1. Mục đích của việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu không chỉ được sử dụng để nghiên cứu đối tượng của tâm lý học tư pháp. Trong hoạt động tư pháp, các phương pháp này còn có ý nghĩa ứng dụng rất lớn. Nó được người cán bộ tư pháp sử dụng
như một công cụ để hiểu tâm lý của đối tượng. Vì vậy, mục đích của việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu là nhằm thu thập, tìm hiểu thông tin về tâm lý cùa đối tượng mà ta cần quan tâm, việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu trong hoạt động tư pháp nhằm các mục đích sau:
– Nhằm hiểu được diễn biến tâm lý của đối tượng mà ta quan tâm: suy nghĩ, tâm trạng, xúc cảm… của đối tựợng; có thể đoán được họ đang nghĩ gì, thái độ của họ ra sao; tại sao họ lại xử sự như vậy…
– Sử dụng các phương pháp nghiên cứu, ta có thể tìm hiểu được các thông tin về đặc điểm tâm lý của đối tượng. Có nghĩa là, các phương pháp này giúp hiểu được các thuộc tính tâm lý trong nhân cách của đối tượng như: tính cách, trình độ năng lực, tình cảm, nhu cầu, hứng thú, quan điểm sống, hệ thống các chuẩn mực… của họ.
2. Các nguyên tắc sử dụng phương pháp nghiên cứu
Đế đám bảo được tính chính xác của các thông tin về tâm lý đối tượng, việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
2.1. Nguyên tắc mục đích
Nguyên tắc này đòi hỏi khi sử dụng các phương pháp nghiên cứu tâm lý, ta phải xác định rõ mục đích sử dụng. Mỗi một phương pháp nghiên cứu đều chỉ đáp ứng một hoặc một số mục đích nhất định trong việc thu thập thông tin. Việc xác định rõ mục đích sử dụng sẽ giúp cho ta có thể lựa chọn các biện pháp nghiên cứu phù hợp. Ví dụ, phụ thuộc vào việc ta muốn hiểu được thái độ khai báo của đối tượng, hay muốn biết được anh ta là người có tính cách ra sao thì ta sẽ lựa chọn các phương pháp nghiên cứu hoàn toàn khác. Với hai mục đích khác nhau như vậy ta không thể sử dụng cùng một phương pháp.
2.2. Nguyên tắc quyết định luận xã hội
Theo nguyên tắc này thì mọi hiện tượng tâm lý không tự nhiên sinh ra mà đều có nguyên nhân làm hình thành hoặc làm thay đổi. Các nguyên nhân này chủ yếu là từ điều kiện xã hội. Do đó, khi phân tích một hiên tượng tâm lý, bạn cần phải phân tích cả điều kiện, hoàn cảnh sống của họ và những yếu tố xã hội tác động đến họ. Ví dụ, khi tìm hiểu nguyên nhân phạm tội của một người nào đó thì phải tìm nguyên nhân này trong các môi trường xã hội như gia đình, bạn bè, trong các mối quan hệ, lối sống… của người đó.
2.3. Nguyên tắc khách quan
Nguyên tắc này đòi hỏi khi thu thập thông tin vể tâm lý một đối tượng nào đó, ta phải đảm bảo được tính chân thực và phản ánh đúng bản chất của hiện tượng tâm lý mà ta quan tâm. Đảm bảo nguyên tắc này, khi thu thập thông tin về đối tượng, ta phải đảm bảo sử dụng các phương pháp có độ tin cậy cao; phải đảm bảo phản ánh đúng các đặc điểm của đối tượng; việc phân tích, đánh giá tâm lý đối tượng không được suy diễn tuỳ tiện, chủ quan mà phải dựa trên cơ sở những thông tin mà ta đã thu thập được.
2.4. Nguyên tắc về sự thống nhất giữa tâm lý nhân cách và hoạt động
Có thể nói, tâm lý nhân cách và hoạt động có mối quan hệ chặt chẽ, đó là mối quan hệ nội dung và hình thức, thể hiện như sau:
Hoạt động là điều kiện để hình thành và phát triển tâm lý cá nhân. Thông qua các hoạt động học tập, lao động, giải trí… mỗi cá nhân lĩnh hội tri thức, kỹ năng kỹ xảo, hệ thống chuẩn mực, rèn luyện các phẩm chất tâm lý cần thiết, từ đó mà tâm lý cá nhân được hình thành.
