1. Vùng nước quần đảo
1.1. Khái niệm
Khái niệm vùng nước quần đảo gắn liền với học thuyết về các quốc gia quần đảo, do Indonesia và Philippin đưa ra từ những năm 1950 và đã được thừa nhận trong Cô Ig ước về luật biển năm 1982. Theo Công ước thì “quốc gia quần đảo là một quốc gia hoàn toàn được cấu thành bởi một hay nhiều quần đảo và có khi bởi một số hòn đảo khác“, Quần đảo được hiểu là một tổng thể các đảo, kể cả các bộ phận của các đảo, các vùng nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan chặt chẽ với nhau đến mức tạo thành một thể thống nhất về địa lý, chính trị, kinh tế, hay được coi như thế về mặt lịch sử.
Vùng nước quần đảo là vùng biển nằm bên trong của đường cơ sở quần đảo dùng để tính chiều rộng lãnh hải, do quốc gia quần đảo ấn định. Các vùng biển lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quốc gia quần đảo đều được tính từ đường cơ sở quần đảo.
Đường cơ sở quần đảo có thể do quốc gia quần đảo đơn phương vạch ra nhưng phải đáp ứng được các điều kiện của luật quốc tế, đó là, tuyến các đường cơ sở quần đảo này phải bao lấy các đảo chủ yếu và xác lập một khu vực mà tỷ lệ diện tích nước So với đất, kể cả vành đai san hô, phải ở giữa tỷ số 11 và 91; chiều dài các đường cơ sở này không được vượt quá 100 hải lý và cho phép 3% tổng số các đường cơ sở bao quanh một quần đảo nào đó có thể có chiều dài từ 100 đến 125 hải lý; tuyến các đường cơ sở này không được tách ra rõ rệt đường bao quanh chung của quần đảo; các đường cơ sở này không thể kéo đến hay xuất phát từ các bãi cạn ra nổi nửa chìm, trừ trường hợp tại đó có xây các đèn biển hay các thiết bị tương tự thường xuyên nhô lên khỏi mặt nước hoặc trừ trường hợp toàn bộ hay một phần bãi cạn ở các hòn đảo gần nhất một khoảng cách không vượt quá chiều rộng lãnh hải; phương pháp kẻ đường có sở này không được làm cho lãnh hải của một quốc gia khác bị tách rời với biển cả tay với một vùng đặc quyền kinh tế.
1.2. Chế độ pháp lý
Trong vùng nước quần đảo:
– Các quốc gia quần đảo có nghĩa vụ tôn trọng các điều tước hiện hành đã được ký kết với các quốc gia khác và thừa nhận các quyền đánh bắt hải sản truyền thống và những hoạt động chính đáng của các quốc gia kế cận trong một số khu vực thuộc vùng nước quần đảo của các quốc gia quần đảo.
– Các quốc gia quần đảo có nghĩa vụ tôn trọng các dây cáp ngầm hiện có do những quốc gia khác đặt và đi qua các vùng nước của quốc gia quần đảo mà không đụng đến bờ biển của mình.
– Tàu thuyền của các quốc gia khác đều được hưởng quyền đi qua không gây hại trong vùng nước quần đảo. Chế độ pháp lý của quyền đi qua không gây hại này gần giống với chế độ pháp lý của quyền quá cảnh các eo biển quốc tế.
2. Eo biển quốc tế
2.1. Định nghĩa
Eo biển dùng cho hàng hải quốc tế là eo biển giữa một bộ phận của biển cả hoặc một vùng đặc quyền kinh tế và một bộ phận khác của biển cả hoặc một vùng đặc quyền kinh tế.
