1. Khái niệm chung về các nguyên tắc của pháp luật thi hành án hình sự
Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật là những tư tưởng chỉ đạo có tính chất nền tảng, định hướng, xuyên suốt quá trình xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật của Nhà nước và nhân dân.
Nguyên tắc thường được thể hiện dưới hình thức các luận điểm, các nguyên lý có tính chất xuất phát điểm, định hướng và nhất thiết phải được tôn trọng, quán triệt trong một loạt việc làm. Nguyên tắc vừa mang tính khách quan lại vừa mang tính chủ quan. Nguyên tắc, trước hết là sự phản ánh khách quan, tức là phản ánh thực tế vận động và tồn tại của toàn xã hội, phản ánh bản chất của chế độ, của cơ sở kinh tế – xã hội, của trình độ, điều kiện phát triển của lịch sử của đất nước, của xã hội. Đồng thời, nguyên tắc mang đạm dấu ấn chủ quan, vì thực tế khách quan phản ánh qua nhận thức của con người mà được nâng lên thành quan điểm, thông qua các hoạt động tư duy, thông qua khả năng, trình độ, năng lực nhận thức nhu cầu khách quan của đời sống xã hội. Trong từng lĩnh vực cụ thể, các nguyên tắc có thể có sự tiếp thu, kế thừa và vì vậy hình thành những nét giống nhau giữa các nước có chế độ chính trị- xã hội- kinh tế khác nhau hoặc giữa các giai đoạn lịch sử khác nhau, nhưng các nguyên tắc lại cũng có những nét rất khác nhau ở các nước và các giai đoạn khác nhau.
Trên cơ sở các quy định chung đó, có thể đưa ra khái niệm: Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam là những tư tưởng chỉ đạo có tính chất nền tảng, định hướng, xuyên suốt quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện và bảo vệ pháp luật thi hành án hình sự, được vận dụng vào tổ chức, hoạt động thi hành án hình sự Việt Nam.
Qua khái niệm nêu trên, có thể thấy rằng hệ thống các nguyên tắc tổ chức hoạt động thi hành án hình sự ở nước ta hiện nay vừa phải thể hiện bản chất của hoạt động thi hành án hình sự ở nước ta, vừa phải tính đến hướng phát triển xã hội ta trong những năm tới dưới tác động của cải cách tư pháp và cải cách hành chính, vừa phải phán ánh tính đặc thù của thi hành án hình sự trong những điều kiện kinh tế- chính trị- xã hội ở giai đoạn hiện nay.
Theo khoa học luật thi hành án hình sự, hệ thống các nguyên tắc và hoạt động thi hành án hình sự phải bao gồm các nguyên tắc dưới đây:
– Nguyên tắc pháp chế;
– Nguyên tắc dân chủ;
– Nguyên tắc nhân dân;
– Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật và trước cơ quan thi hành án;
– Nguyên tắc kết hợp thuyết phục và cưỡng chế;
– Nguyên tắc phân hóa và cá thế hóa người phải thi hành án, động viên, khích lệ chấp hành quyết định bản án cả Tòa án;
– Nguyên tắc tôn trọng và bảo đảm các quyền và tự do cơ bản của công dân,con người;
– Nguyên tắc bảo đảm sự phối hợp giữa các cơ quan thi hành án với các cơ quan nhà nước khác, các tổ chức xã hội và mọi công dân trong hoạt động thi hành án.
Hiện nay, theo Luật thi hành án hình sự 2010, các nguyên tắc thi hành án hình sự được quy định tại Điều 4, cụ thể bao gồm các nguyên tắc:
“1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
2. Bản án, quyết định có hiệu lực thi hành phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh.
3. Bảo đảm nhân đạo xã hội chủ nghĩa; tôn trọng nhân phẩm, quyền, lợi ích hợp pháp của người chấp hành án.
4. Kết hợp trừng trị và giáo dục cải tạo trong việc thi hành án; áp dụng biện pháp giáo dục cải tạo phải trên cơ sở tính chất và mức độ phạm tội, độ tuổi, giới tính,trình độ văn hoá và các đặc điểm nhân thân khác của người chấp hành án.
