Hiến pháp được coi là đạo luật cơ bản, luật mẹ trong hệ thống pháp luật của một quốc gia. Cùng tìm hiểu các quy định, đặc trưng cũng như vai trò của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật. Từ đó xác định ý nghĩa trong vai trò quản lý và thể hiện quyền lực của giai cấp thống trị.
1. Hiến pháp là gì?
Có nhiều quan điểm và định nghĩa về Hiến pháp. Tuy nhiên, hiểu một cách khái quát,
“Hiến pháp là đạo luật cơ bản của một quốc gia, dùng để xác định thể chế chính trị, cách thức tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước và bảo vệ các quyền con người, quyền công dân.”
Tính chất cơ bản cũng thể hiện giá trị xây dựng, các nguyên tắc chung cần được tuân thủ và triển khai. Hiến pháp thể hiện tinh thần chung nhất, khái quát nhất của pháp luật.
Trong đó, Hiến pháp có giá trị xây dựng, tổ chức quản lý nhà nước. Từ đó trao quyền, xác định quyền của công dân, quyền con người.
Hiến pháp là đạo luật có hiệu lực pháp lý tối cao:
Trong hệ thống pháp luật của một quốc gia, Hiến pháp là đạo luật có hiệu lực pháp lý cao nhất. Khi đó, tinh thần chung được khái quát và thể hiện trong tư tưởng quản lý, điều hành và tổ chức đất nước. Do đó tất cả các văn bản pháp luật khác trong quốc gia đó phải phù hợp, không được trái với Hiến pháp.
Vị trí tối cao của Hiến pháp là do nó phản ánh sâu sắc nhất chủ quyền của nhân dân. Nhân dân có quyền làm chủ, các lợi ích phải được tìm kiếm cho nhân dân trước tiên. Và về nguyên tắc pháp luật phải do nhân dân thông qua (qua hội nghị lập hiến, quốc hội lập hiến hoặc trưng cầu dân ý). Khi đó, quyền làm chủ, được đảm bảo các quyền lợi được xem là phù hợp trong nhu cầu của nhân dân.
Điều này khác với các đạo luật bình thường chỉ do quốc hội (nghị viện) gồm những đại diện do dân bầu và ủy quyền xây dựng. Khi đó, các chủ thể này đại diện nhân dân, thể hiện các năng lực, trình độ của mình để tham gia xây dựng pháp luật.
Điều 119 Hiến pháp 2013 quy định như sau:
“1. Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất.
Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp.
Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý.
2.Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan khác của Nhà nước và toàn thể Nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp.
Cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định.”
Phân tích quy định pháp luật:
Tính vi Hiến sẽ loại bỏ các văn bản, quy định pháp luật đó trên thực tế. Trách nhiệm bảo vệ, áp dụng, tuân thủ Hiến pháp được đặt ra cho các chủ thể trong nhà nước. Cơ chế bảo vệ cũng được pháp luật ràng buộc và quy định chi tiết. Từ đó mới mang đến các quyền hạn và trách nhiệm ràng buộc từng nhóm chủ thể.
2. Các đặc trưng cơ bản của Hiến pháp:
Hiến pháp có bốn đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, hiến pháp là luật cơ bản (basic law), là “luật mẹ”, luật gốc
Nó là nền tảng, là cơ sở để xây dựng và phát triển toàn bộ hệ thống pháp luật quốc gia. Từ đó các văn bản pháp luật được triển khai phù hợp Hiến pháp, phù hợp mục đích triển khai pháp luật.
Mọi đạo luật và văn bản quy phạm pháp luật khác dù trực tiếp hay gián tiếp đều phải căn cứ vào hiến pháp để ban hành. Do đó các liên hệ và ràng buộc trên thực tế được triển khai trên nền tảng Hiến pháp.
Thứ hai, hiến pháp là luật tổ chức (organic law)
Là luật thể hiện tính tổ chức, quản lý và mang tính quy định chung:
– Quy định các nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước.
– Xác định cách thức tổ chức và xác lập các mối quan hệ giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp;
– Quy định cấu trúc các đơn vị hành chính lãnh thổ và cách thức tổ chức chính quyền địa phương.
Thứ ba, hiến pháp là luật bảo vệ (protective law)
Các quyền con người và công dân bao giờ cũng là một phần quan trọng của hiến pháp. Do hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước để xác định, thiết lập và bảo vệ quyền cho công dân, cho con người.
Vì vậy nên các quy định về quyền con người và công dân trong hiến pháp là cơ sở pháp lý chủ yếu để nhà nước và xã hội tôn bọng và bảo đảm thực hiện các quyền con người và công dân. Các luật khác cũng xác định cụ thể đối tượng ràng buộc và bảo vệ của mình trong thực tiến quan hệ xã hội.
Thứ tư, hiến pháp là luật có hiệu lực pháp lý tối cao (highest law)
Tất cả các văn bản pháp luật khác không được trái với hiến pháp. Bắt buộc phải được xây dựng, triển khai trên tinh thần chung của Hiến pháp. Bất kì văn bản pháp luật nào trái với hiến pháp đều phải bị hủy bỏ.
3. Vai trò của Hiến pháp
Hiến pháp có những vai trò cơ bản như sau:
Thứ nhất: Thiết lập và trao quyền cho bộ máy nhà nước:
Hiến pháp quy định cơ cấu của bộ máy nhà nước, xây dựng hệ thống với các chỉnh thể, đảm bảo phân công và phối hợp.
