Bài thu hoạch đàm phán Hồ sơ LS.TV 03 Công ty cổ phần VMK trong học phần Kỹ năng tư vấn pháp luật.
1. Tóm tắt nội dung vụ tranh chấp
Công ty VMK được thành lập từ tháng 04 năm 2009, có trụ sở tại tỉnh X, lĩnh vực hoạt động được kê khai trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Khai thác và chế biến khoáng sản.Công ty đăng ký vốn điều lệ là 200 tỷ đồng với cơ cấu cổ đông và góp vốn như sau:
– Ông Nguyễn Văn Sơn giữ 45% cổ phần, giữ chức vụ Tổng giám đốc
– Bà Nguyễn Thị Hồng giữ 25% cổ phần, giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT
– Đại diện theo pháp luật của công ty
– Bà Nguyễn Xuân Loan giữ 30% cổ phần, giữ chức vụ Phó chủ tịch HĐQT
Thời hạn góp vốn: 30/07/2012
Theo sổ sách kế toán của công ty, Cổ đông là ông Sơn và bà Hồng đã góp đủ vốn điều lệ. Sau khi góp vốn vì công ty chưa sử dụng đến vốn góp (đang chờ phê duyệt dự án)nên công ty đã cho các cổ đông vay lại 1 phần vốn điều lệ. Bà Loan mới góp được 4.888.000.000 VNĐ vốn điều lệ, phần còn lại là 55.112.000.000 VNĐ mà bà Loankhông có tiền góp nốt. Trước tình tình này, công ty họp ĐHĐCĐ ngày 25/09/2012 bà Loan đã đề nghị và được ông Sơn đồng ý góp hộ bà Loan số vốn còn thiếu là55.112.000.000 VNĐ. Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông ngày 29/05/2012 đã thể hiện rõ điều này.
Trên thực tế các cổ đông mới góp vào công ty số tiền là 62.170.947.813 VNĐ (số tiềngóp thực). Trong số này bà Loan mới góp được tất cả là 4.888.000.000 VNĐ. Tính Theo tỷ lệ đăng lý góp vốn tại Điều lệ, bà Loan góp 30% tức là còn thiếu 13.763.284.344 VNĐ. Số tiền này ông Sơn đã đứng ra góp hộ (theo tinh thần Biên bản họp ĐHĐCĐ ngày 25/09/2012). Số tiền góp hộ này ông Sơn đã huy động bên ngoài với lãi suất Ngân hàng Maritime Bank vào thời điểm huy động là 25/09/2012. Thời Gian huy động vốn là 1 năm, lãi suất quá hạn tính trên cơ sở lãi suất quá hạn của ngân hàng Maritime Bank vào thời điểm quá hạn.
Như vậy, tính đến tháng 11/2013, số tiền ông Sơn đã thực góp hộ cho bà Loan là13.763.284.344 VNĐ. Nếu tính cả lãi suất của Ngân hàng Maritime Bank thì số tiềnnày là 16.001.438.474 VNĐ (tính đến tháng 11/2013).
Tỉnh X là 1 trong những tỉnh có tiềm năng lớn về loại hình khoáng sản sa khoáng ven biển nằm trong danh mục các tỉnh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể về việc thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng titan giai đoạn 2007 -2015, định hướng đến năm 2030. Do vậy, việc đầu tư thăm dò khai thác các mỏ sa khoáng ven biển trong thời gian hiện nay là hoàn toàn phù hợp với quy hoạch phát triển của ngành và quy hoạch tổng thể vùng. Nhằm phát huy lợi thế của địa phương đồng thời tạo điều kiện thu hút đầu tư, đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp của tỉnh, UBND tỉnh X đã đồng ý cho phép Công ty VNK tiến hành các thủ tục lập dự án đầu tư khai thác quặng sa khoáng titan – Zircon trên địa bàn tỉnh. Vào năm 2009 công ty được UBND tỉnh X cấp mỏ với diện tích 1200km2.