5. Thi hành án đối với người chưa thành niên chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành người có ích cho xã hội.
6. Khuyến khích người chấp hành án ăn năn hối cải, tích cực học tập, lao động cải tạo, tự nguyện bồi thường thiệt hại.
7. Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo những hành vi, quyết định trái pháp luật trong hoạt động thi hành án hình sự.
8. Bảo đảm sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình vào việc giáo dục cải tạo người chấp hành án.”
2. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật thi hành án hình sự
2.1. Nguyên tắc pháp chế
Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa là nguyên tắc cơ bản của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, phản ánh bản chất Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa đòi hỏi: Nhà nước xã hội chủ nghĩa phải được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, vì pháp luật, bảo đảm trật tự pháp luật, mà pháp luật xã hội chủ nghĩa mang bản chất giai cấp công nhân nên pháp luật XHCN là pháp luật của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, pháp luật XHCN thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân, nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân. Nhà nước phải tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật vì pháp luật là theo ý chí của nhân dân, vì lợi ích của nhân dân.
Nguyên tắc pháp chế là một trong những nguyên tắc cơ bản đối với tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta hiện nay nói chung và trong tổ chức và hoạt động thi hành án nói riêng. Đảm bảo nguyên tắc pháp chế là yêu cầu hàng đầu trong tổ chức và hoạt động thi hành án. Tuy nhiên, khi vận dụng nguyên tắc này vào hoạt động thi hành án hình sự – một lĩnh vực đặc thù với những thuộc tính riêng – đòi hỏi một mặt, phải xuất phát từ những luận điểm chung về pháp chế, mặt khác phái tính đến một cách đầy đủ các luận điểm riêng của lĩnh vực này. Theo đó, trong tổ chức và hoạt động thi hành án hình sự, nguyên tắc pháp chế thể hiện ở các yêu cầu sau:
– Các văn bản pháp luật phải là cơ sở cho việc trật tự hóa và bảo đảm ổn định các quan hệ tổ chức và hoạt động thi hành án, là cơ sở của việc xây dựng và giải quyết các mối quan hệ nảy sinh giữa các chủ thể tham gia các quan hệ thi hành án, là cơ sở đảm bảo mục đích và hiệu quả của hoạt động thi hành án hình sự.
– Hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh tổ chức và hoạt động thi hành án hình sự phải tương đối đầy đủ và phù hợp. Các văn bản quy phạm pháp luật về thi hành án hình sự phải được xây dựng trên cơ sở nhận thức đúng đắn các quy luật khách quan của sự phát triển xã hội, thể hiện đầy đủ các đặc thù riêng biệt của các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thi hành án, bảo đảm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cộng đồng cũng như từng cá nhân có liên quan, đủ khả năng điều chỉnh có hiệu quả tổ chức và hoạt động thi hành án hình sự.
– Các quy định của pháp luật về thi hành án hình sự phải được tuân thủ, chấp hành nghiêm chỉnh, nhất quán. Yêu cầu đó, trước hết, phải được quán triệt trong toàn bộ công tác tổ chức thi hành án. Các cơ quan thi hành án có trách nhiệm tổ chức thi hành nghiêm chỉnh các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, loại bỏ sự tùy tiện, vô tổ chức, thiếu kỷ luật trong lĩnh vực thi hành án và phải xử lý nghiêm minh mọi biểu hiện vi phạm pháp luật từ phía những người có nghĩa vụ chấp hành án và những người có trách nhiệm tổ chức việc thi hành án.
2.2. Nguyên tắc dân chủ
Theo Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam nguyên tắc dân chủ thể hiện quyền làm chủ của nhân dân trong việc xây dựng, ban hành và thực hiện pháp luật. Các văn bản pháp luật được ban hành cần phải thể hiện ý chí của nhân dân, phục vụ lợi ích của nhân dân. Nhân dân có quyền tham gia góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Trên cơ sở nguyên tắc này, Điều 3, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 quy định: 1) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các tổ chức xã hội khác, tổ chức kinh tế, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân có quyền tham gia góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; 2) Trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, căn cứ vào tính chất và nội dung của dự án, cơ quan, tổ chức hữu quan tạo điều kiện để nhân dân tham gia đóng góp ý kiến và tiếp thu ý kiến đóng góp để xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Việc thực thi pháp luật phải dựa trên cơ sở nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.
