Tổng hợp các câu hỏi nhận định đúng sai Luật hôn nhân và gia đình để bạn tham khảo, ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi kết thúc học phần sắp tới.
Câu hỏi nhận định đúng sai luật hôn nhân và gia đình
1. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của một bên vợ hoặc chồng sẽ là tài sản chung nếu hoa lợi, lợi tức đó là nguồn sống duy nhất của gia đình.
2. Hội Liên hiệp phụ nữ có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định hủy kết hôn trái pháp luật do vi phạm sự tự nguyện.
3. Hôn nhân chỉ chấm dứt khi một bên vợ, chồng chết.
4. Kể từ ngày 01/01/2001 trở đi, việc nam nữ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn sẽ không làm phát sinh quan hệ hôn nhân.
5. Kết hôn có yếu tố nước ngoài có thể đăng ký tại UBND cấp xã.
6. Kết hôn vi phạm đăng ký kết hôn và điều kiện đăng ký kết hôn là trái pháp luật
7. Khi cha mẹ không thể nuôi dưỡng, cấp dưỡng được cho con, thì ông bà phải có nghĩa vụ nuôi dưỡng hoặc cấp dưỡng cho cháu.
Luật Hôn nhân và gia đình
8. Khi đi làm con nôi người khác, người con đó sẽ chấm dứt quyền và nghĩa vụ đối với gia đình cha mẹ đẻ.
9. Khi giải quyết ly hôn, Tòa án phải tiến hành thủ tục hòa giải.
10. Khi hôn nhân chấm dứt, mọi quyền và nghĩa vụ giữa những người đã từng là vợ chồng cũng chấm dứt.
11. Khi không sống chung cùng với cha mẹ, con đã thành niên có khả năng lao động phải cấp dưỡng cho cha mẹ.
12. Khi một bên vợ, chồng không đồng ý, người còn lại không thể tiến hành nhận nuôi con nuôi.
13. Khi Tòa án giải quyết việc giao con cho cha hoặc mẹ nuôi khi vợ chồng ly hôn, thì Tòa án phải căn cứ vào nguyện vọng của người con để giải quyết nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên.
14. Khi vợ chồng ly hôn, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho người vợ trực tiếp nuôi dưỡng.
15. Khi vợ hoặc chồng bị toà án tuyên bố mất tích bằng 1 quyết định co hiệu lực pháp luật thì quan hệ vợ chồng sẽ chấm dứt.
16. Khi vợ hoặc chồng thực hiện những giao dịch phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của gia đình mà không có sự đồng ý của bên kia thì người thực hiện giao dịch đó phải thanh toán bằng tài sản riêng của mình.
17. Mọi giao dịch do một bên thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình, mà không có sự đồng ý của bên còn lại đều làm phát sinh trách nhiệm liên đới đối với vợ chồng.
18. Mọi giao dịch liên quan đến tài sản chung, nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu do vợ hoặc chồng thực hiện đều phát sinh trách nhiệm liên đối với bên vợ, chồng còn lại.
19. Mọi hành vi chung sống như vợ chồng từ ngày 01.01.20001 trở đi mà không đăng ký kết hôn đều không được công nhận quan hệ vợ chồng.
20. Mối quan hệ nhận nuôi con nuôi chỉ được xác lập khi có sự đồng ý của cha mẹ đẻ (hoặc người giám hộ), người tiến hành nhận nuôi con nuôi, trẻ được nhận làm con nuôi.
21. Mọi trường hợp nam, nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không được pháp luật thừa nhận là vợ chồng
22. Nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03.01.1987 đều được pháp luật công nhận là vợ chồng.
23. Nam nữ đang sống chung (không đăng ký kết hôn) không có quyền nhận trẻ em làm con nuôi chung.
24. Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định chỉ được áp dụng khi vợ chồng không lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận.
25. Chế độ tài sản theo thỏa thuận sẽ được áp dụng khi vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận.
26. Chỉ những hôn nhân kết hôn theo luật định mới được nhà nước công nhận là hôn nhân hợp pháp
27. Chỉ UBND cấp tỉnh nơi công dân Việt Nam cư trú mới có thẩm quyền đăng ký việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài tại Việt Nam.
28. Cơ quan có thẩm quyền đăng kí kết hôn là UBND nơi thường trú của một trong hai bên nam nữ.
29. Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em có quyền yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con khi cha mẹ không còn đủ điều kiện trông nom, chăm sóc, giáo dục con.
30. Con cái là khách thể trong quan hệ HNGĐ của cha mẹ?
31. Con dâu được hưởng quyền thừa kế của cha mẹ chồng?
32. Con do người vợ sinh ra trong thời kỳ hôn nhân đương nhiên là con chung của vợ chồng.
33. Con nuôi và con đẻ không được kết hôn với nhau.
34. Con riêng của một bên vợ chồng không có quyền kết hôn với con chung (con đẻ) của hai vợ chồng.
35. Con riêng và bố dượng mẹ kế có tất cả các quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con khi cùng chung sống với nhau.