Trong hoạt động, mỗi cá nhân bộc lộ giá trị nhân cách của mình. Người ta vẫn có câu: “hãy xem anh ta làm và đừng nghe anh ta nói”. Có nghĩa là, ta cần đánh giá tâm lý của người khác thông qua hành động của anh ta. Chỉ có thông qua hành động, tâm lý của con người mới được bộc lộ một cách chân thực nhất.
Việc tuân thủ nguyên tắc này khi đánh giá tâm lý của người khác sẽ giúp ta thu dược nhũng thông tin khách quan nhất về họ.
2.5. Nguyên tắc phát triển
Tâm lý của cá nhân không phải là một hiện tượng tâm lý bất di bất dịch, mà nó luôn có quá trình vận động, phát triển và thay đổi. Khi ta muốn đánh giá tâm lý của một đối tượng nào đó, cần phải xem xét nó trong sự vận động và phát triển. Ví dụ, khi ta phán xét về lỗi lầm của một ai đố, ta không nên thái quá mà cho rằng: ôi! Không thể cải tạo được anh ta đâu! Như vậy là ta đã không tuân thủ nguyên tắc phát triển của tâm lý. Nên hiểu rằng, tâm lý con ngưòi là một hiện tượng luôn vận động và phát triển. Vì vậy, nếu có biện pháp tác động phù hợp, ta hoàn toàn cố thể làm cho người khác hối cải và sủa chữa lỗi lẩm.
Nguyên tắc này cũng đòi hỏi, khi đánh giá về một ai dó, ta không nên đánh giá họ qua một tình huống mà phải đánh giá họ qua một quá trình lâu dài.
2.6. Nguyên tắc tiếp cận nhân cách
Khi đánh giá một con người, ta cần phải tiếp cận họ một cách toàn diện, tìm hiểu tất cả các thuộc tính trong nhân cách của họ, mối quan hệ tác dộng qua lại của chúng. Mặt khác, cần phải phân tích được ảnh hưởng của yếu tố sinh học và yếu tố xã hội đối với sự hình thành và phát triển nhăn cách của họ. Cố như vậy, ta mới có được kết luận chính xác về tâm lý của đối tượng mà ta quan tâm.
3. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
Trong hoạt động tư pháp, người ta thường sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
3.1. Phương pháp quan sát
Quan sát là sự tri giác có chủ dinh các biểu hiện bề ngoài của con người như hành động, cử chỉ, ánh mắt, nét mặt, cách nói năng, cách ăn mặc… nhằm nhận xét, phán đoán các đặc điểm tâm lý của họ.
Phương pháp quan sát được sử dụng một cách phổ biến trong hoạt động tố tụng. Phương pháp này giúp bạn có thể phán đoán được các diễn bến nội tâm của đối tượng. Ví dụ, thông qua quan sát cách biểu cảm trên nét mặt của bị cáo và các biểu hiện hành vi của họ, bạn có thể phán đoán thái độ của họ đối vói hành vi mà họ đã thực hiện. Phương pháp này cũng có thể sử dụng để phán đoán về đặc điểm tâm lý của đối tượng. Khi ta quan sát hành vi, cách nói nãng, ăn mạc của một người, ta có thể đoán họ là người như thế nào, tính cách, trình độ nhận thức của họ ra sao…
Trong hoạt động tư pháp, xuất phát từ sự mâu thuẫn của chủ thể tham gia tố tụng với người cán bộ tiến hành tố tụng, phương pháp quan sát có một số đặc điểm đặc thù sau:
– Chủ thể tiến hành quan sát cũng có thể trở thành đối tượng bị quan sát. Có nghĩa là, khi ta tiếp xúc với một đối tượng để thu thập thông tin, thì họ (đặc biệt là bị can, bị cáo) cũng rất muốn biết ta đang nghĩ gì, muốn gì ở họ. Vì vậy, họ cũng tiến hành quan sát ta để có được những thông tin cần thiết về chủ thể đang quan sát mình.
– Việc sử dụng phương pháp quan sát có thể gặp những trở ngại nhất định, vì đối tượng của quan sát có thể có những động tác giả để che đậy nội tâm của mình. Đây là đặc điểm đặc thù của hoạt động tư pháp. Đối với người phạm tội hoặc những người có thái độ không thành khẩn thì khi tiếp xúc với người cán bộ tư pháp, họ luôn có ý thức che dấu những diễn biến nội tâm của mình. Họ có thể dùng những động tác giả bên ngoài để đánh lạc hướng chú thể quan sát. Ví dụ, một bị cáo tại phiên toà có thể khóc nức nở và thể hiện sự hối hận một cách rất “nghệ thuật” mặc dù thật tâm anh ta không hề hối cải.
