• Giới thiệu
  • Chính sách bảo mật
  • Tuyển dụng
  • Điện thoại: 0782244468
  • Email: info@lawfirm.vn
LawFirm.Vn
  • Trang Chủ
  • Tin Pháp Luật
    • Dân Sự
    • Hôn nhân gia đình
    • Hình Sự
    • Lao Động
    • Doanh Nghiệp
    • Thuế – Kế Toán
    • Giao Thông
    • Bảo Hiểm
    • Hành Chính
    • Sở Hữu Trí Tuệ
  • Biểu Mẫu
  • Tài Liệu
    • Ebook Luật
    • Tài Liệu Đại cương
      • Lý luật nhà nước và pháp luật
      • Pháp luật đại cương
      • Lịch sử nhà nước và pháp luật
      • Luật Hiến pháp
      • Tội phạm học
      • Khoa học điều tra hình sự
      • Kỹ năng nghiên cứu và lập luận
      • Lịch sử Nhà nước và Pháp luật
      • Lịch sử văn minh thế giới
      • Logic học
      • Xã hội học pháp luật
    • Tài Liệu Chuyên ngành
      • Luật Dân sự
      • Luật Tố tụng dân sự
      • Luật Hình sự
      • Luật Tố tụng hình sự
      • Luật Đất đai
      • Luật Hôn nhân và Gia đình
      • Luật Doanh nghiệp
      • Luật Thuế
      • Luật Lao động
      • Luật Hành chính
      • Luật Tố tụng hành chính
      • Luật Đầu tư
      • Luật Cạnh tranh
      • Công pháp/Luật Quốc tế
      • Tư pháp quốc tế
      • Luật Thương mại
      • Luật Thương mại quốc tế
      • Luật So sánh
      • Luật Thi hành án Dân sự
      • Luật Thi hành án Hình sự
      • Luật Chứng khoán
      • Luật Ngân hàng
      • Luật Ngân sách nhà nước
      • Luật Môi trường
      • Luật Biển quốc tế
    • Tài Liệu Luật Sư
      • Học phần Đạo đức Nghề Luật sư
      • Học phần Dân sự
      • Học phần Hình sự
      • Học phần Hành chính
      • Học phần Tư vấn
      • Học phần Kỹ năng mềm của Luật sư
      • Nghề Luật sư
  • Dịch Vụ24/7
    • Lĩnh vực Dân sự
    • Lĩnh vực Hình sự
    • Lĩnh vực Doanh nghiệp
    • Lĩnh vực Sở hữu trí tuệ
  • Nguồn Pháp luật
  • Liên Hệ
  • Tiếng Việt
  • English
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Tin Pháp Luật
    • Dân Sự
    • Hôn nhân gia đình
    • Hình Sự
    • Lao Động
    • Doanh Nghiệp
    • Thuế – Kế Toán
    • Giao Thông
    • Bảo Hiểm
    • Hành Chính
    • Sở Hữu Trí Tuệ
  • Biểu Mẫu
  • Tài Liệu
    • Ebook Luật
    • Tài Liệu Đại cương
      • Lý luật nhà nước và pháp luật
      • Pháp luật đại cương
      • Lịch sử nhà nước và pháp luật
      • Luật Hiến pháp
      • Tội phạm học
      • Khoa học điều tra hình sự
      • Kỹ năng nghiên cứu và lập luận
      • Lịch sử Nhà nước và Pháp luật
      • Lịch sử văn minh thế giới
      • Logic học
      • Xã hội học pháp luật
    • Tài Liệu Chuyên ngành
      • Luật Dân sự
      • Luật Tố tụng dân sự
      • Luật Hình sự
      • Luật Tố tụng hình sự
      • Luật Đất đai
      • Luật Hôn nhân và Gia đình
      • Luật Doanh nghiệp
      • Luật Thuế
      • Luật Lao động
      • Luật Hành chính
      • Luật Tố tụng hành chính
      • Luật Đầu tư
      • Luật Cạnh tranh
      • Công pháp/Luật Quốc tế
      • Tư pháp quốc tế
      • Luật Thương mại
      • Luật Thương mại quốc tế
      • Luật So sánh
      • Luật Thi hành án Dân sự
      • Luật Thi hành án Hình sự
      • Luật Chứng khoán
      • Luật Ngân hàng
      • Luật Ngân sách nhà nước
      • Luật Môi trường
      • Luật Biển quốc tế
    • Tài Liệu Luật Sư
      • Học phần Đạo đức Nghề Luật sư
      • Học phần Dân sự
      • Học phần Hình sự
      • Học phần Hành chính
      • Học phần Tư vấn
      • Học phần Kỹ năng mềm của Luật sư
      • Nghề Luật sư
  • Dịch Vụ24/7
    • Lĩnh vực Dân sự
    • Lĩnh vực Hình sự
    • Lĩnh vực Doanh nghiệp
    • Lĩnh vực Sở hữu trí tuệ
  • Nguồn Pháp luật
  • Liên Hệ
  • Tiếng Việt
  • English
No Result
View All Result
LawFirm.Vn
No Result
View All Result
Trang chủ Tài Liệu