Dân chủ hóa xã hội vừa là mục tiêu vừa là nguyên tắc xuyên suốt quá trình đổi mới ở nước ta, nhất là trong điều kiện vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã được nêu thành một nguyên tắc hiến định. Nội dung của nguyên tắc dân chủ rất phong phú và được biểu hiện đa dạng trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống nhà nước và xã hội. Trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động thi hành án hình sự nguyên tắc dân chủ thể hiện ở các yêu cầu sau:
– Các quy phạm pháp luật, các thiết chế bảo đảm thi hành án hình sự phải thể hiện tính dân chủ sâu sắc trong toàn bộ các nguyên tắc, phương pháp, phương thức, biện pháp được quy định sử dụng trong thi hành án hình sự.
– Xác lập cơ sở pháp lý và cơ chế thực hiện thi hành án hình sự theo hướng bảo đảm cho các tổ chức xã hội, tập thể lao động và mọi công dân tham gia vào quá trình thi hành án và thực hiện quyền kiểm tra, giám sát xã hội đối với toàn bộ hoạt động thi hành án.
– Thiết lập những hình thức tổ chức dân chủ phù hợp với việc thi hành từng loại án cụ thể. Những hình thức đó cần được thiết lập cụ thể trong quá trình thi hành từng loại án nhằm khuyến khích, động viên những người có nghĩa vụ chấp hành án, thực hiện tốt nghĩa vụ của mình. Chẳng hạn, trong việc thi hành án phạt tù, các hình thức tự quản của phạm nhân được tổ chức nhằm phát huy tích cực, tính tự giác của phạm nhân, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thi hành án của các cơ quan chức năng.
– Bảo đảm tinh công khai, minh bạch, rõ ràng trong thi hành án hình sự. Trật tự, quy trình, thủ tục thi hành án phải được quy định rõ ràng và được thực thi nghiêm chỉnh nhằm bảo vệ có hiệu quả các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia quan hệ thi hành án. Có những hình thức hữu hiệu để những người có liên quan đến việc thi hành án được bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình khỏi sự xâm hạitrái p hép của cơ quan thi hành án, trong đó quyền khiếu nại, tố cáo hành vi trái pháp luật của những người và những cơ quan thi hành án với các cơ quan thẩm quyền phải được bảo đảm một cách có hiệu lực.
2.3. Nguyên tắc nhân đạo
Nguyên tắc nhân đạo là một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Nguyên tắc này được biểu hiện rõ nét nhất trong ngành pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự, và cả trong pháp luật thi hành án hình sự. Nguyên tắc nhân đạo thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội cũng như truyền thống nhân đạo của dân tộc ta. Trong pháp luật thi hành án hình sự, nguyên tắc nhân đạo biểu hiện chủ yếu ở các mặt sau:
– Trong mục đích của hoạt động thi hành án hình sự: Mục đích của hoạt động thi hành án hình sự là nhằm thực thi công lý, bảo đảm sự công bằng cần thiết cho mọi thành viên trong xã hội trước pháp luật, từ đó bảo vệ có hiệu quả các loại lợi ích trong xã hội. Do vậy, nguyên tắc nhân đạo đòi hỏi trước hết, hoạt động thi hành án hình sự phải bảo đảm bảo vệ có hiệu quả, hài hòa các lợi ích khác nhau, tôn trọng nhân phẩm và danh dự của cá nhân.
