1. Khái niệm trị giá hải quan
1.1. Định nghĩa trị giá hải quan
Trị giá hải quan là giá trị hàng hóa được xác định theo một phương pháp nhất định, làm cơ sở cho việc tính toán thuế hàng hóa nhập khẩu. Có nhiều phương pháp xác định giá trị hàng hóa nhập khẩu khác nhau, nhưng có ba phương pháp được áp dụng phổ biến nhất.
1.2 Các phương pháp xác định trị giá hải quan
1.2.1. Xác định theo Định nghĩa Brussels (Brussels Definition of Value, BDV)
Để đưa ra một phương pháp xác định trị giá hải quan công bằng, ổn định, nhóm nghiên cứu hải quan thuộc các nước châu Âu đã được thành lập năm 1947 tại Brussels. Kết quả là tại hội nghị quốc tế của các nước châu Âu tổ chức vào năm 1950 ở Brussels, phương pháp xác định trị giá BDV đã được thông qua và có hiệu lực từ ngày 23/7/1953.
Theo kết quả Hội nghị này, trị giá hải quan được xác định theo phương pháp trị giá thông thường hay “trị giá mà hàng hóa có thể bán được”. Trị giá thông thường là giá bán thông thường của hàng hóa, được tính toán dựa trên cơ sở giá ca ở thị trường trong nước của nước xuất khẩu. Khái niệm này hàm ý tồn tại “giá ước lượng” mà hải quan có thể xác định dựa vào các thông tin sẵn có, có tính đến cả các điều kiện và tình huống liên quan tới giao dịch cụ thể được định giá.
Như vậy, cách xác định này chưa thật sự khoa học, vì nó chưa thể bao hàm hết các chi phí mà người mua phải thanh toán cho người bán. đồng thời chính phủ các nước đã can thiệp quả mức vào quá trình xác định trị giá hải quan. Chính vì vậy, nó chị được một số nước châu Âu áp dụng cho đến khi có Hiệp định GATT 1994. Cách xác định theo BDV hiện nay vẫn còn được một số nước trên thế giới sử dụng để tính trị giá hàng nhập khẩu.
1.2.2. Xác định theo Hiệp định Trị giá GATT/WTO 1994
Hiệp định Trị giá GATT 1994 còn có tên là Hiệp định thực hiện Điều VII của GATT hay Hiệp định ACV 1994 (Agreement of Customs Valuation). Theo đó, trị giá hải quan hay còn gọi là trị giá tính thuế được xác: định dựa trên giá trị giao dịch của hàng hóa. Trị giá giao dịch là trị giá thực tế mà nhà nhập khẩu đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán khi mua hàng cộng với một số khoan được điều chỉnh. Hiệp định còn nói rõ thêm rằng, giá trị này chưa bao gồm lệ phí và thuế của nước nhập khẩu, chi phí vận tải và một số loại thanh toán cho dịch vụ sau khi nhập hàng.
1.2.3. Các phương pháp xác định trị giá hai quan của những thước không chấp nhận BIDV và chưa tham gia Hiệp định GATT 1994
Mỗi một nước trong nhóm này đã xây dựng cho mình một phương pháp riêng tuỳ thuộc vào đội ngũ cán bộ, hội trường pháp lý, cán đòi xuất nhập. Ví dụ, cách xác định trị giá tối thiểu. Trị giá tối thiểu là giá trị hàng hóa được cơ quan quản lý ân định không cần xem xét giá mà người nhập khẩu phải trả thực tế để nua hang, mà chỉ căn cứ vào bảng giá tối thiểu để tính thuế cho hàng hóa.
