Hiệp định về quy tắc xuất xứ (Rule Of Origin-ROO)
Tiêu chí về xuất xứ hàng hóa là một trong các điều kiện tiên quyết để hàng hóa được hưởng những ưu đãi từ những cam kết cắt giảm thuế mang lại trong WTO, do đó việc hiểu rõ quy tắc xuất xứ và các tiêu chí là vô cùng cần thiết đối với các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế. Ngoài ra, quy tắc xuất xứ ưu đãi cũng có thể được sử dụng như một biện pháp bảo hộ sản xuất trong nước do việc đặt ra những tiêu chí đặc thù để hàng hóa nhập khẩu khó đáp ứng được mặc dù hàng rào thuế quan đã bị bãi bỏ.
1. Định nghĩa về các hình thức xuất xứ hàng hóa
Có bốn loại quy tắc xuất xứ cho hàng hóa: (i) Quy tắc: xuất xứ hàng hóa thuần túy; (ii) Quy tắc: xuất xứ xác định theo hàm lượng giá trị gia tăng của hàng hóa; (ii) Quy tắc xuất xứ hàng hóa xác định theo chuyển đổi mã số thuế của hàng hóa: (iv) Quy tắc xuất xứ cho từng mặt hàng cụ thể theo quy trình sản xuất.
Hàng hóa có xuất xứ thuần túy là hàng hóa hoàn toàN được nuôi trồng, thu hoạch hoặc hoàn toàn được sản xuất trong một quốc gia (không có nguyên liệu nhập khẩu). Loại hàng hóa này thuộc về quy tắc xuất xứ số (i).
Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy là hàng hóa được tạo ra bằng việc kết hợp nguyên liệu hoặc trải qua quá trình sản xuất của ít nhất hai quốc gia (có nguyên liệu nhập khẩu) và sẽ có xuất xứ của quốc gia mà tại đó hàng hóa đã trải qua quá trình chuyển đổi cơ bản cuối cùng. Loại hàng hóa này được liệt vào ba quy tắc xuất xứ cuối.
2. Phương pháp xác định xuất xứ hàng hóa
Sự chuyển đổi xuất xứ cơ bản được xác định bằng ba phương pháp chính sau: (i) Chuyển đổi mã số thuế hàng hóa (CTC); (ii) Giá trị gia tăng của hàng hóa (VA); (iii) Quy trình sản xuất của sản phẩm (SP).
2.1 Phương pháp xác định xuất xứ theo chuyển đổi mã số thuế của hàng hóa (Code Transfer of Commodity, CTC)
Theo phương pháp CTC, sản phẩm có xuất xứ khác nhau căn cứ vào nơi sản phẩm này có sự chuyển đổi về mã số thuế HS (mã số thuế hài hoà trong biểu thuế quan hiện hành, HS 8 chữ số) dựa trên một trong các mức thay đổi sau:
Chuyển đổi Chương Chapter Change, CC): Hàng hóa được công nhận xuất xứ khi nguyên liệu để sản xuất hàng hóa đó qua quá trình sản xuất có sự chuyển đổi từ chương này sang chương khác của biểu thuế xuất nhập khẩu. Ví dụ: sản phẩm thịt tươi sống được nhập khầu thuộc chương 2 trong biểu thuê, sau khi được chế biến đóng hộp, khi xuất khẩu sản phẩm sẽ được áp mã số thuế thuộc chương 16. Do vậy, sản phẩm sẽ được áp mã số thuế thuộc chương 16, Do đó, sản phảm được công nhận xuất xứ tại nước diễn ra quá trình chế biến đóng hộp.
Chuyển đổi Nhóm thuế (Change of Tarrif Hamonizia Lion. CTH): là mức độ thay đổi ở bốn số đầu tiên trong mã số thuê HS. Ví dụ: chuyển đổi sản phẩm thép mã 7210 từ nguyên liệu thép có mã 7208.
Chuyển đổi Phân nhóm (CTSH): là mức độ thay đổi ở mức sáu số.
