1. Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) được cấp cho ai?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 36 Luật Quản lý ngoại thương 2017 có quy định như sau:
Điều 36. Giấy chứng nhận lưu hành tự do
1. Giấy chứng nhận lưu hành tự do là văn bản chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu hàng hóa để chứng nhận hàng hóa đó được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu.
2. Giấy chứng nhận lưu hành tự do bao gồm giấy chứng nhận mang tính đặc thù hoặc mang đầy đủ nội dung của giấy chứng nhận lưu hành tự do và các loại văn bản chứng nhận có nội dung tương tự.
Theo đó, giấy chứng nhận lưu hành tự do là văn bản chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu hàng hóa để chứng nhận hàng hóa đó được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu.
Như vậy, giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu hàng hóa theo quy định.

2. Nội dung của Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 10 Nghị định 69/2018/NĐ-CP có quy định như sau:
Điều 10. Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với hàng hóa nhập khẩu
1. Ban hành Danh mục hàng hóa và thẩm quyền quản lý CFS quy định tại Phụ lục V Nghị định này.
2. Căn cứ yêu cầu quản lý trong từng thời kỳ và trong phạm vi Danh mục hàng hóa quy định tại Khoản 1 Điều này, các bộ, cơ quan ngang bộ công bố chi tiết Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải nộp CFS kèm theo mã HS hàng hóa.
3. CFS phải có tối thiểu các thông tin sau:
a) Tên cơ quan, tổ chức cấp CFS.
b) Số, ngày cấp CFS.
c) Tên sản phẩm, hàng hóa được cấp CFS.
d) Loại hoặc nhóm sản phẩm, hàng hóa được cấp CFS.
đ) Tên và địa chỉ của nhà sản xuất.
e) Trên CFS phải ghi rõ là sản phẩm, hàng hóa được sản xuất và được phép bán tự do tại thị trường của nước sản xuất hoặc nước cấp CFS.
g) Họ tên, chữ ký của người ký CFS và dấu của cơ quan, tổ chức cấp CFS.
4. Bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý quy định cụ thể trường hợp CFS được áp dụng cho nhiều lô hàng.
5. Trường hợp có yêu cầu của bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý, CFS phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc trên cơ sở có đi có lại.
6. Trường hợp có nghi ngờ tính xác thực của CFS hoặc hàng hóa nhập khẩu không phù hợp với nội dung CFS, cơ quan có thẩm quyền gửi yêu cầu kiểm tra, xác minh tới cơ quan, tổ chức cấp CFS.
Theo đó, giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) phải có tối thiểu những nội dung sau đây:
– Tên cơ quan, tổ chức cấp CFS.
– Số, ngày cấp CFS.
– Tên sản phẩm, hàng hóa được cấp CFS.
– Loại hoặc nhóm sản phẩm, hàng hóa được cấp CFS.
– Tên và địa chỉ của nhà sản xuất.
– Trên CFS phải ghi rõ là sản phẩm, hàng hóa được sản xuất và được phép bán tự do tại thị trường của nước sản xuất hoặc nước cấp CFS.
– Họ tên, chữ ký của người ký CFS và dấu của cơ quan, tổ chức cấp CFS.
3. Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) bị thu hồi khi nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 11 Nghị định 69/2018/NĐ-CP có quy định như sau:
Điều 11. CFS đối với hàng hóa xuất khẩu
…
4. Bộ, cơ quan ngang bộ thu hồi CFS đã cấp trong những trường hợp sau:
a) Thương nhân xuất khẩu giả mạo chứng từ, tài liệu.
b) CFS được cấp cho hàng hóa mà không phù hợp các tiêu chuẩn công bố áp dụng.
Theo đó, Bộ, cơ quan ngang bộ thu hồi Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đã cấp trong những trường hợp sau:
– Thương nhân xuất khẩu giả mạo chứng từ, tài liệu.
– CFS được cấp cho hàng hóa mà không phù hợp các tiêu chuẩn công bố áp dụng.