Từ đó trao quyền hạn cho cơ quan nhà nước chính. Bao gồm:
+ Quyền lập pháp được trao cho cho Nghị viện/ Quốc hội.
+ Quyền hành pháp cho Chính phủ.
+ Quyền tư pháp cho Tòa án.
Chỉ khi được quy định trong Hiến pháp, các cơ quan nhà nước và quyền lực của các cơ quan đó mới có tính pháp lý chính đáng. Cũng như trên cơ sở đó để xác định bộ máy, quyền hạn và nhiệm vụ cụ thể.
Thứ hai: Giới hạn và kiểm soát quyền lực của các cơ quan nhà nước:
Cùng với việc trao quyền, Hiến pháp xác định giới hạn và cách thức sử dụng quyền lực được giao của các cơ quan nhà nước. Tức là đảm bảo tính kiểm soát trong quyền lực của các chủ thể. Không chỉ làm việc theo đơn vị, theo tổ chức, mà còn có sự kiểm soát từ cấp trên, kiểm soát lẫn nhau.
Ngoài ra, hiến pháp còn thiết lập các cơ chế và thiết chế để giám sát, kiểm soát và xử lý việc lạm dụng quyền lực của các cơ quan nhà nước. Các cơ chế cho phép các chủ thể có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thực hiện việc giám sát. Từ đó có thể thực hiện các tố cáo, khiếu nại,…
Ví dụ:
+ Cơ chế giám sát nội bộ giữa các cơ quan nhà nước;
+ Cơ chế giám sát của xã hội thông qua các quyền con người, quyền công dân;
+ Cơ chế giám sát thông qua các cơ quan hiến định độc lập.
Thứ ba: Bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người, quyền công dân:
Quyền con người, quyền công dân là một trong những nội dung quan trọng nhất không thể thiếu trong bất kỳ Hiến pháp của quốc gia nào trước đây. Bởi nhân dân phải thực hiện quyền làm chủ, phải được đảm bảo quyền lợi bên cạnh sự tin tưởng, trao quyền lực cho nhà nước.
Bên cạnh việc ghi nhận các quyền con người, quyền công dân, các hiến pháp còn quy định các cơ chế, thiết chế để đảm bảo rằng các quyền đó được tôn trọng, thực hiện trong thực tế. Ví dụ như sự tổ chức hoạt động của Ủy ban nhân quyền Quốc gia. Qua đó cho thấy được vai trò, ý nghĩa thành lập, hoạt động vì nhân dân.
4. Đối tượng điều chỉnh của ngành Luật Hiến pháp
Đối tượng điều chỉnh của Luật Hiến Pháp là những quan hệ xã hội cơ bản và quan trọng nhất trong đời sống xã hội, tự nhiên của con người. Gắn liền với việc xác định:
+ Chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chính sách văn hóa – xã hội, quốc phòng – an ninh.
+ Quyền và nghĩa vụ cơ bản riêng của công dân
+ Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Qua đó cho thấy các quan hệ xã hội, các lĩnh vực và khía cạnh được Hiến pháp điều chỉnh. Các ngành luật khác nhau được tổ chức ra đời để thực hiện điều chỉnh hiệu quả các quan hệ đó.
Ví dụ:
– Trong lĩnh vực dân sự:
Quan hệ sở hữu là một quan hệ nền tảng, đảm bảo cho quyền với tài sản, quyền gắn với lợi ích của từng cá nhân, tổ chức. Nếu không xác định được quan hệ sở hữu thì không thể thiết lập được các giao dịch dân sự có liên quan.
Khi xác định được quyền sở hữu, lợi ích gắn với con người mới được xác định. Cũng qua đó giúp họ phấn đấu, lỗ lực để tìm kiếm các lợi ích lớn hơn trong xã hội.
Từ đây, có thể hiểu, quan hệ sở hữu chính là đối tượng điều chỉnh của Luật Hiến pháp.
– Trong lĩnh vực hình sự:
Liên quan tới việc công nhận và bảo hộ quyền bất khả xâm phạm về thân thể, tính mạng của con người. Bất kể sự xâm phạm, đều là vi phạm cần xác định, xử lý.
Đây là một quan hệ nền tảng, nếu không xác định được mối quan hệ này thì sẽ không thiết lập được các quan hệ cụ thể để bảo vệ thân thể và tính mạng của con người. Từ đó con người mới được coi trọng, được bảo vệ. Đặc biệt là có thể đảm bảo sự tôn trọng của mỗi người với mọi người xung quanh.
– Các quan hệ xã hội nền tảng trong hoạt động quản lý nhà nước:
Đối với nhà nước, các quan hệ xã hội nền tảng cũng là các quan hệ xã hội cơ bản và quan trọng nhất trong quá trình quản lí xã hội bằng pháp luật. Các mối quan hệ phát sinh, thay đổi và chấm dứt trong xã hội cũng ảnh hưởng đến quyền lợi thực tế của con người.
Mỗi khi nội dung điều chỉnh các quan hệ xã hội nền tảng có sự thay đổi thì nội dung điều chỉnh các quan hệ xã hội khác trong cùng lĩnh vực cũng có sự thay đổi theo. Do đó mà cần quản lý, điều chỉnh để trật tự xã hội được ổn định, các quan hệ xã hội mang đến giá trị của nó.
Các quan hệ xã hội nền tảng này là đối tượng điều chỉnh của ngành Luật Hiến pháp.