– Trong biểu hiện cụ thể, nguyên tắc nhân đạo thể hiện ở việc pháp luật nghiêm cấm các hành vi đày đọa, hành hạ về thân thể, các hành vi xâm phạm nhân phẩm, danh dự đối với những người chấp hành án phạt tù. Nguyên tắc nhân đạo cũng thể hiện ở quy chế giảm, miễn, hoặc tạm đình chỉ thi hành án phạt tù, ở việc quy định rõ chế độ sinh hoạt, ăn ở học tập, lao động nghề nghiệp trong thời gian thi hành án phạt tù để một mặt, hình thành thói quen sinh hoạt cộng đồng, ý thức tôn trọng cộng đồng, ý thức tuân thủ, phục tùng pháp luật của người phải chấp hành hình phạt, mặt khác, tránh tâm lý mặc cảm, tự ti, hằn học, ác cảm, đó kỵ, thù địch, xa lánh cộng đồng…của những người này sau khi hết thời hạn chấp hành hình phạt để giúp họ dễ dàng tái hòa nhập cộng đồng; ở chính sách đối với người chưa thành niên: “Thi hành án đối với người chưa thành niên chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành người có ích cho xã hội”; ở các chế độ với người chấp hành án phạt tù là phụ nữ có thai; khuyến khích người chấp hành án ăn năn hối cải, tích cực học tập, lao động cải tạo, tự nguyện bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, nguyên tắc nhân đạo trong tổ chức và hoạt động thi hành án hình sự không đồng nghĩa với nương nhẹ, bỏ qua một cách vô căn cứ đối với những người không chấp hành bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án. Việc quán triệt nguyên tắc nhân đạo không được làm mất tính nghiêm minh của pháp luật cũng như không được phép vi phạm các nguyên tắc về tổ chức và hoạt động thi hành án hình sự. Đồng thời quá trình vận dụng nguyên tắc nhân đạo cũng cần tính đến đặc thù của việc thi hành từng loại án cụ thể. Vì vậy, nguyên tắc nhân đạo luôn được đặt cạnh nguyên tắc pháp chế trong pháp luật thi hành án hình sự.
2.4. Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật và trước cơ quan thi hành án
Đây là nguyên tắc được cụ thể hóa từ nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật củanước ta, được quy định tại Điều 52 Hiến pháp 1992 đã sửa đổi, bổ sung “Mọi công dânđều bình đẳng trước pháp luật”. Hiện nay, nguyên tắc này mới chỉ được thông qua mộtvài khía cạnh nhỏ được quy định tại khoản 7 Điều 4 Luật thi hành án hình sự: “Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo những hành vi, quyết định trái pháp luật trong hoạt động thi hành án hình sự” và một số quy định cụ thể khác trong luật mà chưa quy địnhthành một điều khoản riêng biệt trong Luật thi hành án hình sự 2010.
Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật và trước cơ quan thi hành án có nghĩa làmọi cá nhân và đơn vị có nghĩa vụ chấp hành bản án, quyết định của Tòa án đều bình đẳng trước pháp luật và cơ quan thi hành án trong nghĩa vụ chấp hành bản án, quyết định của Tòa án. Nói cách khác, đó là yêu cầu mang tính nguyên tắc về thực hiện sựbình đẳng trong chấp hành án.
Trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động thi hành án hình sự, nguyên tắc bình đẳngphải được quán triệt đầy đủ: không phải chỉ bình đẳng trước pháp luật nói chung màbình đẳng cả trong các quan hệ xã hội được pháp luật về thi hành án điều chỉnh, khôngphân biệt giới tính, địa vị xã hội, thành phần giai cấp, dân tộc, trình độ văn hóa, ….Mọi sự thiên vị, dễ dãi với người này, khó khăn, quyết liệt với người kia đều là trái với nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật, trước nghĩa vụ chấp hành bản án theo tinh thần pháp quyền, dân chủ xã hội ta.
Trong thực tế thi hành án hình sự, nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật vàtrước cơ quan thi hành án là nguyên tắc rất dễ bị vi phạm và ảnh hưởng tiêu cực của sựvi phạm cũng rất dễ phát sinh, kéo theo không chỉ bản thân những người có liên quan trong việc chấp hành nghĩa vụ thi hành án không được hưởng sự công bằng bình đẳng mà còn làm cho tính nhân đạo, tính dân chủ của hoạt động thi hành án bị sai lệch.
