không chỉ hướng tới những sự vật hiện tượng đang tác động vào con người, mà còn được hướng về quá khứ, đó là quá trình nhận thức trí nhớ. Trí nhớ giúp cho con người ghi nhớ, lưu giữ và làm tái hiện lại toàn bộ những kinh nghiệm, hiểu biết, ấn tượng… mà họ đã trải qua trong hoạt động sống của mình. Trí nhớ được coi là quá trình nhận thức trung gian, là chiếc cầu nối nhận thức cảm tính với nhận thức lý tính. Bởi lẽ, toàn bộ sản phẩm của nhận thức cảm tính, sẽ được trí nhớ lưu giữ để làm nguyên liệu cho nhận thức lý tính.
Con người luôn luôn suy nghĩ, tìm kiếm và sáng tạo, đó chính là quá trình nhận thức lý tính (bao gồm tư duy và tưởng tượng). Rằng các thao tác của tư duy (phân tích, so sánh, tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá), con người nhận thức được những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ, các quy luật của các sự vật hiện tượng. Quá trình nhận thức tưởng tượng giúp cho con người có thể dựa trên các kinh nghiệm, vốn sống đã có, xây dựng và sáng tạo nên những hình ảnh, biểu tượng hoàn toàn mới, chưa từng có trong kinh nghiệm của họ. Tư duy và tưởng tượng giúp con người khám phá được bản chất của thế giới khách quan, không ngừng sáng tạo, làm ra những điều
kỳ diệu phục vụ cho lợi ích của mình.
2. Đặc điểm của hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp
Hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp được hướng vào những mục đích đặc biệt, đó là:
– Thu thập các thông tin cần thiết có liên quan đến vụ án đã xảy ra.
– Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, đánh giá các thông tin đó để làm sáng tỏ vụ án: làm sáng tỏ động cơ, mục đích, diễn biến, hậu quả của tội phạm qua đó xác định được mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.
– Hiểu được các diễn biến tâm lý và các đặc điểm về nhân cách của người phạm tội và những người tham gia tố tụng khác.
– Xác định thời hạn, cũng như các biện pháp giáo dục, cải tạo, cảm hoá phù hợp đối với người phạm tội.
Hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp mang tính gián tiếp cao. Hoạt động nhận thức ưong hoạt động tư pháp chỉ được tiến hành khi một hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc có dấu hiệu phạm tội đã được thực hiện. Như vậy, hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp hướng tới nhận thức một sự việc đã xảy ra trong quá khứ dựa trên những thông tin thu thập được. Toàn bộ diễn biến của hành vi phạm tội được nhận thức một cách gián tiếp. Thông qua việc thu thập, đánh giá, phân tích các chứng cứ đã thu thập được (như lời khai, vật chứng…) người cán bộ tư pháp hình dung lại toàn bộ diễn biến của vụ án đã xảy ra.
– Khi tiến hành hoạt động nhận thức, người cán bộ tư pháp phải thu thập và xử lý một khối lượng thông tin lớn từ nhiều nguồn khác nhau. Trong đó có cả những thông tin không cần thiết cho hoạt động. Do đó, cần phải có quá trình chọn lọc và loại bỏ các thông tin thừa. Đây là quá trình rất phức tạp, đòi hỏi ở người cán bộ tư pháp tư duy sắc bén, nhạy cảm, trí tưởng tượng phong phú và trí nhớ tốt.
– Quá trình nhận thức trong hoạt động tư pháp mang màu sắc xúc cảm cao.
Hoạt động nhận thức gây những căng thẳng nhất định về tâm lý cho người cán bộ tư pháp. Trạng thái xúc cảm này có thể làm tăng tính tích cực của hoạt động nhận thức, cũng có thể dẫn tới những ức chế, khó khăn nhất định.
– Việc tiến hành nhận thức bị hạn chế về mặt thời gian. Pháp luật quy định cụ thể thời hạn đối với quá trình điều tra và xét xử vụ án