Sau khi được cấp mỏ, công ty đã tiến hành xin Giấy phép thăm dò trữ lượng và đã đạt được kết quả:
– Năm 2010, công ty được Thủ tướng Chính phủ cấp giấy thực hiện công tác thăm dò trữ lượng titan
– Năm 2012 Báo cáo địa chất đánh giá trữ lượng khoáng sản của công ty được Hội đồng trữ lượng Quốc gia phê duyệt trữ lượng tổng khoáng vật quặng và các khoáng vật titan, zircon và monazit.
Với kết quả đánh giá trữ lượng quặng, Công ty đã tiến hành xây dựng Dự án liên hợp khai thác – tuyển – luyện – chế biến sa khoáng titan – zircon tại tỉnh X. Đây là 1 dự ánchế biến sâu titan theo mô hình hiện đại, tiên tiến và là 1 công trình có quy mô công nghiệp trên thế giới hiện nay. Toán bộ dự án này bao gồm 3 công đoạn nối tiếp nhau:
Giai đoạn 1: Xây dựng công trình Khai thác và tuyển tách quặng sa khoáng titan – zircon với quy mô công nghiệp mỏ titan – zircon tại tỉnh X. Tổng vồn đầu tư chogiai đoạn này là 100.000.000.000 VNĐ (một trăm tỷ)
Giai đoạn 2: Xây dựng công trình Liên hợp Tuyển – Luyện xỉ titan 74.000 tấn /năm và gang 45.656 tấn / năm, sử dụng nguồn nguyên liệu quặng của địa phương và trong nước nhằm cung cấp sản phẩm cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Vốn đầutư cho giai đoạn này là 200.000.000.000 VNĐ (hai trăm tỷ). Trong liên hợp có 2 nhà máy:
+ Nhà máy tuyển tinh quặng titan – zircon vùng cát đỏ (công suất 136.000 tấn/năm), nhằm cung cấp quặng tinh đạt tiêu chuẩn cho nhà máy luyện titan đồng thời sản xuất quặng tinh rutile, zircon, monazit để xuất khẩu.
+ Nhà máy sản xuất xỉ titan công suất 74.000 tấn/năm và gang 40.656 tấn/năm. Nhà máy này sử dụng nguồn quặng tinh của nhà máy tinh kể trên nhằm cung cấp sản phẩm xỉ titan cho nhà máy sản xuất pigment titan X và xuất khẩu. Trong giai đoạn 1 cung cấp cho nhà máy pigment 30.000 tấn/năm, trong giai đoạn 2 cung cấp cho nhà máy pigment 60.000 tấn/năm. Sản phẩm gang được cung cấp cho thị trường trong nước hoặc xuất khẩu.
Giai đoạn 3: Xây dựng công trình nhà máy sản xuất pigment titan giai đoạn 1: 30.000 tấn/năm; giai đoạn 2: 60.000 tấn/năm. Nhà máy này sử dụng nguyên liệu của nhà máy sản xuất xỉ titan trong giai đoạn 2 nói trên. Tổng vốn đầu tư cho cả 2 bước thực hiện dự án là 300.000.000.000 VNĐ (ba trăm tỷ)Để triển khai dự án, công ty đã tiến hành thực hiện các thủ tục hành chính, xin cấp giấy phép cho dự án, bao gồm các Giấy phép sau:
– Tháng 6/2013 Dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho giai đoạn khai thác công trình Khai thác và tuyển tách quặng sa khoáng titan – zircon với quy mô công nghiệp mỏ titan – zircon tại X.
– Tháng 12/2013 Dự án xây dựng Liên hợp tuyển – luyện xỉ titan (giai đoạn 2 của dự án) đã được Hội đồng thẩm định Bộ Công thương phê duyệt và chấp thuận và cũng đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư.
– Dự án đã được Vụ Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường Bộ tài nguyên môi trường phê duyệt và thông qua Báo cáo đánh giá tác động và phục hồi môi trường và đã được cấp giấy chứng nhận an toàn bức xạ cho cả 2 giai đoạn của dự án nêu trên.