2.2. Chế độ pháp lý
Tại các eo biển quốc tế, tàu thuyền và phương tiện bay của các quốc gia được hưởng quyền quá cảnh. “Quá cảnh” có nghĩa là việc thực hiện quyền tự do hàng hải và tự do hàng không với mục đích là đi qua liên tục và nhanh chóng qua eo biển giữa một bộ phận của biển cả hoặc một vùng đặc quyền kinh tế và một bộ phận khác của biển cả hoặc một vùng đặc quyền kinh tế. Đòi hỏi quá cảnh liên tục và nhanh chóng không ngăn cấm việc đi qua eo biển để đến lãnh thổ của một quốc gia ven eo biển, để rời khỏi hoặc lại đến lãnh thổ đó, theo các điều kiện cho phép đến lãnh thổ của quốc gia đó. Quyền quá cảnh này không được áp dụng trong ba trường hợp, đối với:
– Các eo biển và việc đi qua đã được quy định toàn bộ hay từng phần trong các công ước quốc tế đặc biệt nhằm vào các eo biển này đã có từ lâu đời và vẫn đang còn có hiệu lực. Đó là trường hợp của các eo biển Thổ Nhĩ Kỳ, Đan Mạch, Magelan…
– Các eo biển có thể vượt qua nó bằng một con đường ở biển cả hay một con đường qua một vùng đặc quyền kinh tế cũng thuận tiện như thế về phương diện hàng hải và về các đặc điểm thuỷ văn. Đó là trường hợp của các eo biển Mozăbic, eo biển Berin…
– Các eo biển được tạo thành bởi lãnh thổ đất liền của một quốc gia và một đảo cũng thuộc quốc gia này và tồn tại ở phía ngoài đảo này một đường ở biển cả hay một con đường qua. vùng đặc quyền kinh tế cũng thuận tiện như thế về phương diện hàng hải và về các đặc điểm thuỷ văn hay các eo biển nối liền lãnh hải của một quốc gia với một bộ phận của biển cả hay với một vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia khác. Đối với các eo biển loại này người ta áp dụng chế độ quyền qua lại không gây hại, ví dụ như các eo biển Corfu, Messine…
Quyền quá cảnh này được áp dụng cho cả tàu thuyền và phương tiện bay. Các phương tiện bay được hưởng quyền tự do cao hơn so với các tàu thuyền và các phương tiện này thực hiện quyền tự do bay không theo các hành lang như trường hợp tàu thuyền phải tôn trọng các tuyến đường và các cách phân chia luồng giao thông do các quốc gia ven eo biển thiết lập phù hợp với các quy định quốc tế đã được chấp nhận chung. Nghĩa vụ của các phương tiện bay khi thực hiện quá cảnh là tôn trọng các quy định về hàng không do Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế đề ra và thường xuyên theo dõi tần số điện đài mà cơ quan có thẩm quyền được quốc tế chỉ định làm nhiệm vụ kiểm soát giao thông hàng không phân bổ cho hoặc tần số quốc tế về nguy cấp cho tàu ngầm được phép thực hiện quyền qua cảnh ở trạng thái chìm.
Trong khi thực hiện quyền quá cảnh eo biển quốc tế, các tàu thuyền và phương tiện bay có nghĩa vụ:
– Không được có những hoạt động nào khác ngoài những hoạt động cân cho sự quá cảnh liên tục và nhanh chóng.
– Tuân thủ các quy định, thủ tục và tập quán quốc tế đã được chấp nhận chung về mặt an toàn hàng hải, ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển.
Các quốc gia ven eo biển có quyền:
– Ấn định các tuyến đường và quy định các cách phân chia luồng giao thông trong các eo biển quốc tế khi có nhu cầu bảo đảm an toàn cho tàu thuyền đi qua eo biển và khi hoàn cảnh đòi hỏi với điều kiện phải có thoả thuận của tổ chức quốc tế có thẩm quyền.
– Có thể quy định các luật và các văn bản liên quan đến việc quá cảnh eo biển. Quyền này chỉ giới hạn trong 4 lĩnh vực, an toàn hàng hải; ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển; cấm đánh bắt hải sản; xếp dỡ hàng hoá, tiền bạc hay đưa người lên xuống tàu. Các luật và quy định này không được dẫn đến bất kỳ một sự phân biệt đối xử nào về mặt pháp lý hay về mặt thực tế giữa các tàu thuyền nước ngoài.
Các quốc gia ven eo biển có nghĩa vụ không được gây trở ngại cho việc quá cảnh và phải thông báo đầy đủ về mọi nguy hiểm đối với hàng hải trong eo biển hoặc đối với việc bày trên eo biển mà quốc gia này nắm được, Việc thực hiện quyền quá cảnh không thể bị đình chỉ.