Mẫu Danh sách chủ sở hữu hưởng lợi của công ty (Mẫu số 10 Phụ lục I) ban hành kèm theo Thông tư 68/2025/TT-BTC về biểu mẫu sử dụng trong đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh.
1. Mẫu Danh sách chủ sở hữu hưởng lợi trực tiếp của công ty (Mẫu số 10 Phụ lục I)
Mẫu Danh sách chủ sở hữu hưởng lợi của công ty (Mẫu số 10 Phụ lục I) ban hành kèm theo Thông tư 68/2025/TT-BTC về biểu mẫu sử dụng trong đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh.
Mẫu số 10
DANH SÁCH CHỦ SỞ HỮU HƯỞNG LỢI CỦA DOANH NGHIỆP
STT | Họ và tên | Ngày, tháng, năm sinh | Giới tính | Số, ngày cấp, cơ quan cấp Giấy tờ pháp lý của cá nhân[1] | Quốc tịch | Dân tộc | Địa chỉ liên lạc | Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp[2] | Ghi chú (nếu có) | ||
Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ | Tỷ lệ sở hữu cổ phần có quyền biểu quyết[3] | Quyền chi phối[4] | |||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
……, ngày……tháng……năm…… NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT/ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN/ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CỦA CÔNG TY (Ký và ghi họ tên)[5] |
Hướng dẫn điền biểu mẫu:
[1] Nếu cột số 5 kê khai Số định danh cá nhân thì không phải kê khai các cột số 6, 7.
[2] Trường hợp CSHHL thông qua sở hữu vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được xác định như sau:
– Cá nhân là cổ đông sở hữu từ 25% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết trở lên;
– Cá nhân là thành viên sở hữu từ 25% vốn điều lệ trở lên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
– Cá nhân là chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
– Cá nhân là thành viên hợp danh công ty hợp danh.
[3] Tỷ lệ sở hữu cổ phần có quyền biểu quyết = Số cổ phần có quyền biểu quyết của chủ sở hữu hưởng lợi/tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của công ty cổ phần.
[4] Nếu doanh nghiệp xác định được chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 17 Nghị định số 168/2025/NĐ-CP thông qua quyền chi phối, doanh nghiệp ghi rõ một trong các quyền chi phối sau: bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng thành viên; người đại diện theo pháp luật, giám đốc hoặc tổng giám đốc của doanh nghiệp; sửa đổi, bổ sung điều lệ của doanh nghiệp; thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý công ty; tổ chức lại, giải thể công ty.
[5] – Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký trực tiếp vào phần này.
– Trường hợp đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp đồng thời đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty sau chuyển đổi ký trực tiếp vào phần này.
– Trường hợp Tòa án hoặc Trọng tài chỉ định người thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp thì người được chỉ định ký trực tiếp vào phần này.
2. Tải về mẫu Danh sách chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp (Mẫu số 10 Phụ lục I)
Nếu bạn muốn tải về mẫu Danh sách chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp (Mẫu số 10 Phụ lục I), bạn có thể tham khảo các dịch vụ pháp lý của VN Law Firm hoặc mẫu văn bản được cung cấp dưới đây (có dạng PDF hoặc Word), giúp bạn dễ dàng chỉnh sửa và sử dụng theo nhu cầu của mình.
Danh sách chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp (Mẫu số 10 Phụ lục I) (File Word):
Danh sách chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp (Mẫu số 10 Phụ lục I) (File PDF):

3. Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp là gì?
Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp là cá nhân có quyền sở hữu trên thực tế vốn điều lệ hoặc có quyền chi phối đối với doanh nghiệp đó, trừ trường hợp người đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo quy định của pháp luật về quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. (Điểm d khoản 1 Điều 1 Luật Doanh nghiệp sửa đổi 2025)
Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân xác định chủ sở hữu hưởng lợi là cá nhân theo một trong các tiêu chí sau (trừ trường hợp cá nhân thực hiện quyền, trách nhiệm của người đại diện sở hữu nhà nước theo pháp luật về quản lý, đầu tư vốn tại doanh nghiệp):
– Cá nhân thực tế sở hữu trực tiếp hoặc sở hữu gián tiếp từ 25% vốn điều lệ, hoặc tổng số cổ phần trở lên tương ứng với mỗi loại cổ phần của doanh nghiệp. Sở hữu gián tiếp là cá nhân sở hữu từ 25% trở lên vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần trở lên tương ứng với mỗi loại cổ phần của doanh nghiệp thông qua doanh nghiệp khác.
– Cá nhân có quyền chi phối có tính quyết định việc thông qua một trong các vấn đề sau: bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên hội đồng quản trị; người đại diện theo pháp luật, giám đốc hoặc tổng giám đốc của doanh nghiệp; sửa đổi, bổ sung điều lệ của doanh nghiệp; các vấn đề quan trọng trong hoạt động kinh doanh được quy định tại Điều lệ công ty.