2. Hiệp định Trị giá hải quan GATT/WTO 1994
2.1. Lịch sử hình thành Hiệp định Trị giá hải quan GATT/WTO 1994
Quá trình để đi đến Hiệp định Trị giá hải quan (ACV) hiện hành khá dài và quanh co. Trong Hiệp định GATT 1947, vấn đề xác định trị giá tính thuế đã được quy định trong Điều VII, đưa ra một nguyên tắc chung về xác định trị giá hải quan cho tất cả các nước tham gia ký kết. Đó là giá trị hải quan của hàng nhập khẩu cần dựa vào giá trị thực tế”. Song cho phép các quốc gia có sự linh hoạt đáng kể trong việc xác định “giá trị thực tế của hàng nhập khẩu, do đó cho phép các bên ký kết GATT sử dụng các tách định giá khác nhau. Vậy là, hệ thống xác định trị giá hải quan chung trên thế giới vẫn chưa thoát khỏi khó khàn lớn là tính thiếu thống nhất trong phương pháp định giá cụ thể.
Đến năm 1951, Công ước Brussels về trị giá hải quan ra đời để giải quyết những khó khăn của GATT-1947, Công ước này được điều hành bởi Hội đồng Hợp tác hải quan. Công ước Brussels quy định trị giá hải quan là giá thông thường của hàng hóa, tức là dựa trên cơ sở giá cả ở thị trường trong nước của nước xuất khẩu để tính trị giá hàng hóa. Giá thông thường này phải được xem xét trong điều kiện cạnh tranh đầy đủ và có xét đến thời gian bán hàng, địa điểm bán hàng và số lượng, cấp độ thương mại của giao dịch bán hàng.
Từ năm 1973 đến 1979, các nước trên thế giới bắt đầu một loạt các cuộc đàm phán mới nhằm đạt được những thuận lợi trong mở rộng và tự do hoá thương mại quốc tế. Trong Vòng đàm phán Tokyo, các thành viên đã đạt được kết quả là thông qua một hiệp định mới về xác định trị giá hải quan ra đời năm 1981. Đó là Hiệp định về thực hiện Điều VII của GATT-1947 (Bộ luật về trị giá hải quan). Hiệp định này đã cụ thể hoá nguyên tắc chung của Điều VII trong GATT-1947 bằng các phương pháp xác định trị giá hải quan cụ thể đi kèm những hướng dẫn rõ ràng. Tuy nhiên, chỉ có vài bên tham gia ký kết hiệp định này.
Năm 1994, thông qua các cuộc đàm phán trong vòng đàm phán Urugoay, Bộ luật về trị giá hải quan đã tạo ra cơ sở cho Hiệp định Trị giá hải quan hiện hành (ACV), Hiệp định thực hiện Điều VII của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại năm 1994. “Sự khác biệt chủ yếu giữa Bộ luật về trị giá hải quan và Hiệp định ACV là việc bắt buộc tất cả các nước thành viên của WTO phải tham gia“. Bên cạnh đó, Hiệp định còn có thể điều khoản “Quyết định về các trường hợp hải quan có lý do để nghi ngờ tình chân thực hoặc tính chinh xác của giá trị khai báo”. Quyết định cho phép hải quan tiến hành quá trình “tham vấn”, tức là yêu cầu các nhà nhập khẩu giải thích, cung cấp chứng từ hoặc bằng chứng khác để chứng minh “giá trị đưa ra là tổng số thực tế đã trả hoặc phải trả cho hàng hóa nhập khẩu”. Nếu quan chức hải quan vẫn không hài lòng và cho rằng vẫn còn “lý do nghi ngờ” về tính chân thực hoặc tính chính xác của trị giá khai báo, họ có thể sử dụng cơ sở định giá khác được ghi trong Hiệp định.
