1. Thiết kế xây dựng công trình là gì? Thẩm tra thiết kế xây dựng công trình là gì?
Thiết kế xây dựng công trình là quá trình lập ra các bản vẽ và tài liệu kỹ thuật cần thiết để thực hiện một công trình xây dựng. Nó bao gồm việc xác định hình dáng, kích thước, kết cấu, vật liệu và các yếu tố khác liên quan đến công trình. Thiết kế xây dựng phải đảm bảo tính khả thi, an toàn, tiết kiệm và phù hợp với quy hoạch, quy định pháp luật.
Thẩm tra thiết kế xây dựng công trình là quá trình kiểm tra, đánh giá lại các bản thiết kế xây dựng nhằm đảm bảo rằng thiết kế đó đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kỹ thuật, an toàn, mỹ thuật, và tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành. Thẩm tra giúp phát hiện và khắc phục những sai sót, thiếu sót trong thiết kế trước khi tiến hành thi công.
2. Điều kiện của tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình
Theo quy định tại Điều 154 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi, bổ sung), điều kiện của tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình như sau:
– Có đủ điều kiện năng lực hoạt động thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình.
+ Điều kiện chung:
- Có phòng thí nghiệm hoặc có văn bản thỏa thuận hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm với phòng thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng được công nhận theo quy định;
- Có máy móc, thiết bị hoặc có khả năng huy động máy móc, thiết bị phục vụ công việc khảo sát của lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực.
+ Điều kiện đối với các hạng năng lực:
- Hạng I:
- Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm khảo sát có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng hạng I phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực;
- Cá nhân tham gia thực hiện khảo sát có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại hình khảo sát xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;
- Đã thực hiện khảo sát xây dựng ít nhất 01 dự án từ nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B trở lên hoặc 01 công trình từ cấp I hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại hình khảo sát.
- Hạng II:
- Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm khảo sát có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng từ hạng II trở lên phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực;
- Cá nhân tham gia thực hiện khảo sát có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại hình khảo sát xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;
- Đã thực hiện khảo sát xây dựng ít nhất 01 dự án từ nhóm B hoặc 02 dự án từ nhóm C hoặc 03 dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật trở lên hoặc 01 công trình từ cấp II hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại hình khảo sát.
- Hạng III:
- Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm khảo sát có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng từ hạng III trở lên phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực;
- Cá nhân tham gia thực hiện khảo sát có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại hình khảo sát xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.
– Phạm vi hoạt động:
- Hạng I: Được thực hiện khảo sát xây dựng tất cả các dự án và cấp công trình cùng lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ năng lực.
- Hạng II: Được thực hiện khảo sát xây dựng dự án từ nhóm B, công trình từ cấp II trở xuống cùng lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ năng lực.
- Hạng III: Được thực hiện khảo sát xây dựng dự án nhóm C, dự án có yêu cầu lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật, công trình từ cấp III trở xuống cùng lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ năng lực.
– Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng phải có năng lực hành nghề thiết kế xây dựng và chứng chỉ hành nghề phù hợp với yêu cầu của loại, cấp công trình.