– Điều kiện của hoạt động tư pháp có thể gây những tác động lớn đối với tâm lý của các chủ thể tham gia. Vì vậy, tâm lý của họ thường bộc lộ dưới rất nhiều sắc thái khác nhau. Ví dụ, cũng là thái độ khai báo của người làm chứng, khi khai báo tại cơ quan điều tra, họ có thể tích cực và chủ động. Nhưng tại phiên toà, sự chú ý của nhiều người có thể gây cho người làm chứng tâm lý e ngại, làm cho họ trớ nên thụ động hơn khi khai báo.
Từ những đặc thù trên, khi sử dụng phương pháp này, ta cần chú ý những vấn đề sau:
– Xác định rõ mục đích, nội dung và kế hoạch quan sát. Phương pháp quan sát thường đạt hiệu quả cao khi ta đã có những giả thiết nhất định về đối tượng và quan sát là để kiểm tra giả thiết đó.
– Không nên để lộ cho đối tượng bị quan sát biết được mục đích của người quan sát. Nếu họ biết được mục đích của người quan sát, họ có thể mất tự nhiên, không thoái mái, thậm chí giả tạo, đóng kịch.
– Sự biêu hiện của tâm lý là rất đa dạng và phụ thuộc vào tình huống. Do dó, ta cần tiên hành quan sát đối tượng nhiều lần trong những tình huống khác nhau.
– Ghi chép kết quả quan sát một cách chi tiết, khách quan và không được có định kiến khi đánh giá đối tượng.
3.2. Phương pháp thực nghiệm
Thực nghiệm là phương pháp mà chù thê chủ động tạo ra tình huống nhằm làm xuất hiện ớ đối tượng những hiện tượng tâm lý cần quan tâm, tiến hành đo đạc, định lượng chúng một cách khách quan.
Vi dụ: Đê nghiên cứu sự ảnh hường của áp lực nhóm đối với cá nhân, người ta yèu cầu 5 đối tượng đứng cách đều hai đoạn thẳng có độ dài khác nhau (sự khác nhau về độ dài của hai đoạn thẳng có thể nhận thấy được từ vị trí cùa mỗi người). Sau đó yêu cầu họ đưa ra ý kiến của mình về độ dài của hai đoạn thẳng đó. Bốn người trả lời trước, do được nhà nghiên cứu bí mật thống nhất trước, đều nhận xét là hai đoạn thẳng đó bằng nhau. Người thứ 5 trả lời sau cùng, dưới áp lực của nhóm, cũng theo bạn mình nhận xét về sự bằng nhau của hai đoạn thảng. Trong trường hợp này, chúng ta đã sử dụng phương pháp thực nghiệm.
Tình huống được tạo ra trong phương pháp thực nghiệm có vai trò quan trọng. Chúng là điều kiện để hình thành những hiện tượng tãm lý mà chúng ta cần quan tâm. Thực chất các tình huống này là những vấn đề, những “bài toán” mà nhà nghiên cứu đặt ra cho các đối tượng và căn cứ vào cách giải quyết của họ đê xác định đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.
Người ta phân biệt nhiều loại thực nghiệm khác nhau:
– Thực nghiệm tự nhiên là thực nghiệm dựa vào những điều kiện hoàn cảnh trong cuộc sống và hoạt động của đối tượng. Trong hoạt động tố tụng các thực nghiệm điểu tra chú yếu thuộc loại này. Ví dụ: thực nghiệm diễn lại hành động, việc làm nhằm kiểm ưa lời khai của bị can, người bị tạm giữ, người làm chứng …
– Thực nghiệm giáo dục là loại thực nghiệm nhằm phát triển, rèn luyện hoặc uốn nắn những phẩm chất tâm lý nào đó ớ đối tượng. Loại thực nghiệm này được dùng trong quá trình giam giữ cải tạo phạm nhân.
– Thục nghiệm trong phòng thí nghiệm là những thực nghiệm nhằm nghiên cứu những đặc điểm tâm lý nhất định, được tiến hành trong những phòng được bố trí đặc biệt với những máy móc, thiết bị tinh vi. Đế kết quả rút ra từ phương pháp thực nghiệm có đủ độ tin cậy, cần tiến hành thực nghiệm nhiều lần và phối hợp với các phương pháp khác.
3.3. Phương pháp đàm thoại (trò chuyện)
Đàm thoại là phương pháp tìm hiểu tâm lý, nhân cách con người thông qua các quan hệ giao tiếp bằng ngôn ngữ. Nói cách khác, thông qua cách nói năng, ngôn ngữ của một người, bạn có thể đánh giá về tâm lý của họ như: thái độ, tình cảm, quan điểm, nhu cầu, hứng thú, tâm trạng… của họ.