2.2. Nội dung Hiệp định Trị giá hải quan (ACV)
2.2.1. Kết cấu
Ngoài phần lời nói đầu và giới thiệu chung, Hiệp định gồm 24 điều chia làm bốn chương và ba phụ lục: (i) Chương I: Quy định các nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan, từ Điều 1 đến Điều 17; (ii) Chương II: Quy định các vấn đề liên quan đến việc điều hành, tham vấn và việc giải quyết các tranh chấp phát sinh khi áp dụng Hiệp định, gồm Điều 18 và Điêu 19: (iii) Chương III: Những nguyên tắc đối xử đặc biệt khi áp dụng Hiệp định, được thể hiện trong Điều 20; (iv) Chương IV: Quy định những vấn đề thực hiện Hiệp định có bốn điều, gồm Điều 21, 22, 23, 24; (v) Phụ lục 1: Thể hiện những chú giải của các khoản trong Hiệp định; (v) Phụ lục 2: Quy định các cơ quan điều tra của Tổ chức Thương mại thế giới và Tổ chức Hải quan thế giới có liên quan đến việc áp dụng Hiệp định; (vii) Johụ lục 3: Quy định vé du lưu của các nước đang phát triển.
2.2.2. Các điều khoản chính trong Hiệp định ACV
Các nguyên tác và phương pháp xác: định trị giá hải quan dược quy định từ Điều 1 đến Điều 7 trong Hiệp định ACV. Trong Điều 1 của Hiệp định ACV quy định: “Trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu là trị giá giao dịch, đó là giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho những hàng hóa được bán để xuất khẩu đến nước nhập khẩu, do người nhập khẩu (người mua) trả trực tiếp hay gián tiếp cho người xuất khẩu hoặc trả cho người khác vì quyền lợi của người bán, sau khi đã cộng thêm hoặc trừ đi một số khoản tương ứng tuỳ theo quy định của luật pháp các nước”
Để có được một trị giá tính thuê chính xác, doanh nghiệp nhập khẩu phải tiến hành kê khai chi tiết và đầy đủ giá hoá đơn của hàng nhập khẩu và các khoản điều chỉnh trong Tờ khai trị giá tính thuế hàng nhập khẩu? Cơ quan hải quan căn cứ vào giá trị khai báo trong Tờ khai hải quan để tiến hành đánh thuế doanh nghiệp.
Tuy nhiên, hải quan có thể từ chối giá trị khai báo theo quy trình được quy định trong Quyết định của WTO về “Thay đổi trách nhiệm chứng minh” khi họ nghi ngờ tính chân thực hoặc chính xác của giá trị giao dịch do người nhập khẩu khai báo. Trong các trường hợp như thế, để hạn chế sự tùy tiện của hải quan trong việc quyết định giá trị tính thuế, Hiệp định vêu cầu giá trị này phải được xác dịnh bằng cách áp dụng một trong năm phương pháp phái sinh khác:
a) Phương pháp trị giá hàng giống hệt (đồng loại)
Theo Điều 11 của Hiệp định: “Nếu trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu không thể xác định theo các quy định tại Điều 5 thì trị giá hải quan là trị giá giao dịch của hàng hóa giống hệt được bán với mục đích xuất khẩu cho cùng một nước nhập khẩu vào cùng một thời điểm hay cùng kỳ với lô hàng cần phải xác định trồ giả”.
Hàng đồng loại là hàng giống nhau về mọi phương diện, đáp ứng các tiêu chí so sánh đặt ra. Đó là sự giống nhau về: (i) Tính chất vật lý; (ii) Chất lượng; (iii) Danh tiếng; (iv) Các tiêu chí khác: kỹ thuật triển khai, kỹ thuật thiết kế…, cùng sản xuất ở một nước, tháo lắp thường xuyên khi sử dụng.
Khi xác định trị giá hàng đồng loại phải: (i) Lựa chọn giao dịch sao cho thoả mãn các điều kiện; (ii) Nếu trong trường hợp có nhiều giá thì lựa chọn trị giá giao dịch thấp nhất.
b) Phương pháp trị giá hàng tương tự
Theo Điều III của Hiệp định: “Nếu trị giá hải quan của | hàng hóa nhập khẩu không thể xác định được theo các quy định tại Điều 1 và Điều 11 thì trị giá hải quan sẽ là trị giá giao dịch của mặt hàng tươig tự được bán với mục đích xuất khẩu cho cùng một nước nhập khẩu vào cùng một thời điểm hay cùng kỳ với lô hàng cần xác định trị giá”.