2.5. Nguyên tắc kết hợp giáo dục, cải tạo với cưỡng chế
Nguyên tắc kết hợp giáo dục, cải tạo với cưỡng chế trong tổ chức và thi hành án hình sự xuất phát từ mục đích thi hành án hình sự và từ yêu cầu đảm bảo hiệu quảcủa hoạt động thi hành án hình sự.
Sự tự nguyện thi hành án là một trong những yếu tố quan trọng tạo điều kiện cho hoạt động thi hành án được diễn ra thuận lợi, có hiệu quả, tránh được những chi phí không cần thiết. Do vậy, pháp luật thi hành án phái có các quy định khuyến khích người có nghĩa vụ thi hành án tự nguyện thực hiện những nghĩa vụ mà bản án, quyết định của Tòa án yêu cầu và tọa ra thủ tục cần thiết để họ thực hiện sự tự nguyện đó. Tuy nhiên, trong trường hợp người phải thi hành án không tự nguyện thi hành, việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với họ là cần thiết để hoạt động thi hành án đạt được mục đích đề ra. Biện pháp cưỡng chế, bắt buộc phải thi hành án được xem như làbiện pháp cuối cùng để dảm bảo hiệu lực, tính nghiêm minh của pháp luật và của bảnán được tuyên nhân danh Nhà nước, đồng thời để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp,chính đáng của người thi hành án và những người liên quan.
Việc vân dụng nguyên tắc kết hợp giáo dục, cải tạo với cưỡng chế trong tổ chức và thi hành án hình sự đòi hỏi phải tạo ra sự kết hợp đúng đắn, hợp lý giữa các biện pháp giáo dục, cải tạo, và cưỡng chế thực hiện mô hình kết hợp đó trong khi địnhra các quy phạm pháp luật, các chế định pháp luật và toàn bộ thi hành án. Mối quan hệkết hợp đó cần phải được xây dựng trên cơ sở nhận thức về mức độ, liều lượng khác nhau của sự kết hợp các biện pháp giáo dục, cải tạo, thuyết phục và các biện pháp cưỡng chế đối với việc thi hành từng loại án khác nhau cũng như đối với từng loạingười bị kết án khác nhau. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, tinh thần của nguyên tắcnói trên dòi hỏi phải bảo đảm để sao cho áp dụng các biện pháp cưỡng chế ở mức vàliều lượng tối thiểu thiểu còn các biện pháp giáo dục, cải tạo, thuyết phục được áp dụng đến mực và liều lượng tối đa.
2.6. Nguyên tắc tôn trọng, bảo đảm các quyền và tự do cơ bản của conngười và của công dân
Các quyền và tự do cơ bản của công dân là một nguyên tắc Hiến định được ghi nhận taị các Hiến pháp ở nước ta. Điều 50 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự,kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quyđịnh trong Hiến pháp và Luật”.
Thi hành án hình sự là lĩnh vực hoạt động có liên quan trực tiếp tới các quyền và tự do của con người, đặc biệt là các quyền và tự do cơ bản được quy định trong Hiến pháp như: quyền tự do thân thể, quyền được bảo hộ về tính mạng, tài sản, danh dự, sức khỏe, nhân phẩm, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, an toàn và bí mật thư tín. Do đó nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của con người và của công dân cần phải được quán triệt đầy đủ trong tổ chức và hoạt động thi hành án hình sự.
Trong thi hành án hình sự, nội dung của nguyên tắc tôn trọng và bảo đảm cácquyền và tự do cơ bản của con người và của công dân được thể hiện chủ yếu ở các đòihỏi sau:
– Khi tiến hành thi hành án hình sự, cơ quan và nhân viên thi hành án phải tôn trọng và bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự và nhân phẩm của công dân, bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân. Trên thực tế, do hoạt động thi hành án là lĩnh vực hoạt động đặc thù mà nhiệm vụ thực hiện hoạt động đó lại chính là sự tước đoạt các quyền cơ bản của con người hoặc hạn chế các quyền tự do công dân của người có nghĩa vụ chấp hành án, vì vậy, trong khi thực hiện nhiệm vụ này vẫn thường có tình trạng các cơ quan, nhân viên thi hành án chưa nhận thức đúng yêu cầu của nguyên tắc nói trên, dẫn đến thái độ xem thường người có nghĩa vụ chấp hành án, không quan tâm hoặc thậm chí vi phạm các quyền con người của họ. Đây là một thực tế cần nhanh chóng khắc phục.