Hiện nay, công ty đang cần tài chính để tiếp tục thực hiện các kế hoạch của dự án:Tiếp tục xin cấp Giấy phép khai thác là Giấy phép cuối cùng để thực hiện dự án; tiến hành ký kết các hợp đồng với các đối tác nước ngoài để mua các trang thiết bị cho dự án khai thác mỏ và dự án xây dựng nhà máy tuyển luyện titan, tiến hành giải phóng mặt bằng, đền bù giải tỏa các hộ dân… Sau khi có Giấy phép khai thác công ty sẽ bắt tay vào thực hiện dự án, đầu tiên là lắp đặt và khai thác quặng titan, tiếp theo là xây dựng nhà máy tuyển và luyện titan.
Tuy nhiên ông Sơn và bà Hồng đã có những hạn chế về tài chính và không đủ tiền để tiếp tục thực hiện dự án. Các Ngân hàng đều chưa đồng ý cho công ty VMK vay tiền vì công ty VMK chưa được cấp Giấy phép khai thác và như vậy không có gì đảm bảo là công ty VMK sẽ được khai thác. Các đối tác Nhật, Hàn Quốc, Mỹ mà công ty đã trực tiếp làm việc và kêu gọi hợp tác đều không muốn tham gia vào dự án dài hơi này.
Ông Sơn và bà Hồng đã tiến hành làm việc với 1 công ty của Nga để tìm phương án giải quyết tình trạng tài chính và hợp tác trong giai đoạn tiếp theo. Phía Nga là công tycó kinh nghiệm hoạt động lâu năm tại Việt Nam trong lĩnh vực khai thác khoáng sản và đặc biệt họ có 1 nhà máy đang liên doanh thực hiện khai thác titan ở tỉnh Y, Việt Nam. Phía Nga đồng ý tham gia vào dự án với điều kiện họ phải được sở hữu cổ phần và được tham gia vào quá trình quản trị điều hành công ty sau này. Họ mong muốn sở hữu vốn (cổ phần) ít nhất có thể nhưng giành được quyền kiểm soát, điều hành công ty hầu hết các hoạt động của Công ty. Trong khi đó, ông Sơn và bà Hồng vì đã kiệt quệ về tài chính nên sẵn sàng làm việc với đối tác Nga, tuy nhiên họ cũng muốn vẫn tiếp tục là những người giữ vai trò quyết định trong dự án này. Vì vậy, hai bên đang đàm phán để đi đến 1 thỏa thuận về hợp tác có lợi cho cả 2 bên.
2. Tìm hiểu lợi ích, quan điểm của các bên
2.1. Lợi ích, quan điểm của Công ty VMK
– Tiếp tục các bước cuối cùng xin cấp phép thực hiện dự án, tìm nguồn vốn đầu tư, kinh nghiệm, kỹ thuật khai thác quặng khoáng
– Mong muốn tiếp tục là những người giữ vai trò quyết định trong dự án
2.2. Lợi ích, quan điểm của Công ty của Nga
– Tham gia đầu tư dự án khai thác thu lợi nhuận vì cùng lĩnh vực đang khai thác tại tỉnh Y, có kinh nghiệm, nguồn vốn
– Mong muốn sở hữu cổ phần ít nhất có thể nhưng giành được quyền kiểm soát, điều hành hầu hết các hoạt động của công ty.
3. Xây dựng kế hoạch đàm phán
Bên đàm phán: Công ty VMK
Phương án 1: Chuyển nhượng cổ phần Nguồn vốn đầu tư cho từng giai đoạn của dự án sẽ được cơ cấu là: (i) Vốn chủ đầu tư;20-30% tổng vốn đầu tư cho Dự án, Vốn của các đối tác, nhà đầu tư: 70-80% tổng vốn đầu tư dự án. Căn cứ vào tình hình hoạt động cũng như tình hình về tài chính của Công Ty thì VMK mong muốn mức đầu tư của đối tác là vào khoảng 128 tỷ phục vụ cho giai đoạn 1 của dự án
Chúng tôi mong muốn kêu gọi vốn bằng việc chuyển nhượng cho Công ty Nga 55%tổng số cổ phần của các cổ đông trong Công ty với tổng giá trị 128 tỷ đồng.Giá trị chuyển nhượng này sau đó sẽ được các cổ đông chuyển lại cho Công ty để thanh toán các khoản nợ hiện đang ghi nhận trong các Hợp đồng vay với VMK.
