1. Hàng rào kỹ thuật trong thương mại
1.1. Khái niệm
Để điều chỉnh những vấn đề kỹ thuật của hàng hóa trong thương mại giữa các nước thành viên. WTO có Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Technical Barierrs to Trade, TBT). Các quy định về mặt kỹ thuật và các tiêu chuẩn công nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế, nhưng mỗi nước lại đưa ra quá nhiều các quy định và tiêu chuẩn khác nhau về sản phẩm nhập khẩu vào nước mình. Việc này, do vậy, thường gây ra khó khăn cho các nhà sản xuất và xuất khẩu. Nếu các tiêu chuẩn được quy định một cách tùy tiện thi chúng có thể được sử dụng như là phương tiện bảo hộ. Do đó, các tiêu chuẩn kỹ thuật có thể trở thành những rào can đối với thương mại quốc tế.
Mỗi quốc gia đều có các quy định kỹ thuật riêng về sản phẩm nhập khẩu vào nước mình, đó chính là hàng rào kỹ thuật. Trong thương mại, hàng rào kỹ thuật được xếp vào loại hàng rào phi thuế quan. Mục đích các rào cản kỹ thuật được đưa ra nhằm bảo vệ người tiêu dùng khỏi các sản phẩm hàng hóa kém chất lượng, không đảm bảo an toàn, ảnh hưởng đến môi trường (ví dụ như bật lửa, thực phẩm có chứa kháng sinh, đồ điện gia dụng, vv.). Đồng thời, các rào cản kỹ thuật sẽ làm giảm tính cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu do (i) tăng chi phí kiểm tra, kiểm định hàng hóa; (ii) tăng chi phí lưu kho, bảo quản, (iii) tăng khả năng hàng hóa bị hư hỏng, bị thất thoát (đối với hàng hóa tươi sống). Do vậy, hàng rào này sẽ hạn chế hàng hóa nhập khẩu của các nước khác.
Ví dụ ở Việt Nam, quy định về tỷ lệ nội địa hoá để bảo vệ hàng hoá trong nước chính là hàng rào kỹ thuật. Tuy nhiên, nếu theo Hiệp định TRIMs, những quy định này sẽ bị bãi bỏ ngay khi Việt Nam gia nhập WTO.
1.2. Nguyên tắc trong Hiệp định TBT
Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại của WT0 đề ra các nguyên tắc chính là: (i) không phân biệt đối xử, (ii) không cản trở thương mại, (iii) công khai minh bạch về các biện pháp kỹ thuật mà các nước sử dụng, (iv) hài hoà tiêu chuẩn quốc gia với các tiêu chuẩn quốc tế, (v) thừa nhận các kết quả thử nghiệm, kiểm tra, giám định chất lượng… của nhau.
Các bên tham gia cam kết không được sử dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật gây cản trở hoạt động thương mại (tức là không được tạo ra các rào cản đối với thương mại) bằng cách: (i) minh bạch hoá các quy định theo các nguyên tắc xây dựng chung: (ii) phân định rõ các tiêu chuẩn kỹ thuật và quy định kỹ thuật; (iii) hàng hóa phải được đối xử bình đẳng: (iv) xây dựng hệ thống hỏi đáp thông tin về các yêu cầu kỹ thuật đối với sản phẩm hàng hóa ở mỗi nước (điểm hỏi đáp); (v) các hàng hóa chỉ có thể thiết lập các yêu cầu kỹ thuật khi liên quan đến vệ sinh, an toàn, điều kiện máy trường…
Như vậy, các quy định về chất lượng, tiêu chuẩn hàng hóa phải đảm bảo có sự đối xử bình đẳng giữa các nước thành viên WTO, giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa nhập khẩu. Để tránh có sự chênh lệch quá lớn, Hiệp định TBT khuyến khích các nước áp dụng những tiêu chuẩn quốc tế khi chúng tỏ ra phù hợp. Tuy nhiên, Hiệp định TBT không bắt buộc các nước phải áp dụng tiêu chuẩn quốc tế một cách như nhau mà không cho phép các nước đưa ra yêu cầu cao hơn tiêu chuẩn quốc tế. Hiệp định TBT thừa nhận quyền của các thành viên được đưa ra những chuẩn mực mà họ cho là thích hợp, chẳng hạn để bảo vệ sức khoẻ và cuộc sống của người và động vật, để bảo tồn các loài thực vật, bảo vệ môi trường hay các quyền lợi khác của người tiêu dùng. Hơn nữa, các nước thành viên cũng không bị cấm sử dụng các biện pháp cần thiết để đảm bảo việc tuân thủ các chuẩn mực này.