– Thường xuyên kiểm tra, kiểm sát tính hợp lý của việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế, khi xuất hiện các điều kiện hủy bỏ hoặc khi thấy có vi phạm pháp luật phải kịp thời hủy bỏ các quyết định đó. Cần nhận thức rằng, việc tước đoạt hoặc hạn chếcác quyền và tự do của người phải chấp hành án chỉ có thể được tiến hành trên cơ sở và trong sự tuân thủ nghiêm minh các quy định của pháp luật. Cơ quan, nhân viên thi hành án chỉ được áp dụng các biện pháp cưỡng chế khi có đầy đủ các căn cứ và chỉ trong giới hạn được pháp luật quy định.
– Pháp luật và các cơ quan thực thi pháp luật phải tôn trọng sự tự nguyện thi hành, sự tự thỏa thuận thi hành của những người có nghĩa vụ thi hành, người được thi hành và các chủ thể khác có liên quan đến việc thi hành án hình sự. Ở đây, sự tự nguyện của người phải thi hành án được coi là một trong những yếu tố quan trọng giúp hoạt động thi hành án được diễn ra thuận lợi, có hiệu quả và có tể xem như một thành công, một thành quả tích cực của công tác thi hành án, là thước đo về năng lực, khả quan công tác của cơ quan thi hành án, không chỉ giúp tránh được những chi phí không cần thiết mà còn giúp duy trì được một quan hệ đồng thuận trong sinh hoạt xã hội.
2.7. Nguyên tắc phân hóa và cá thể hóa nghĩa vụ chấp hành bản án, quyết định của Toà án
Một trong những điểm đặc thù trong tổ chức và hoạt động thi hành án hình sựlà một bản án do một con người cụ thể riêng biệt có nghĩa vụ chấp hành. Để bảo đảm cho việc thi hành án hình sự đạt được mục đích đề ra thì nhất thiết phải tính đến đầy đủ đặc thù vừa nêu. Bản án được chấp hành bởi một con người cụ thể, có hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh xã riêng biệt, với nhân cách, cá tính riêng biệt và những ưu, nhược điểm cụ thể về thể chất và tinh thần- điều đó có nghĩa là việc đề cao nguyên tắc bình đẳng trong chấp hành bản án hoàn tàn không thể đồng nghĩa với việc đòi hỏi người có nghĩa vụ chấp hành án phải chấp hành một cách vô điểu kiện, đánh đồng với mọi người khác mà không tính đến những đặc điểm nhân thân riêng biệt của họ. Nói cách khác, việc phân hóa và cá thể hóa nghĩa vụ chấp hành bản án, quy định của Tòa án phải được xem là một nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động thi hành án hình sự.
Trong giai đoạn hiện nay, một trong những yêu cầu quan trọng của nguyên tắc này là cần tiến hành một cách công phu sự phân hóa các đối tượng, cá thể hóa họ theo những tiêu chí khoa học chặt chẽ trên cơ sở tính toán đầy đủ đến nhân thân, hoàn cảnh gia đình, xã hội, những ưu, nhược điểm về thể chất và tinh thần và từ đó tiến hành xây dựng các kế hoạch, chương trình với các bước cụ thể trong việc thực hiện nhiệm vụ thi hành án đối với các cá nhân, con người cụ thể. Bằng cách đó, việc thi hành án hình sự mới có thể đảm bảo cả yếu tố nhân văn và cả hiệu quả xã hội của tội phạm, xây dựng một xã hội đồng thuận, yên vui, hành phúc cho mọi người.