Chuyển đổi Dòng thuế: là mức độ thay đổi ở cả tám sổ,
Ưu điểm của phương pháp này là tương đối dễ thực hiện, giải thích một cách rõ ràng các tiêu chuẩn cần phải thoả mãn và cho phép nhà sản xuất lựa chọn phương pháp sản xuất hiệu quả nhất để đáp ứng tiêu chuẩn về xuất xứ.
Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là có thể gây tranh cãi về việc phân loại một hàng hóa; mã HS được hình thành là để phân loại hàng hóa khi áp thuê xuất nhập khẩu, do đó không được thiết kế cho việc cấp xuất xứ, không phản ánh những quy trình sản xuất thực tế, không điều chỉnh các ngành hoặc các sản phẩm như nhau bởi sự chuyển đổi cơ bản là khác nhau giữa các chương.
2.2. Phương pháp xa đình xuất xứ theo giá trị gia tăng (VA) của hàng hóa
Phương pháp giá trị gia tăng có thể được xác định bằng hai cách: (i) Hàm lượng giá trị khu vực hoặc trong nước (PVC) là tỷ lệ phần trăm giá trị tối thiểu phải có được thêm vào ở nước xuất khẩu; (ii) Hàm lượng nhập kháu được tính bằng sự chênh lệch giữa giá trị của hàng hóa cuối cùng (thể hiện bảng giá FOB hoặc giá xuất xưởng) và các chi phí đầu vào được nhập khẩu.
Quy tắc chung giá trị gia tăng trong nước xuất khẩu (làm lượng nước xuất khẩu):
Phương pháp gián tiếp:
FOB: Giá trị hàng hóa
VOM: Giá trị nguyên liệu trong nước
VNM: Giá trị nguyên liệu nhập khẩu
VUM: Giá trị nguyên liệu không xác định được xuất xứ
Ưu điểm:
– Rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu;
– Ngưỡng hàm lương giá trị gia tăng có thể được áp dụng cho tất cả các hàng hóa.
– Đàm phán nhanh và dễ dàng.
Nhược điểm:
– Việc tính toán có thể dẫn đi những cách hiệu khác nhau và có thể gây nhầm lẫn và dễ tranh cãi:
– Khó áp dụng cho những sản xuất nhỏ và việc tính chi phí phân bổ;
– Dễ bị ảnh hưởng bởi sự lên xuống của tỷ giá hối đoái và giá nguyên liệu trên thị trường:
– Ngưỡng tối thiểu là tùy tiện, do vậy cần phải có những quy tắc bổ sung.
2.3 Phương pháp chuyển đổi cơ bản qua quy trình sản xuất (SP)
Theo phương pháp này, sản phẩm phải trải qua một số quy trình hoặc yêu cầu về mặt kỹ thuật trong quá trình sản xuất ở nước xuất khẩu. Phương pháp này cũng có thể yêu cầu hoặc cấm sử dụng một số nguyên liệu đầu vào nhất định và/hoặc một số công đoạn gia công nhất định trong quá trình sản xuất sản phẩm.
Quy tắc xuất xứ xác định theo từng công đoạn sản xuất chỉ áp dụng với một số sản phẩm đặc thù như sắt thép, dệt may khi mà quá trình sản xuất sản phẩm trải qua rất nhiều công đoạn khác nhau trước khi hình thành sản phẩm cuối cùng. Quy tắc này tương đối phức tạp và cụ thể đối với từng sản phẩm cụ thể và được quy định chi tiết các bước sản xuất để được công nhận xuất xử đối với hàng hóa.
Việc tìm hiểu và nắm vững các quy tắc xuất xứ ưu đãi để tận dụng được những ưu đãi mà WTO mang lại là rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn đề quy tắc xuất xử cùng rất phức tạp và cụ thể, đòi hỏi doanh nghiệp cần nắm vững từng yêu cầu xuất xứ đối với các mặt hàng sản xuất kinh doanh của mình, như vậy mới có thể tận dụng được lợi ích do tự do hoá thương mại mang lại.