Hàng tương tự là hàng dù không giống nhau về mọi phương diện nhưng có các đặc điểm giống nhau, được làm từ các nguyên liệu giống nhau và điều đó đã làm cho chúng có chức năng giống nhau và có thể thay thế được nhau về mặt thương mại. Tính chất tương tự này được thể hiện ở chỗ: (i) Chúng có cùng kích cỡ, kiểu dáng, mức độ công dụng, phương pháp chế tạo; (ii) Cùng chức năng và cách sử dụng: (iii) Cùng vật liệu cấu thành; (iv) Các tiêu chí khác như kỹ thuật triển khai, mẫu mã, cùng sản xuất ở một nước.
Để xác định được giá tính thuế người ta phải: (i) Xác định được mặt hàng tương tự; (ii) Thời điểm so sánh; (iii) Điều chỉnh về cấp độ thương mại; (iv) Nếu trong trường hợp có nhiều giá thì cũng phải lựa chọn trị gà giao dịch thấp nhất.
c) Phương pháp trị giá khấu trừ
Phương pháp trị giá khấu trừ được quy định trong Điều IV của ACV là phương pháp lấy giá bán ở thị trường nội địa (tại nơi nhập khẩu) của chính hàng hóa đó hay hàng tương tự, hàng đồng loại trừ đi các chi phí phát sinh sau khi nhập khẩu và một khoản lãi hợp lý. Để xác định được trị giá theo phương pháp khấu trừ phải lựa chọn được giá thoả mãn các điều kiện: (i) Đơn giá có số lượng lớn nhất: (ii) Bán cùng thời điểm; (iii) Cùng điều kiện như khi nhập khẩu; (iv) Không có quan hệ đặc biệt chi phối.
d) Phương pháp trị giá tính toán
Phương pháp trị giá tính toán được quy định trong Điều V và Điều VI của ACV là phương pháp xác định dựa trên các chi phí liên quan đến sản xuất và bán hàng để xuất khẩu đến nước nhập khẩu, Các chi phí đó là: (i) Giá thành hay trị giá nguyên vật liệu được tính tương đương với giá thành sản phẩm của hàng nhập khẩu (giá nguyên liệu trực tiếp, chi phí khấu hao máy móc; chi phí nhiên liệu; chi phí nhân công; chi phí gián tiếp); (ii) Lợi nhuận; (iii) Chi phí vận tải, bảo hiểm, các chi phí khác có liên quan đến vận tải.
e) Phương pháp dự phòng hoặc suy luận
Phương pháp này được nêu tại Điều VII: “Nếu trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu không thể xác định được theo các quy định từ Điều I đến Điều VI thì trị giá hải quan sẽ được xác định bằng các phương pháp hợp lý nhất quán với các nguyên tắc và các quy định chung của Hiệp định ACV và với Điều VII của GATT-1994 và trên cơ sở các dữ liệu hiện có của nước nhập khẩu”.
Lưu ý, trường hợp hàng hóa cùng loại hoặc tương tự nhau, hàng gửi đi phải được nhập khẩu tại hay vào khoảng thời gian hàng hóa được định giá (30 ngày). Trong những trường hợp giá trị được xác định trên cơ sở giá trị suy diễn, người ta phải cân nhắc đến đơn giá của hàng hóa bán trên thị trường nội địa trong khoảng thời gian 90 ngày của thời điểm nhập khẩu. Khi giá trị không thể được xác định được theo bất kỳ một phương pháp kể trên nào, các phương pháp hợp lý (dự phòng) khác dựa vào thông tin sẵn có ở nước nhập khẩu có thể được sử dụng. Các phương pháp này phải nhất quán với Điều VI của GATT-1994 và với các điều khoản của Hiệp định ACV.
