Điểm tương đồng và điểm khác biệt giữa Luật dân sự với một số ngành luật khác như thế nào? Cùng LawFirm.Vn tìm hiểu qua bài viết này nhé!
1. Một số ngành luật phổ biến ở Việt Nam
– Luật dân sự: Là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, là tổng hợp những quy phạm điều chỉnh các quan hệ tài sản và một số quan hệ nhân thân trong giao lưu dân sự trên cơ sở bình đẳng, tự định đoạt và tự chịu trách nhiệm của các chủ thể tham gia các quan hệ dân sự.
– Luật Tố tụng dân sự: Là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong tố tụng dân sự để bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự.
– Luật hình sự: Là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt nam, bao gồm hệ thống những quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành quy định những hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm và hình phạt với các tội phạm.
– Luật tố tụng hình sự: Là một ngành luật độc lậptrong hệ thống pháp luật Việt Nam, tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động khởi tố, điều ữa, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự
– Luật Lao động: Là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, điều chỉnh các quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động với người lao động và các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động phát sinh trong quá trình sử dụng lao động.
2. Điểm tương đồng và điểm khác biệt giữa Luật dân sự với một số ngành luật khác
2.1. Điểm tương đồng
– Đều do Nhà nước ban hành
– Đều là ngành luật độc trong hệ thống pháp luật Việt Nam
2.2. Điểm khác biệt
Tiêu chí | Luật Dân sự | Luật Tố tụng dân sự | Luật Hình sự | Luật Tố tụng hình sự | Luật Lao động |
Đối tượng điều chỉnh | Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự là quan hệ nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm | Đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng dân sự Việt Nam là các quan hệ giữa toà án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự, đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch, người định giá tài sản và người liên quan phát sinh trong tố tụng dân sự. | Đối tượng điều chỉnh của Luật hình sự Việt Nam là các quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội khi người này thực hiện tội phạm | Đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng hình sự là những quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể khác nhau trong quá trình khởi tô, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. | Đối tượng điều chỉnh của Luật lao động gồm có:
– Quan hệ lao động cá nhân; – Quan hệ lao động mang tính tập thể; – Các quan hệ xã hội có liên quan trực tiếp với quan hệ lao động. |
Phương pháp điều chỉnh | Luật dân sự điều chỉnh các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân của cá nhân, pháp nhân được hình thành trên cơ sở bình đăng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm. | Luật tố tụng dân sự điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình tố tụng bằng hai phương pháp mệnh lệnh và định đoạt | Phương pháp điều chỉnh của ngành luật hình sự là phương pháp quyền uy | Luật tố tụng hình sự Việt Nam có hai phương pháp điều chỉnh đặc trưng, đó là: Phương pháp quyền uy và phương pháp phối hợp – chế ước. | Phương pháp điều chỉnh của luật lao động bao gồm: phương pháp thỏa thuận, phương pháp mệnh lệnh và phương pháp tác động xã hội |