Giả định và hàm ý trong lập luận

LawFirm.Vn bởi LawFirm.Vn
31/10/2024
trong Tài Liệu
0

Các luận cứ là căn cứ, là cơ sở có nhiệm vụ hỗ trợ cho việc rút ra những kết luận, những khẳng định/phủ định hàm chứa trong luận đề. Tuy nhiên, quá trình dẫn dắt đến những kết luận còn liên quan và phụ thuộc vào một yếu tố khác, đó là các giả định.

Giả định là phần lập luận mà người nói (hoặc viết) không đưa ra (ẩn tàng), nghĩa là không hiện diện trong lập luận nhưng được xem như “hiển nhiên đúng”, là một niềm tin không được phát biểu thành lời nhưng có ảnh hưởng đến việc hình thành kết luận. Giả định được ví như cầu nối vô hình, là “chất keo” gắn chặt luận cứ và kết luận, là nhân tố quyết định độ vững chắc, tin cậy của một lập luận. Mỗi lập luận có thể có nhiều hơn một giả định.

Chúng ta xét ví dụ sau: “Bạn Hòa đạt được điểm cao trong kỳ thi Tuyển sinh đại học. Bởi vậy, chắc chắn Hòa sẽ có kết quả rất tốt khi tốt nghiệp đại học”.

Với lập luận này, chúng ta có:

Kết luận: “Chắc chắn Hòa sẽ có kết quả rất tốt khi tốt nghiệp đại học”.

Luận cứ: “Bạn Hòa đạt được điểm cao trong kỳ thi Tuyển sinh đại học”.

Giả định: kết quả của kỳ thi Tuyển sinh đại học là yếu tố duy nhất quyết định kết quả của quá trình học đại học. Nói khác đi, giả định ở đây phải là: một người có kết quả đầu vào Tuyển sinh đại học tốt chắc chắn cũng sẽ có kết quả học tập tốt ở bậc đại học.

Có thể thấy nếu không có giả định nêu trên thì không thể rút ra kết luận như trong lập luận này được. Khác với giả định, hàm ý là những suy diễn mang tính chủ quan, không bị ràng buộc và cũng không ảnh hưởng đến giá trị của lập luận mà người nói/nghe có thể đưa (hoặc không đưa) ra. Chẳng hạn, trong ví dụ nêu trên, hàm ý của người đọc/nghe có thể là:

– “Học ở bậc đại học đâu đơn giản thế được!”.

– “Khối đứa đậu đại học ngon lành mà vẫn không thể tốt nghiệp được đấy!”.

-“Chẳng lẽ chỉ cần có kết quả Tuyển sinh tốt là có thể tốt nghiệp đại học mà chẳng cần học hành gì nữa sao?”… Do hàm ý là những suy diễn mang tính chủ quan nên nội dung, giá trị của hàm ý phụ thuộc vào văn hóa, trình độ, tập quán… của mỗi người.

