1. Danh sách 6 Tòa án nhân dân khu vực tại tỉnh Quảng Ninh
Danh sách 6 Tòa án nhân dân khu vực tại tỉnh Quảng Ninh theo Nghị quyết số 81/2025/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cụ thể:
STT | Tên | Phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án nhân dân khu vực | Tòa án nhân dân khu vực kế thừa quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các Tòa án nhân dân cấp huyện sau đây |
---|---|---|---|
1 | Tòa án nhân dân khu vực 1 – Quảng Ninh | Đối với 11 đơn vị hành chính cấp xà thuộc tỉnh Quảng Ninh: Tuần Châu, Việt Hưng, Bãi Cháy, Hà Tu, Hà Lầm, Cao Xanh, Hồng Gai, Hạ Long, Hoành Bồ, Quàng La, Thống Nhất. | Hạ Long |
2 | Tòa án nhân dân khu vực 2 – Quảng Ninh | Đối với 09 đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Quảng Ninh: Yên Từ, Vàng Danh, Uông Bí, Đông Mai, Hiệp Hòa, Quảng Yên, Hà An, Phong Cốc, Liên Hòa. | Ưông Bí, Quảng Yên |
3 | Tòa án nhân dân khu vực 3-Quảng Ninh | Đối với 07 đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Quảng Ninh: Cô Tô, Vân Đồn, Mông Dương, Quang Hanh, Cẩm Phả, Cửa Ông, Hải Hòa. | Cô Tô, Cẩm Phả, Vân Đồn |
4 | Tòa án nhân dân khu vực 4 -Quáng Ninh | Đối với 12 đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Quảng Ninh: Hoành Mô, Lục Hồn, Bình Liêu, Đầm Hà, Quảng Tân, Ba Chỗ, Kỳ Thượng, Lương Minh, Hải Lạng, Đông Ngũ, Điền Xá, Tiên Yên. | Ba Chẽ, Tiên Yên, Bình Liêu, Đầm Hà |
5 | Tòa án nhân dân khu vực 5 – Quảng Ninh | Đối với 05 đơn vị hành chính cấp xà thuộc tỉnh Quảng Ninh: An Sinh, Đông Triều, Bình Khê, Mạo Khê, Hoàng Quế. | Đông Triều |
6 | Tòa án nhân dân khu vực 6 – Quảng Ninh | Đối với 10 đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Quảng Ninh: Quảng Hà, Đường Hoa, Quảng Đức, Hải Sơn, Hải Ninh, Vĩnh Thực, Móng Cái 1, Móng Cái 2, Móng Cái 3, Cái Chiên. | Hải Hà, Móng Cái |

2. Tòa án nhân dân khu vực là gì?
Tòa án nhân dân khu vực là một cấp tòa án trong hệ thống tổ chức của Tòa án nhân dân tại Việt Nam. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân khu vực được quy định tại Điều 9 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 (sửa đổi, bổ sung năm 2025), cụ thể:
– Sơ thẩm vụ án, vụ việc theo quy định của luật.
– Giải quyết, xét xử vi phạm hành chính theo quy định của luật;
– Quyết định những vấn đề liên quan đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của luật;
– Phát hiện, kiến nghị về tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật trong xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc theo quy định của luật;
– Giải thích áp dụng pháp luật trong xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc;
– Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về thi hành án theo quy định của luật;
– Kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh xem xét, kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân khu vực, Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã có hiệu lực pháp luật theo quy định của luật.
– Thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử; đề xuất án lệ.
– Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
3. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân khu vực
Theo quy định tại Điều 60 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 (sửa đổi, bổ sung năm 2025), cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân khu vực bao gồm:
– Các Tòa chuyên trách gồm Tòa Hình sự, Tòa Dân sự, Tòa Kinh tế, Tòa Hành chính, Tòa Gia đình và người chưa thành niên; Tòa Phá sản, Tòa Sở hữu trí tuệ tại một số Tòa án nhân dân khu vực.
Căn cứ quy định tại điểm này và yêu cầu của thực tiễn xét xử ở mỗi Tòa án nhân dân khu vực, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc tổ chức Tòa Hình sự, Tòa Dân sự, Tòa Kinh tế, Tòa Hành chính, Tòa Gia đình và người chưa thành niên.
Căn cứ quy định tại điểm c khoản 2 Điều 4 của Luật này, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc tổ chức Tòa Phá sản, Tòa Sở hữu trí tuệ tại một số Tòa án nhân dân khu vực.
Trường hợp cần thiết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;
– Bộ máy giúp việc.
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân khu vực.
Tòa án nhân dân khu vực có Chánh án, các Phó Chánh án, Chánh tòa, các Phó Chánh tòa, Thẩm phán Tòa án nhân dân, Thẩm tra viên Tòa án làm công tác thi hành án, Thư ký Tòa án, công chức khác và người lao động.