Hiệp định ACV còn yêu cầu nhà chức trách hải quan chap nhận giá trị giao dịch không chỉ trong trường hợp các giao dịch không có quan hệ” mi ca rong trường hợp giữ:1 các bên “có quan hệ vi nhau” Những mối qu:àn hệ này có thể xuất phát từ những người góp vốn, việc kiểm soát của công ty này với công ty kia, hoặc giao dịch giữa công ty mẹ và công ty con hay chi nhánh. Trong những trường hợp này. Hiệp định yêu cầu các nhà chức trách hai quan không từ chối giá trị hải quan trừ khi họ thấy mối quan hệ có ảnh hưởng đến giá trị người nhập khẩu khai báo. Hiệp định quy định thêm rằng, hải quan phải chấp nhận giá trị khai báo nếu người nhập khâu chứng tỏ rằng giá trị khai báo phản ánh đúng giá trị của hàng hóa trên cơ sở giá tính cho giao dịch giữa “các bên không liên quan” với các hàng hóa tương tự hoặc giống nhau hoặc trên cơ sở giá trị suy diễn hoặc tính toán phù hợp với các điều khoản của Hiệp định. Về phía các nhà nhập khẩu, việc khai báo rõ ràng nói quan hệ đặc biệt với người xuất khẩu là một nghĩa vụ bắt buộc.
Ví dụ, trong trường hợp không có giao dịch xuất khẩu, không có hàng giống hệt hay hàng tương tự, không có hàng được bán tại nước nhập khẩu, người sản xuất không cung cấp thông tin về các chi phí liên quan đến sản xuất và bán hàng, hải quan có thể xem xét giá trị hàng hoá nhập khẩu từ các quốc gia khác.
2.2.3. ACV và các nước đang phát triển
Hiệp định cấm việc xác định giá trị hải quan trên cơ sở giá bán trên thị trường nội địa của hàng hóa sản xuất ở nước nhập khẩu, giá của hàng hóa trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu, các giá trị tối thiểu, hay giá trị tùy tiện hoặc hư cấu. Tuy vậy, bởi một số lớn các nước đang phát triển sử dụng phương pháp “trị giá tối thiểu” để xác định thuế hải quan, đặc biệt là cho giá các sản phẩm dao động mạnh, Hiệp định cho phép các nước đang phát triển được duy trì sử dụng các giá trị này trong một khoảng thời gian hợp lý trên phạm vị hạn chế và có điều kiện.
Một giai đoạn chuyển tiếp năm năm được áp dụng tính từ thời điểm khi Hiệp định có hiệu lực đối với các nước đang phát triển. Các nước đang phát triển không phải là những bệnh thì gia tha thuận trị giá hải quan từ năm 1979 có thể trì hoãn việc thực hiện những nội dung nhất định của ACV trong giai đoạn không quá ba năm sau khi nước thành viên đó bắt đầu thực hiện tất cả các điều khoản khác của ACV. Các nước phát triển cần có hỗ trợ kỹ thuật cho những nước đang phát triển có yêu cầu trên cơ sở cùng thỏa thuận.
Ngoài những ngoại lệ trên, Hiệp định ACV còn đưa ra một bản phụ lục, theo đó giai đoạn chuyển tiếp năm năm đối với các nước đang phát triển trên thực tế có thể là không đủ. Trong những trường hợp như vậy, nước đang phát triển đó cần thông báo cho Uỷ ban Trị giá hải quan của WTO về điều này trước khi kết thúc giai đoạn chuyển tiếp. Trong trường hợp một nước đang phát triển không thể đưa ra đủ lý do để gia hạn giai đoạn chuyển tiếp, thì các nước thành viên của WTO cũng nên xem xét đề nghị đó trên cơ sở đồng cảm. Những nước đang phát triển thực hiện trị giá tối thiểu trong một khoảng thời gian theo quy định hoặc trong giai đoạn chuyển tiếp. Đó là hai ngoại lệ đặc biệt trong Hiệp định dành cho các nước đang phát triển.