Như vậy, mặc dù không hiện diện, không được nhắc đến trong lập luận, nhưng với hầu hết các trường hợp, giả định được xem là thành tố không thể thiếu, có ảnh hưởng trực tiếp đến việc xác định kết luận, được xem như những mắt xích ẩn giấu trong cấu trúc lập luận, có vai trò như một “chất keo”, kết nối một cách logic luận cứ với kết luận. Từ giả định có thể suy diễn đến các hàm ý liên quan. Vì vậy, cùng với các luận cứ, giả định là một trong những điểm cần được hết sức quan tâm xác định, phân tích và làm sáng tỏ, bởi đây là những cơ sở chứa đựng những thông tin có giá trị cao để chỉ ra những điểm đúng/sai, hợp lý/không hợp lý, khả thi/bất khả thi… được thể hiện trong lập luận. Nhận diện và làm sáng tỏ các giả định trong lập luận là yêu cầu và là công việc cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng lập luận.

Để thấy rõ hơn sự khác nhau giữa giả định và hàm ý, ta xét thêm ví dụ sau đây:

Trước việc TAND tỉnh Bình Thuận bồi thường cho “người tù thế kỷ” Huỳnh Văn Nén hơn 10 tỷ đồng do phải chịu án oan sai, một lập luận cho rằng: “Hơn 10 tỷ đồng là mồ hôi, nước mắt của người dân. Không thể làm thế được”.

Đây là một lập luận có cấu trúc khá đơn giản. Kết luận: “Không thể làm thế được” được rút ra dựa trên luận cứ: “Hơn 10 tỷ đồng là mồ hôi, nước mắt của người dân”. Người lập luận đã ngầm định rằng tiền được sử dụng để bồi thường án oan sai là tiền từ ngân sách, nghĩa là tiền từ nguồn thuế do người dân đóng góp (là mồ hôi, nước mắt của người dân). Như vậy, kết luận “Không thể làm thế được” chỉ đúng nếu chấp nhận điều kiện lấy tiền ngân sách để bồi thường án oan sai là điều không được phép làm. Nói khác đi, giả định của lập luận này là: sử dụng tiền ngân sách để bồi thường án oan sai là việc làm sai. Vì đó là việc làm sai nên mới có kết luận là không thể làm thế được.

Với lập luận này, có thể có nhiều hàm ý khác nhau. Chẳng hạn:

– “Ai xử sai thì người đó phải đền chứ, sao lại dùng tiền Nhà nước để đền?”.

– “Quản lý ngân sách mà tùy tiện vậy sao?”.

– “Xử sai, sao bắt dân phải chịu?”…

Trong một lập luận có cấu trúc phức tạp với nhiều luận cứ, có thể với mỗi luận cứ sẽ tồn tại một giả định. Xác định đầy đủ, chính xác các giả định trong lập luận là một kỹ năng vô cùng quan trọng và cần thiết để tăng cường hiệu lực, sức thuyết phục của lập luận trong việc khẳng định/phủ định kết luận mà lập luận đưa ra.

Xét ví dụ: “Việc cố gắng dẹp bỏ các chợ tự phát lấn chiếm lòng lề đường là nhiệm vụ “bất khả thi” của các cơ quan chức năng. Chợ tự phát mọc lên xuất phát từ nhu cầu mưu sinh của người dân, là cách để họ duy trì cuộc sống. Vì thế, dẹp nơi này thì họ sẽ tránh và tìm đến nơi khác. Hơn nữa, chợ tự phát còn là sự đáp ứng quy luật cung – cầu. Với rất nhiều người, mua thức ăn ở những chợ nhỏ lẻ đã trở thành thói quen bởi không chỉ giá cả rẻ hơn mà còn vừa nhanh, vừa thuận lợi. Một số địa phương đã áp dụng các chế tài mạnh như xử phạt, tịch thu phương tiện buôn bán của những người lấn chiếm lòng lề đường… Tuy nhiên, do không đủ lực lượng và phương tiện để túc trực 24/24 nên chỉ sau một thời gian ngắn, tình trạng vi phạm lại tái diễn như cũ”.

