1. Danh sách 9 Tòa án nhân dân khu vực tại tỉnh Bắc Ninh
Danh sách 9 Tòa án nhân dân khu vực tại tỉnh Bắc Ninh theo Nghị quyết số 81/2025/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cụ thể:
STT | Tên | Phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án nhân dân khu vực | Tòa án nhân dân khu vực kế thừa quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các Tòa án nhân dân cấp huyện sau đây |
---|---|---|---|
1 | Tòa án nhân dân khu vực 1 – Bắc Ninh | Đối với 08 đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Bắc Ninh: Đồng Việt, Bắc Giang, Đa Mai, Tiền Phong, Tân An, Yên Dũng, Tân Tiến, Cảnh Thụy | Bắc Giang |
2 | Tòa án nhân dân khu vực 2 – Bắc Ninh | Đối với 08 đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Bắc Ninh: Hợp Thịnh, Hiệp Hòa, Hoàng Vân, Xuân Cẩm, Tự Lạn, Việt Yên, Nếnh, Vân Hà | Việt Yên, Hiệp Hòa |
3 | Tòa án nhân dân khu vực 3 – Bắc Ninh | Đối với 10 đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Bắc Ninh: Yên Thế, Bố Hạ, Đồng Kỳ, Xuân Lương, Tam Tiến, Tân Yên, Ngọc Thiện, Nhã Nam, Phúc Hòa, Quang Trung | Tân Yên, Yên Thế |
4 | Tòa án nhân dân khu vực 4 – Bắc Ninh | Đối với 13 đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Bắc Ninh: Lục Sơn, Trường Sơn, Cẩm Lý, Đông Phú, Nghĩa Phương, Lục Nam, Bắc Lũng, Báo Đài, Lạng Giang, Mỹ Thái, Kép, Tân Dĩnh, Tiên Lục | Lục Nam, Lạng Giang |
5 | Tòa án nhân dân khu vực 5 – Bắc Ninh | Đối với 19 đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Bắc Ninh: Đại Sơn, Sơn Động, Tây Yên Tử, Dương Hưu, Yên Định, An Lạc, Vân Sơn, Biển Động, Lục Ngạn, Đèo Gia, Sơn Hải, Tân Sơn, Biên Sơn, Sa Lý, Nam Dương, Kiên Lao, Chũ, Phượng Sơn, xã Tuấn Đạo | Chũ, Lục Ngạn, Sơn Động |
6 | Tòa án nhân dân khu vực 6 – Bắc Ninh | Đối với 05 đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Bắc Ninh: Kinh Bắc, Võ Cường, Vũ Ninh, Hạp Lĩnh, Nam Sơn | Bắc Ninh |
7 | Tòa án nhân dân khu vực 7 – Bắc Ninh | Đối với 09 đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Bắc Ninh: Từ Sơn, Tam Sơn, Đồng Nguyên, Phù Khê, Yên Phong, Văn Môn, Tam Giang, Yên Trung, Tam Đa | Yên Phong, Từ Sơn |
8 | Tòa án nhân dân khu vực 8 – Bắc Ninh | Đối với 12 đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Bắc Ninh: Quế Võ, Phương Liễu, Nhân Hòa, Đào Viên, Bồng Lai, Chi Lăng, Phù Lãng, Tiên Du, Liên Bão, Tân Chi, Đại Đồng, Phật Tích | Quế Võ, Tiên Du |
9 | Tòa án nhân dân khu vực 9 – Bắc Ninh | Đối với 15 đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Bắc Ninh: Thuận Thành, Mão Điền, Trạm Lộ, Trí Quả, Song Liễu, Ninh Xá, Gia Bình, Nhân Thắng, Đại Lai, Cao Đức, Đông Cứu, Lương Tài, Lâm Thao, Trung Chính, Trung Kênh | Thuận Thành, Gia Bình, Lương Tài |

2. Tòa án nhân dân khu vực là gì?
Tòa án nhân dân khu vực là một cấp tòa án trong hệ thống tổ chức của Tòa án nhân dân tại Việt Nam. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân khu vực được quy định tại Điều 9 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 (sửa đổi, bổ sung năm 2025), cụ thể:
– Sơ thẩm vụ án, vụ việc theo quy định của luật.
– Giải quyết, xét xử vi phạm hành chính theo quy định của luật;
– Quyết định những vấn đề liên quan đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của luật;
– Phát hiện, kiến nghị về tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật trong xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc theo quy định của luật;
– Giải thích áp dụng pháp luật trong xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc;
– Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về thi hành án theo quy định của luật;
– Kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh xem xét, kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân khu vực, Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã có hiệu lực pháp luật theo quy định của luật.
– Thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử; đề xuất án lệ.
– Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
3. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân khu vực
Theo quy định tại Điều 60 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 (sửa đổi, bổ sung năm 2025), cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân khu vực bao gồm:
– Các Tòa chuyên trách gồm Tòa Hình sự, Tòa Dân sự, Tòa Kinh tế, Tòa Hành chính, Tòa Gia đình và người chưa thành niên; Tòa Phá sản, Tòa Sở hữu trí tuệ tại một số Tòa án nhân dân khu vực.
Căn cứ quy định tại điểm này và yêu cầu của thực tiễn xét xử ở mỗi Tòa án nhân dân khu vực, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc tổ chức Tòa Hình sự, Tòa Dân sự, Tòa Kinh tế, Tòa Hành chính, Tòa Gia đình và người chưa thành niên.
Căn cứ quy định tại điểm c khoản 2 Điều 4 của Luật này, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc tổ chức Tòa Phá sản, Tòa Sở hữu trí tuệ tại một số Tòa án nhân dân khu vực.
Trường hợp cần thiết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;
– Bộ máy giúp việc.
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân khu vực.
Tòa án nhân dân khu vực có Chánh án, các Phó Chánh án, Chánh tòa, các Phó Chánh tòa, Thẩm phán Tòa án nhân dân, Thẩm tra viên Tòa án làm công tác thi hành án, Thư ký Tòa án, công chức khác và người lao động.