Đấu thầu hạn chế là một trong những hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư được quy định tại Mục 1 Chương 2 Luật Đấu thầu 2013.
1. Đấu thầu hạn chế là gì?
Đấu thầu hạn chế là một trong những hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, được áp dụng trong trường hợp gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu.
2. Quy trình lựa chọn nhà thầu trong đấu thầu hạn chế
Theo quy định tại Điều 38 Luật đấu thầu 2013 và Điều 32 Nghị định 63/2014/NĐ-CP, quy trình lựa chọn nhà thầu đối với đấu thầu hạn chế được thực hiện như sau:
Thứ nhất, chuẩn bị lựa chọn nhà thầu
– Lựa chọn danh sách ngắn (nếu cần thiết);
– Lập hồ sơ mời thầu;
– Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu.
Thứ hai, tổ chức lựa chọn nhà thầu
– Mời thầu;
– Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu;
– Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu;
– Mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật.
Thứ ba, đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo hợp đồng
– Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;
– Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;
– Phê duyệt danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật.
Thứ tư, trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu
– Mở hồ sơ đề xuất về tài chính của các nhà thầu trong danh sách được duyệt;
– Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về tài chính;
– Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về tài chính;
– Xếp hạng nhà thầu.