Trong lập luận này, ta có:

Kết luận chính (K): “Việc cố gắng dẹp bỏ các chợ tự phát lấn chiếm lòng lề đường là nhiệm vụ “bất khả thi” của các cơ quan chức năng”.

Để xác định các giả định của mỗi lập luận con, trước hết ta phải xác định các luận cứ của lập luận chính, nghĩa là phải xác định được các lập luận con. Với lập luận này, ta có 3 luận cứ (L) – cũng là 3 lập luận con – đó là:

– L1: “Chợ tự phát mọc lên xuất phát từ nhu cầu mưu sinh của người dân, là cách để họ duy trì cuộc sống. Vì thế, dẹp nơi này thì họ sẽ tránh và tìm đến nơi khác”.

Ở đây, luận cứ “Chợ tự phát mọc lên xuất phát từ nhu cầu mưu sinh của người dân, là cách để họ duy trì cuộc sống” dẫn đến TK1: “Vì thế, dẹp nơi này thì họ sẽ tránh và tìm đến nơi khác”.

Giả định cho luận cứ L1 (G1) có thể là: “Người dân chỉ có thể mưu sinh bằng cách buôn bán ở chợ tự phát” (hiểu theo nghĩa đó là cách duy nhất).

– L2: “Hơn nữa, chợ tự phát còn là sự đáp ứng quy luật cung – cầu. Với rất nhiều người, mua thức ăn ở những chợ nhỏ lẻ đã trở thành thói quen bởi không chỉ giá cả rẻ hơn mà còn vừa nhanh, vừa thuận lợi”.

Tiểu kết luận TK2: “chợ tự phát còn là sự đáp ứng quy luật cung – cầu” với luận cứ hỗ trợ: “mua thức ăn ở những chợ nhỏ lẻ đã trở thành thói quen bởi không chỉ giá cả rẻ hơn mà còn vừa nhanh, vừa thuận lợi”.

Giả định cho L2 (G2): “Mua bán ở chợ tự phát giữa lòng lề đường là một giải pháp đáp ứng quy luật cung – cầu”. – L3: “Một số địa phương đã áp dụng các chế tài mạnh như xử phạt, tịch thu phương tiện buôn bán của những người lấn chiếm lòng lề đường… Tuy nhiên, do không đủ lực lượng và phương tiện để túc trực 24/24 nên chỉ sau một thời gian ngắn, tình trạng vi phạm lại tái diễn như cũ”.

Trong L3, TK3 là: “chỉ sau một thời gian ngắn, tình trạng vi phạm lại tái diễn như cũ” với luận cứ được dẫn ra: “do không đủ lực lượng và phương tiện để túc trực 24/24”.

Giả định cho L3 (G3): “Khi không đủ lực lượng và phương tiện thì không thể khắc phục được tình trạng chợ tự phát lấn chiếm lòng lề đường”.

Từ phân tích trên, ta có thể diễn tả cấu trúc của lập luận này bằng sơ đồ sau:

4.8/5 - (984 bình chọn)
Thẻ: giả địnhhàm ýlập luận
Chia sẻ2198Tweet1374

Liên quan Bài viết

Lập luận là gì? Phân biệt lập luận với dạng phát ngôn khác
Tài Liệu

Lập luận là gì? Phân biệt lập luận với dạng phát ngôn khác

14/03/2025
[Ebook] Giáo trình Kỹ năng lập luận và tranh luận PDF
Tài Liệu

[Ebook] Giáo trình Kỹ năng lập luận và tranh luận PDF

11/03/2025
Lập luận pháp lý là gì? Đặc điểm cơ bản của lập luận pháp lý 
Tài Liệu

Lập luận pháp lý là gì? Đặc điểm cơ bản của lập luận pháp lý 

06/01/2025

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

No Result
View All Result
  • 📜 Bảng giá đất
  • 🏢 Ngành nghề kinh doanh
  • 🔢 Ngành nghề kinh doanh có điều kiện
  • 🚗 Biển số xe
  • ✍ Bình luận Bộ luật Hình sự
  • ⚖️ Thành lập doanh nghiệp
  • ⚖️ Tạm ngừng kinh doanh
  • ⚖️ Tư vấn ly hôn
  • ⚖️ Tư vấn thừa kế
  • ⚖️ Xem thêm

Thành Lập Doanh Nghiệp

💼 Nhanh chóng - Uy tín - Tiết kiệm

📞 Liên hệ ngay để nhận tư vấn miễn phí!