2.8. Nguyên tắc bảo đảm sự phối hợp giữa các cơ quan thi hành án với các cơ quan nhà nước khác, các tổ chức xã hội và mọi công dân trong hoạt động thi hành án
Thi hành án là hoạt động hành chính – tư pháp phức tạp mà hiệu quả của nókhông chỉ phụ thuộc nhiều vào sự nỗ lực của các cơ quan thi hành án chuyên trách màcòn phụ thuộc vào sự tham gia của chính quyền địa phương, của các cơ quan nhà nướckhác, các tổ chức xã hội và của mọi công dân. Do vậy bảo đảm sự phối hợp giữa cáccơ quan thi hành án với các cấp chính quyền địa phương, cơ quan nhà nước khác, cáctổ chức xã hội và mọi công dân trong thi hành án phải được coi là một trong nhữngnguyên tắc quan trọng của hoạt động thi hành án hình sự và cần phải được vận dụngthực hiện nghiêm túc trong thực tiễn.
Trong hoạt động thi hành án hình sự, mối quan hệ phối hợp giữa ba cơ quan: cơquan Thi hành án, Tòa án, Viện Kiểm sát giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Theo quyđịnh của pháp luật, cơ quan thi hành án có nhiệm vụ tổ chức đưa các bản án, quyếtđịnh đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án ra thi hành. Nhưng hoạt động thi hành ánchưa thể hiện được khởi động khi chưa có quyết định của Tòa án. Ngoài ra, Tòa án còncó quyền xử lý một số vấn đề khác liên quan đến hoạt động thi hành án như quyết địnhviệc hoãn thi hành án, tạm đình chỉ thi hành án… khi có căn cứ do pháp luật quy định.Viện Kiểm sát có quyền kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan thi hành áncũng như của các cơ quan , tổ chức, cá nhân khác liên quan đến việc thi hành án nhằmbảo đảm cho hoạt động này được tiến hành theo đùng quy định của pháp luật, pháthiện và khắc phục kịp thời mọi biểu hiện vi phạm pháp luật trong hoạt động thi hànhán. Sự liên quan, ràng buộc lẫn nhau giữa các cơ quan này đòi hỏi một cơ chế phối hợpđồng bộ mới có thể tạo thành hoạt động nhịp nhàng ăn khớp, đảm bảo hiệu quả của thihành án hình sự.
Trong lĩnh vực thi hành án hình sự, pháp luật quy định: ngoài các cơ quan thihành án chuyên trách đảm nhiệm thi hành án phạt tù (cơ quan công an, các tổ chứctrong quân đội), hình phạt trục xuất (cơ quan công an), hình phạt tiền, tịch thu tài sản (cơ quan thi hành án dân sự) thì chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chứcnơi người bị kết án cư trú hoặc làm việc đảm nhiệm thi hành những hình phạt khác:quản chế, cấm cư trú, cải tạo không giam giữ, tước một số công dân, cấm đảm nhiệmmọt số chức vụ hoặc cấm làm một số nghề nhất định. Như vậy, quyền địa phương vàcác cơ quan tổ chức nói trên vừa có quan hệ với các cơ quan bảo vệ pháp luật (Tòa án,Viện Kiểm sát) trong tư cách là đơn vị phối hợp đảm bảo hiệu quả của việc thi hànhán. Do vậy, một vấn đề đặt ra là cần xác định rõ cơ chế quan hệ này và cụ thể hóa bằngcác quy định pháp luật nhằm tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm hoặc dẫm chân lênnhau trong công tác thi hành án.
Công dân có trách nhiệm tạo điều kiện cho các cơ quan thi hành án thực hiệnđược nhiệm vụ của mình. Công dân có quyền khiếu nại và tố cáo những việc làm tráipháp luật của các cơ quan thi hành án. Cac cơ quan có thẩm quyền phải xem xét vàgiải quyết nhanh chóng các khiếu nại và tố cáo và có biện pháp khắc phục.
Như vậy, sự phối hợp của các cơ quan nhà nước khác, của các tổ chức xã hộivà công dân với các cơ quan thi hành án là một trong những điêu kiện đảm bảo chohoạt động thi hành án có hiệu quả. Chất lượng, hiệu quả của cơ quan hoạt động thihành án phụ thuộc nhiều vào mức độ phối kết hợp giữa các cơ quan thi hành án vớinhau và với các cơ quan, tổ chức khác.