1. Nguyên tắc dân tộc tự quyết
Luật quốc tế về quyền con người thừa nhận về mặt pháp lý các giá trị tự nhiên, xã hội và nhân loại của quyền con người, trong đó, giá trị nhân loại của quyền con người với tư cách là quyền lập thể chính là độc lập, chủ quyền, bình đẳng giữa các dân tộc. Nói cách khác, quyền con người cơ bản là sự gắn kết của quyền cá nhân và quyền tập thể. Chính vì vậy, trong quan hệ quốc tế, tôn trọng quyền tự quyết của mỗi dân tộc có ý nghĩa là sự tôn trọng các chuẩn mực quốc tế về quyền con người nhằm mục đích bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia, dân tộc. Đây cũng chính là cơ sở của hoà bình và an ninh quốc tế, của hợp tác và phát triển trong xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá. Nguyên tắc nêu trên của luật quốc tế về quyền con người thể hiện xu thế của thời đại là phát triển quyền con người gắn với hoà bình, độc lập dân tộc, an ninh, dân chủ và tiến bộ xã hội. Nhiều văn bản pháp lý quốc tế đã ghi nhận nội dung của nguyên tắc này thông qua các quyền dân tộc cơ bản như quyền độc lập dân tộc, quyền được phát triển, chủ quyền vĩnh viễn đối với tài nguyên thiên nhiên, quyền được sống trong hoà bình, an ninh và môi trường trong sạch… của từng dân tộc.
![](https://lawfirm.vn/wp-content/uploads/2021/09/cac-nguyen-tac-cua-luat-quoc-te-ve-quyen-con-nguoi.jpg)
2. Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng các quyền cơ bản của con người và hợp tác quốc tế trong việc bảo vệ, phát triển quyền con người
Nguyên tắc này của luật quốc tế về quyền con người xuất phát từ các đặc trưng mang tính khách quan hoá, tính xã hội hoá, tính quốc tế hoá và tính quy phạm hoá của quyền con ngư 2. Đối với việc bảo vệ và phát triển quyền con người, đây là một trong những điều kiện để xây dựng hoà bình và an ninh quốc tế đồng thời là căn cứ để xác định trách nhiệm riêng biệt của quốc gia đối với các vấn đề về quyền con người, nảy sinh trong nội bộ từng quốc gia cũng như trong quan hệ hợp tác quốc tế về quyền con người. Mặt khác, thực hiện nguyên tắc trên sẽ tạo ra giới hạn cần thiết cho hành động của mỗi quốc gia trong lĩnh vực quyền con người theo hướng vừa bảo đảm tính hiệu quả của các quan hệ hợp tác quốc tế về nhân quyền, vừa không xâm phạm tới chủ quyền của quốc gia, dân tộc khác.
3. Nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử
Nguyên tắc này tạo tiền đề pháp lý quan trọng để bảo vệ sự bình đẳng của các cá nhân, các nhóm người, các dân tộc thiểu số trong việc hưởng quyền lợi, thành tựu phát triển của kinh tế-xã hội cũng như các quyền con người cơ bản khác. Ý nghĩa thực tiễn của nguyên tắc này là bảo đảm để những giá trị phổ biến, không thể bị chia cắt của các quyền và tự do cơ bản của con người được thực hiện một cách bình đẳng và công bằng, không có sự phân biệt đối với việc thực hiện từng loại quyền hoặc từng loại tự do cơ bản của mỗi cá nhân hay mỗi nhóm Tiêng biệt. Điều này đồng nghĩa với việc, mọi quốc gia thành viên phải có nghĩa vụ tạo ra các điều kiện cần thiết trên tất cả các lĩnh vực xã hội, kinh tế, chính trị, văn hoá… với sự bảo hộ cần thiết để bảo đảm rằng, trong thẩm quyền tài phán của từng quốc gia, mỗi cá nhân đều có thể được hưởng những quyền và tự do một cách thực tế, không bị sự hạn chế vì yếu tố lãnh thổ hoặc địa bàn cư trú. Nguyên tắc này ràng buộc nghĩa vụ của từng quốc gia khi thực thi các cam kết quốc tế về nhân quyền với đối tượng chịu sự tác động của mỗi công ước quốc tế ở từng lĩnh vực mà nó điều chỉnh.