Phương pháp đàm thoại đòi hỏi ở chủ thể nghiên cứu khả năng giao tiêp tốt và tính linh hoạt cao. Vấn đề cơ bản trong phương pháp đàm thoại là người đối thoại phải cởi mở, bộc lộ bản thân. Để đạt được điều đó, người nghiên cứu cần có phương pháp tiếp cận phù hợp, tạo ấn tượng tốt, đặc biệt là ấn tượng ban đầu, phải biết thiết lập, duy trì bầu không khí thích hợp trong suốt quá trình trò chuyện. Cho nên, chủ đề câu chuyện không thể xác định một cách máy móc, cứng nhắc mà cần được thay đổi một cách linh hoạt cho phù hợp với tình huống thực tế. Trong trường hợp thuận lợi có thể đưa câu chuyện lên mức độ tranh luận làm người đối thoại bộc lộ hơn nữa về bản thân.
3.4. Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động
Tâm lý con người được biểu hiện trong hoại động, được “chất chứa” vào các sản phẩm hoạt động, trở thành những hiện tượng tâm lý tiềm tàng, tích đọng trong đó. Vì vậy, dựa vào việc phân tích kết quả, sản phẩm hoạt động có thê rút ra những kết luận về tâm lý nhân cách của người đã làm ra sản phẩm đó. Ví dụ, chúng tôi có thể thông qua bài thi của một học viên mà phán đoán một sô’ nét về tâm lý của họ như: thái độ đối với môn học, hiểu biết xã hội, khả năng tư duy…
Trong hoạt động tố tụng, khi phân tích đánh giá những dấu vết phát hiện dược trên hiện trường, công cụ phạm tội, hậu quả mà hành vi phạm tội gây ra… ta có thể xác định được động cơ, mục đích, diễn biến hành vi, ý chí, thói quen, trạng thái tâm lý của cá nhân đã thực hiện hành vi phạm tội. Ở một số nước trẽn thế giới, các chuyên gia tội phạm đã căn cứ vào cách thức thực hiện hành vi phạm tội, các dấu vết của hành vi… mà xây dụng chân dung tâm lý của đối tượng phạm tội. Đó là họ đã sử dụng phương pháp phân tích sán phám cứa hoại động.
3.5. Phương pháp phán tích nhóm (tập thể)
Nhóm là một tập hợp người được thống nhất lại bởi một mục đích chung. Khi nhóm phát triển đến mức độ cao, các thành viên của nhóm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, có hoạt động chung thống nhất, phù hợp với lợi ích của xã hội, thì nhóm trở thành tập thể.
Để trờ thành thành viên của nhóm, mỗi cá nhân phải chấp nhận (ít nhất là một phần) các mục tiêu và nguyên tắc của nhóm. Trong hoạt động, cá nhân phải vì lợi ích của nhóm và của các thành viên khác. Mặt khác, thông qua các quan hệ giao tiếp trong nhóm, cá nhân tiếp thu được những kinh nghiệm nhất định. Vì vậy, nhóm để lại dấu ấn trong tâm lý, ý thức của mỗi thành viên, ảnh hưởng đến hành vi của họ. Dựa vào việc phân tích các đặc điểm về tổ chức và hoạt động của nhóm, quan hộ trong nhóm, đặc điểm của các thành viên khác có thê rút ra những kết luận về tâm lý, nhân cách của cá nhân mà la quan tâm.
Trong đời sống, đôi khi ta tìm hiểu bạn bè của người mà ta quan tâm để đánh giá về tính cách, thái độ, tình cảm, ý thức… của họ. Đó là ta đã sử dụng phương pháp phân tích nhóm.
Trong hoạt động tố lụng hình sự, dể làm rõ đặc điểm tâm lý, nhân thân của bị can, bị cáo, nguyên nhân, điều kiện phạm tội của họ, người tiến hành tố tụng thường tìm hiểu về điều kiện gia đình, những tập thể, cơ quan nơi họ làm việc, bạn bè, các nhóm giao tiếp… mà họ đã hoặc đang là thành viên.
Tóm lại, các phương pháp nghiên cứu có thế sử dụng rộng rãi và thường xuvên trong hoạt động tố tụng. Đê sử dụng chúng có hiệu quả, ta cần phải tuân thù chặt chẽ các nguyên tắc nghiên cứu, đặc biệt là nguyên tắc khách quan.