Tìm hiểu ngay
Hỗ trợ Giải đề thi ngành Luật Liên hệ ngay!
Fanpage Facebook

VỀ CHÚNG TÔI

LAWFIRM VIỆT NAM

Website Chia sẻ Kiến thức Pháp luật & Cung cấp Dịch vụ Pháp lý

LIÊN HỆ

Hotline: 0782244468

Email: info@lawfirm.vn

Địa chỉ: Số 8 Đường số 6, Cityland Park Hills, P.10, Q. Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

LĨNH VỰC

  • Lĩnh vực Dân sự
  • Lĩnh vực Hình sự
  • Lĩnh vực Doanh nghiệp
  • Lĩnh vực Sở hữu trí tuệ

BẢN QUYỀN

LawFirm.Vn giữ bản quyền nội dung trên website này DMCA.com Protection Status
  • Giới thiệu
  • Chính sách bảo mật
  • Tuyển dụng
  • Điện thoại: 0782244468
  • Email: info@lawfirm.vn

© 2025 LawFirm.Vn - Phát triển bởi LawFirm.Vn.

Zalo Logo Zalo Messenger Gọi điện Email
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Tin Pháp Luật
    • Dân Sự
    • Hôn nhân gia đình
    • Hình Sự
    • Lao Động
    • Doanh Nghiệp
    • Thuế – Kế Toán
    • Giao Thông
    • Bảo Hiểm
    • Hành Chính
    • Sở Hữu Trí Tuệ
  • Biểu Mẫu
  • Tài Liệu
    • Ebook Luật
    • Tài Liệu Đại cương
      • Lý luật nhà nước và pháp luật
      • Pháp luật đại cương
      • Lịch sử nhà nước và pháp luật
      • Luật Hiến pháp
      • Tội phạm học
      • Khoa học điều tra hình sự
      • Kỹ năng nghiên cứu và lập luận
      • Lịch sử Nhà nước và Pháp luật
      • Lịch sử văn minh thế giới
      • Logic học
      • Xã hội học pháp luật
    • Tài Liệu Chuyên ngành
      • Luật Dân sự
      • Luật Tố tụng dân sự
      • Luật Hình sự
      • Luật Tố tụng hình sự
      • Luật Đất đai
      • Luật Hôn nhân và Gia đình
      • Luật Doanh nghiệp
      • Luật Thuế
      • Luật Lao động
      • Luật Hành chính
      • Luật Tố tụng hành chính
      • Luật Đầu tư
      • Luật Cạnh tranh
      • Công pháp/Luật Quốc tế
      • Tư pháp quốc tế
      • Luật Thương mại
      • Luật Thương mại quốc tế
      • Luật So sánh
      • Luật Thi hành án Dân sự
      • Luật Thi hành án Hình sự
      • Luật Chứng khoán
      • Luật Ngân hàng
      • Luật Ngân sách nhà nước
      • Luật Môi trường
      • Luật Biển quốc tế
    • Tài Liệu Luật Sư
      • Học phần Đạo đức Nghề Luật sư
      • Học phần Dân sự
      • Học phần Hình sự
      • Học phần Hành chính
      • Học phần Tư vấn
      • Học phần Kỹ năng mềm của Luật sư
      • Nghề Luật sư
  • Dịch Vụ
    • Lĩnh vực Dân sự
    • Lĩnh vực Hình sự
    • Lĩnh vực Doanh nghiệp
    • Lĩnh vực Sở hữu trí tuệ
  • Nguồn Pháp luật
  • Liên Hệ
  • Tiếng Việt
  • English

© 2025 LawFirm.Vn - Phát triển bởi LawFirm.Vn.