Với chính sách khuyến khích đầu tư đầu tư nguồn vốn FDI của Việt Nam dành cho các nhà đầu tư nước ngoài, những năm gần đây, số lượng cá nhân, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam rất lớn, đa dạng về lĩnh vực… tạo nhiều việc làm cho người dân, là đòn bẩy cho kinh tế một số địa phương.
1. Doanh nghiệp FDI là gì?
FDI là viết tắt của Foreign Direct Investment trong tiếng Anh. Doanh nghiệp FDI được hiểu là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và sử dụng vốn đầu tư chủ yếu trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình.
Hiện nay doanh nghiệp FDI được chia thành: Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài; Doanh nghiệp liên doanh giữa nước ngoài và các đối tác trong nước.
Trong thời đại kinh tế hội nhập, doanh nghiệp FDI trở thành loại hình khá phổ biến trên thế giới gồm cả Việt Nam. Việt Nam cũng nhờ loại hình này mà tích lũy được nhiều công nghệ hiện đại đặc biệt là trong lĩnh vực hóa chất, khai thác dầu khí, điện tử và viễn thông.
2. Khi nào được gọi là doanh nghiệp FDI?
Nhiều người thắc mắc không biết khi nào thì một doanh nghiệp được gọi là doanh nghiệp FDI? Đơn giản là khi doanh nghiệp đó có nguồn vốn đầu tư nước ngoài, không cần phải phân biệt xem nguồn vốn đó chiếm tỷ lệ bao nhiêu.
Loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hiện nay khá phổ biến trên thị trường quốc tế. Đây được xem như một cách để đầu tư kinh doanh giống như một cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Từ đó giúp đa dạng hóa các mô hình kinh doanh đã có và tối ưu hơn chi phí, lợi nhuận mang lại cho các doanh nghiệp hiện nay. Đồng thời giúp các doanh nghiệp có thể củng cố được vị thế của mình trên thương trường.
Nhiều người thắc mắc không biết khi nào thì một doanh nghiệp được gọi là doanh nghiệp FDI? Đơn giản là khi doanh nghiệp đó có nguồn vốn đầu tư nước ngoài, không cần phải phân biệt xem nguồn vốn đó chiếm tỷ lệ bao nhiêu.
Loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hiện nay khá phổ biến trên thị trường quốc tế. Đây được xem như một cách để đầu tư kinh doanh giống như một cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Từ đó giúp đa dạng hóa các mô hình kinh doanh đã có và tối ưu hơn chi phí, lợi nhuận mang lại cho các doanh nghiệp hiện nay. Đồng thời giúp các doanh nghiệp có thể củng cố được vị thế của mình trên thương trường.
Với thị trường Việt Nam, hình thức đầu tư vốn từ nước ngoài này đã mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế – xã hội nói chung. Chúng ta tiếp thu được những công nghệ hiện đại trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: Viễn thông, hóa chất, điện tử, khai thác dầu khí cùng những ngành cần có nhiều lao động và nguyên liệu tại Việt Nam.
Nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài đã tạo ra được sự cạnh tranh sôi động ngay tại thị trường trong nước, từ đó thúc đẩy mỗi doanh nghiệp cần phải đổi mới về phương thức sản xuất, chất lượng sản phẩm & áp dụng những phương pháp kinh doanh hiện đại hơn.
Đối với nền kinh tế của Việt Nam, các doanh nghiệp FDI đã có những đóng góp không hề nhỏ với sự tăng trưởng trong những năm qua.
3- Các hình thức tổ chức doanh ngiệp FDI
Hiện tại thị trường Việt Nam tiếp nhận nguồn vốn đầu tư FDI khá đa dạng. Bạn có thể gặp rất nhiều những hình thức tổ chức doanh nghiệp FDI sau đây:
3.1. Doanh nghiệp có 100% vốn FDI
Đây là một trong những hình thức ít phổ biến hơn tại Việt Nam, hình thức phổ biến nhất là đầu tư theo kiểu liên doanh hợp tác với tổ chức của Việt Nam. Đây là hình thức dưới dạng 1 thực thể kinh doanh có tư cách pháp nhân được hình thành nhằm mục đích khác của chủ đầu tư tại nước sở tại.
Mặc dù doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động dưới sự điều hành quản lý của nhà đầu tư nước ngoài nhưng còn tùy thuộc vào môi trường kinh doanh của quốc gia và khu vực đó về kinh tế, chính trị, pháp luật, văn hóa, độ cạnh tranh…
3.2. Hình thức hợp tác liên doanh theo hợp đồng liên doanh
Hình thức tiếp theo phổ biến đối với doanh nghiệp FDI tại Việt Nam là hợp tác dưới hình thức liên doanh như đã nêu trên “Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh, hoặc hiệp định kí kết của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước ngoài, hoặc là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh. ”
3.3. Đầu tư FDI theo hình thức BOT – xây dựng, vận hành, chuyển giao
Đây là hình thức liên kết giữa các nhà đầu tư nước ngoài với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong vấn đề xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng trong một khoảng thời gian nhất định để thu hồi lại vốn & có được mức lợi nhuận hợp lý. Sau đó thực hiện chuyển giao không bồi hoàn công trình đã thực hiện cho nước chủ nhà.
3.4. Thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam
Hình thức tiếp theo bạn cũng có thể gặp đối với Công ty có vốn đầu tư nước ngoài chính là Doanh nghiệp nước ngoài sẽ thành lập chi nhánh tại Việt Nam, do người Việt Nam quản lý hoặc người nước ngoài làm việc tại chi nhánh đó. Đây cũng gần giống như vốn đầu tư 100% vì toàn bộ vốn của chi nhánh là của tổ chức, cá nhân là người nước ngoài.
4. Vai trò của doanh nghiệp FDI
Nâng cao tính cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước
Nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp điều hành và quản lý vốn nên quản lý vô cùng chuyên nghiệp, đảm bảo tính trách nhiệm cao và nguồn vốn sử dụng hiệu quả. Mô hình hoạt động của FDI giúp chủ đầu tư dễ dàng mở rộng quy mô sản xuất, khai thác lợi thế kinh tế của quốc gia được đầu tư.
Các doanh nghiệp FDI có cơ hội nâng cao năng suất, giảm giá sản phẩm phù hợp túi tiền người dùng. Hình thức đầu tư FDI giúp doanh nghiệp nước ngoài tránh được hàng rào bảo hộ và phí mậu dịch của nước được đầu tư.
Bằng hình thức hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp FDI có thể tiếp nhận công nghệ hiện đại và kinh nghiệm kinh doanh của chủ đầu tư. Đời sống người dân được cải thiện vì có nhiều cơ hội làm việc, tăng trưởng kinh tế và kim ngạch xuất khẩu. Các doanh nghiệp trong nước có động lực nâng cao tính cạnh tranh, đẩy mạnh năng lực kinh doanh, cải tiến công nghệ.