Có thể thấy các cam kết của Việt Nam gia nhập WTO đều hàm chứa những lời hứa của Chính phủ Việt Nam sẽ từng bước xóa bỏ những rào cản về tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài, tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi và bình đẳng cho doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, tăng cường tính minh bạch, công khai và tăng hiệu lực thi hành của hệ thống luật pháp, chính sách.
Đồng thời thiết lập một khung pháp lý hữu hiệu nhằm bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của nhà đầu tư nước ngoài. Việc thực hiện các điều ước này cùng với những cải thiện tích cực về pháp luật, chính sách đầu tư nước ngoài trong thời gian qua là những nhân tố quan trọng góp phần củng cố lòng tin của nhà đầu tư nước ngoài về tính hấp dẫn và cạnh tranh của môi trường đầu tư Việt Nam, mở ra cơ hội mới trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Đây cũng là một tín hiệu tích cực gửi đến cộng đồng quốc tế về những nỗ lực của Việt Nam trong việc tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới, mở cửa và hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Tuy nhiên, hiện nay xuất hiện một số quan ngại của các nhà đầu tư nước ngoài và các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam liên quan đến vấn đề của FDI đề cập trong các hiệp định của WTO:
Thứ nhất, ngôn ngữ trong những cam kết về đầu tư trong biểu cam kết tương đối khó hiểu. Ví dụ như việc hiểu ngôn từ “không cam kết”, “không hạn chế” như thế nào vẫn có những ý kiến khác nhau và thậm chí không thông nhất cách hài ngay cả giữa các thành viên trong đoàn đàm phán.
Thứ hai, trong bêu tan kết về dịch vụ, rất nhiều ngành của chúng ta đưa ra các điều kiện hạn chế đầu tư nước ngoài còn chặt chẽ hơn cả pháp luật hiện hành của Việt Nam. Trên thực tế trong một số ngành trước khi gia nhập WTO chúng ta đã mở cửa với mức độ rất cao, không hạn chế phần vốn của nhà đầu tư. Tuy nhiên, theo biểu cam kết này thì chúng ta lại hạn chế lại. Như vậy, chúng ta áp dụng cam kết nào? Theo thực trạng pháp luật hiện hành hay áp dụng theo cam kết của ta trong WTO? Do đó nhiều địa phương của ta đã áp dụng biện pháp an toàn là từ chối cấp phép.
Thứ ba, theo quy định thì một nước thành viên chỉ có nghĩa vụ mở cửa các phân ngành dịch vụ được quy định tại | bieu cam kết, còn đối với các ngành khác thì chúng ta không phải có nghĩa vụ mở cửa. Quy định này dẫn đến những cách biểu khác nhau giữa các cơ quan cấp phép đầu tư. Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Đầu tư đôi khi không thống nhất với nhau: căn cứ vào kỹ thuật đàm phán thì Việt Nam chỉ mở của những ngành chúng ta cam kết, còn khi nhà đầu tư nước ngoài xin phép đầu tư vào lĩnh vực ta không cam kết thì Bộ Công Thương trả lời không mở cửa. Do vậy, nhiều Sở Khoa học và Đầu tư rất khó xử lý và trên thực tế còn tồn đọng rất nhiều dự án.
Thứ tư, đối với những dự án đang hoạt động muốn điều cit chứng nhận đầu tư để mở rộng sang một hoạt động khác cũng gặp phải vấn đề rất nan giải vì phải xem khi mở rộng sang lĩnh vực mới có thuộc biểu cam kết không. Còn trong giai đoạn trước họ được tự do chuyển đổi sang lĩnh vực đầu tư khác không bị cam. Trong những trường hợp như vậy, các nhà đầu tư cũng từ chối cấp phép để giữ an toàn thay vì đi nghiên cứu cam kết.
Tóm lại, những hiện tượng đó dẫn đến sự xáo trộn lớn trong môi trường đầu tư của Việt Nam, Như vậy, có thể thấy trong nhiều trường hợp cam kết song phương còn thông thoáng hơn, ít gò bó hơn các cam kết trong WTO.