36. Con riêng và bố dượng, mẹ kế không phát sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý nào hết.
37. Dân tộc của con nuôi có thể được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi.
38. Để phù hợp với chính sách dân số gia đình VN, cặp vợ chồng chỉ được nhận từ một đến hai trẻ làm con nuôi.
39. Đơn xin ly hôn bắt buộc phải có chữ kí của cả vợ và chồng.
40. Hành vi xác lập quan hệ vợ chồng có thể ủy quyền cho người khác thực hiện.
41. Hoà giải cơ sở là thủ tục bắt buộc trước khi vợ chồng yêu cầu ly hôn tại toà án.
42. Hòa giải cơ sở là thủ tục phải tiến hành trước khi Tòa án giải quyết yêu cầu ly hôn.
Quyền yêu cầu phản tố về ly hôn
43. Cha mẹ chồng để lại thừa kế cho chồng một căn nhà, đó là tài sản chung của vợ chồng?
44. Cha mẹ nuôi có thể thay đổi họ tên, dân tộc của con nuôi theo họ tên,dân tộc của mình.
45. Cháu đã thành niên không sống chung với chú ruột phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho chú trong trường hợp chú không có khả năng lao động hoặc không có tài sản để tự nuôi mình.
46. Trong luật HNGĐ không có năng lực hành vi chưa đủ.
47. Trong mọi trường hợp nếu hôn nhân không còn cần thiết, người đàn ông có thể yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn?
48. Trường hợp tại thời điểm kết hôn nam, nữ có sự vi phạm điều kiện kết hôn, nhưng khi Tòa án giải quyết yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật điều kiện kết hôn đã được thỏa mãn, một bên yêu cầu ly hôn, bên còn lại không có yêu cầu thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
49. Trường hợp tại thời điểm kết hôn, nam nữ không đủ điều kiện kết hôn nhưng sau đó đã đáp ứng điều kiện kết hôn, nếu một bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân, còn bên kia không có yêu cầu thì Tòa án ra quyết định hủy kết hôn trái pháp luật.
50. UBND cấp tỉnh là cơ quan duy nhất có thẩm quyền đăng ký việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài tại Việt Nam.
51. Văn bản thỏa thuận chia tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân chỉ có hiệu lực khi được công chứng.
52. Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân chỉ được đặt ra khi vợ chồng không thoả thuận được việc dùng tài sản chung để thực hiện nghĩa vụ riêng về tài sản của một bên vợ hoặc chồng.
53. Việc chia tài sản chung của vợe chồng trong thời kì hôn nhân chỉ được coi là có hiệu lực pháp lý khiđược tào án công nhận.
54. Việc đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài có thể được thực hiện tại UBND cấp xã nơi cư trú của công dân Việt Nam.
55. Việc đăng ký kết hôn tại cơ quan không có thẩm quyền sẽ không làm phát sinh quan hệ vợ chồng.
56. Việc kết hôn vi phạm sự tự nguyện sẽ bị Tòa án ra quyết định hủy hôn khi có yêu cầu.
57. Việc nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn sẽ không làm phát sinh quan hệ vợ chồng.
58. Việc nam và nữ bắt đầu chung sống với nhau từ ngày 01.01.2001 trở về sau mà không đăng ký kết hôn đều không được công nhận là vợ chồng.
59. Việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung của vợ chồng theo chế độ tài sản pháp định phải lập thành văn bản và phải được công chứng.
60. Việc xác lập quan hệ vợ chồng có thể ủy quyền cho người khác thực hiện.
61. Việc xác lập, thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng phải có sự đồng ý của hai bên vợ chồng.
62. Vợ chồng không thể ly hôn khi người vợ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
63. Vợ, chồng không chung thủy với nhau là vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng.
64. Xuất phát từ nguyên tắc hôn nhân tự nguyện nên chỉ một bên hoặc cả hai bên hoặc cả hai bên vợ chồng mới có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn của họ.
65. Tiền trợ cấp mà một bên có được trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng.
66. Trong chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định, một bên vợ, chồng không được tự mình định đoạt tài sản chung khi không có sự đồng ý của người còn lại.
67. Trong chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định, tài sản chung của vợ chồng thuộc hình thức sở hữu chung hợp nhất không thể phân chia được.
68. Trong chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật, việc định đoạt tài sản chung nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình chỉ cần do một bên vợ/chồng quyết định và thực hiện.
69. Trong chế độ tài sản pháp định, lợi tức phát sinh từ tài sản sau khi chia trong thời kỳ hôn nhân vẫn có thể xác định là tài sản chung của vợ chồng.
[Download] Đáp án nhận định đúng sai luật hôn nhân và gia đình
đang cập nhật….