Phương án 2: Phát hành thêm cổ phần Công ty VMK sẽ phát hành thêm cổ phần, sau đó cổ đông công ty VMK sẽ chuyển quyền ưu tiên mua cổ phần cho Nga nhưng với 128 tỷ thì được 39% cổ phần.
– Trường hợp Công ty Nga không đồng ý: Để Công ty Nga có 2/4 thành viên trong HĐQT và 01 người giữ chức danh giám đốc ởphòng ban có tính chất quyết định trong dự án. Con cố cuối cùng 3/ 5 người của côngty Nga nắm giữ vị trí thành viên HĐQT
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, khi thực hiện việc tăng vốn doanh nghiệp chỉ thực hiện hồ sơ thay đổi tại sở kế hoạch đầu tư khi cổ đông mới đã hoàn tất việc góp vốn, vì vậy, Chúng tôi có yêu cầu Công ty Nga sẽ thanh toán số tiền góp vốn một lần để chúng tôi tiến hành thực hiện các thủ tục theo quy định.
– Trường hợp công ty Nga không đồng ý thanh toán 1 lần
Có thể thực hiện theo phương án thanh toán nhiều lần, tuy nhiên đối với tỷ lệ thanhtoán từng lần và điều kiện kèm theo Chúng tôi có những ý kiến như sau:Chúng tôi xin đưa ra các phương án sau:
– Đợt 1: Thanh toán 40% sau khi VMK bầu lại HĐQT, sửa đổi Điều lệ theo quy định của pháp luật hiện hành; VMK được cấp giấy phép khai thác; thu hồi các khoản nợ ngắn hạn (các khoản nợ có thời hạn vay từ dưới 01 năm);
– Đợt 2: Thanh toán 40% sau khi thu hồi các khoản nợ trung hạn; ông Sơn và bà Loan phải giải quyết vấn đề góp vốn của bà Loan;
– Đợt 3: Thanh toán 20% còn lại tròng vòng 10 ngày kể từ đợt thanh toán thứ 2 để VMK thực hiện thủ tục thay đổi ERC ghi nhận Nga là cổ đông và thay đổi vốn điều lệ; ghi nhận Công ty Nga vào sổ cổ đông
– Việc thực hiện thủ tục thay đổi ERC ghi nhận Nga là cổ đông và thay đổi vốn điều lệ được thực hiện trong thời hạn …… ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ
– Đối với giấy phép khai thác, Công ty chúng tôi đã tiến hành nộp hồ sơ cấp Giấy phép khai thác khoáng sản và hiện tại đang trong thời hạn chờ giấy phép. Theo Điều 60 Luật khoáng sản 2010 và Giấy biên nhận khi nộp hồ sơ tại Bộ tài nguyên môi trường, chúng tôi sẽ nhận được Giấy phép chậm nhất trong vòng 10 ngày nữa. Và ngày khi được cấp Giấy phép khai thác, chúng tôi có thể chính thức đưa dự án vào hoạt động.
– Đối với các khoản tiền Công ty hiện đang cho các cổ đông vay trường hợp yêu cầu thu hồi ngay chúng tôi nghĩ sẽ khó thực hiện được bởi các cổ đông cũng cần thời gian để sắp xếp nguồn tiền; tuy nhiên nếu thu hồi được tiền cho các cổ đông vay, chúng tôi đã có đủ nguồn vốn để triển khai dự án mà không cần kêu gọi đầu tư
Đối với yêu cầu hoàn thành thủ tục thay đổi ERC như đã trao đổi, theo quy định của Luật Doanh nghiệp, chúng tôi sẽ tiến hành thực hiện thủ tục khi cổ đông đã góp đủ vốn.
4. Bài thu hoạch đàm phán Hồ sơ LS.TV 03 Công ty cổ phần VMK
Bài thu hoạch đàm phán Hồ sơ LS.TV 03 Công ty cổ phần VMK: