1. Chứng từ điện tử là gì?
Chứng từ điện tử là loại chứng từ được thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử, có nội dung phản ánh các hoạt động, giao dịch, hoặc các khoản thu, chi, thuế, phí, lệ phí, và các thông tin liên quan khác. Chứng từ này được coi là chứng từ kế toán khi đáp ứng các nội dung quy định tại Điều 16 của Luật Kế toán 2015, và phải thể hiện rõ các thông tin cần thiết như nội dung giao dịch, số tiền, ngày tháng, các thông tin liên quan đến đối tượng liên quan, và được lập, lưu trữ dưới dạng dữ liệu điện tử phù hợp với quy định của pháp luật.
Chứng từ điện tử bao gồm các loại như hóa đơn điện tử, biên lai điện tử, chứng từ khấu trừ thuế điện tử, đề nghị, xác nhận, hợp đồng điện tử, và các loại chứng từ khác trong hoạt động thương mại, tài chính, kế toán, phù hợp với quy định của pháp luật về giao dịch điện tử và kế toán.

2. Quy định về mẫu ký hiệu chứng từ điện tử
Mẫu ký hiệu chứng từ điện tử (Phụ lục II.B) ban hành kèm theo Thông tư 32/2025/TT-BTC, cụ thể như sau:
2.1. Ký hiệu mẫu biên lai điện tử
Ký hiệu mẫu biên lai điện tử có 5 ký tự gồm: 03 chữ cái (EBL) và 02 ký tự số (01: thể hiện biên lai thu phí không có mệnh giá, 02 biên lai thu phí có mệnh giá)
Ví dụ: EBL01, EBL02
2.2. Ký hiệu biên lai
Ký hiệu biên lai gồm 03 ký tự: Hai ký tự đầu tiên là hai (02) chữ số Ả-rập thể hiện năm lập chứng từ điện tử được xác định theo 2 chữ số cuối của năm dương lịch. Ví dụ: Năm lập hóa chứng từ điện tử là năm 2025 thì thể hiện là số 25; năm lập hóa đơn điện tử là năm 2026 thì thể hiện là số 26;
Một ký tự tiếp theo là một (01) chữ cái được quy định là T áp dụng đối với chứng từ điện tử do tổ chức đăng ký sử dụng với cơ quan thuế.