Hiệp định cũng bao gồm một bộ luật ứng xử quy định việc soạn thảo, thông qua và áp dụng các tiêu chuẩn của các cơ quan trung ương của các thành viên. Trong Hiệp định TBT còn có quy định về cách thức các kỳ quan địa phương vị các tổ chức phi chính phủ (NGO) được áp dụng các quy định riêng của mình trong khuôn khổ các nguyên tắc áp dụng cho các cơ quan trung ương.
2. TBT và vấn đề xuất khẩu của Việt Nam
Với các nguyên tắc của Hiệp định TBT, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang các nước sẽ được đối xử bình đẳng với tất cả hàng hóa của các nước xuất khẩu khác cũng như với hàng hóa của nước nhập khẩu. Điều này sẽ tạo thêm cơ hội mở rộng thị trường với các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, để thâm nhập được vào những thị trường lớn với yêu cầu khắt khe, các doanh nghiệp Việt Nam phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của họ. Được bình đẳng ở các nước khác đồng nghĩa với việc phải đảm bảo bình đẳng ở trong nước,
Hiện nay, quy định của WTO không bắt buộc các nước phải ap dụng tiêu chuẩn quốc tế như nhau do trình độ phát triển khác nhau. Nhưng nếu áp dụng tiêu chuẩn hàng hóa dưới mức tiêu chuẩn quốc tế sẽ khiến người tiêu dùng không an toàn trong sử dụng hàng hóa. Mặt khác, khi tiêu chuẩn quá thấp, hàng hóa nước ngoài tràn vào sẽ khiến cho người tiêu dùng Việt Nam không được bảo vệ, các doanh nghiệp Việt Nam khó giữ được ngay cả trên “sân nhà”.
Hiện nay, Chính phủ đã thành lập Ban chỉ đạo liên ngành về TBT gồm đại diện của 15 bộ, ngành có chức năng tư vấn cho Chính phủ và các cơ quan có liên quan trong việc thực thi các nghĩa vụ cũng như cam kết đối với Hiệp định TBT Văn phòng TBT Việt Nam cũng được thành lập làm đầu mối thông tin. Về nhía các bộ, ngành của Việt Nam, Văn phòng TBT của từng bộ cũng đã được xây dựng có nhiệm vụ chính là xây dựng một số rào cản nhằm bảo vệ le ích của người tiêu dùng và một số ngành có kim ngạch xuất khẩu cao. Hiện tại ở Việt Nam, tại 12 bộ và 64 tỉnh thành phố đều đã có cơ quan thông báo hỏi đáp về hàng rào kỹ thuật. Ví dụ, Bộ Công thương tổ chức triển khai việc rà soát toàn bộ hệ thống tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật, thử nghiệm cho bốn ngành: hoá chất (phân bón, cao su), thép, thiết bị điện và dệt may và đề xuất một quy định kỹ thuật liên quan đến TBT. Đây là bốn ngành có ảnh hưởng lớn khi Việt Nam gia nhập WTO.
Về phía các doanh nghiệp, để có thể vượt qua các rào cản của TBT, các chuyên gia khuyến cáo, các doanh nghiệp cần không ngừng đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, xây dựng các tiêu chuẩn sản phẩm ngang tầm khu vực và thế giới. Theo các chuyên gia, hiện nay các nước hay áp dụng tiêu chuẩn chia theo ba nhóm ở châu Á chọn bộ tiêu chuẩn của Nhật Bản, ở Bắc Mỹ nên chọn bộ tiêu chuẩn Mỹ và ở châu Âu lựa chọn bộ tiêu chuẩn chung của EU.
Hiện nay các quốc gia thường áp dụng các rào cản kỹ thuật đối với hàng nhập khẩu là Nhật Bản, Mỹ, EU. Trong đó, Nhật Bản thường yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật cao do hệ thống tiêu chuẩn của họ có những chuẩn riêng, không theo hệ thống IS). Các tiêu chuẩn của Mỹ về môi trường rất khắc nghiệt, các yêu cầu về an toàn cũng rất khác nhau giữa các bang. Còn với EU lại tuân theo các tiêu chuẩn bảo vệ người tiêu dùng (tồn dư hoá chất, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật)… Tùy từng thị trường mà các doanh nghiệp xác định hướng cho phù hợp. Ngoài ra, các doanh nghiệp nên tăng cường hiện kể trao đổi thông tin thông qua các hiệp hội để có tiếng nói chung gửi đè11 tỷ quan quản lý thu ni bảo tính chính xác, cân bằng quyền lại…; chủ động nghiên cứu, đề xuất với các cơ quan quản lý các biện pháp, chính sách phù hợp hỗ trợ bảo vệ sản xuất.