1. Quyền sở hữu
Không giống như các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp khác, với quan điểm cho rằng chỉ dẫn địa lý là tài sản quốc gia nên pháp luật Việt Nam quy định quyền sở hữu đối với chỉ dẫn địa lý thuộc về Nhà nước (Khoản 4 Điều 751 Bộ luật Dân sự 2005, Khoản 4 Điều 121 Luật Sở hữu trí tuệ 2005). Còn đối với chỉ dẫn địa lý nước ngoài thì cá nhân, tổ chức nước ngoài là chủ thể quyền đối với chỉ dẫn địa lý theo quy định pháp luật của nước xuất xứ sẽ có quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý đó tại Việt Nam (Điều 8 Nghị định 103/2006/NĐ-CP).
2. Quyền sử dụng và quyền quản lý
Nhà nước trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho tổ chức, cá nhân tiến hành việc sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tại địa phương tương ứng và đưa sản phẩm đó ra thị trường. Nhà nước trực tiếp thực hiện quyền quản lý chỉ dẫn địa lý hoặc trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý cho tổ chức đại diện quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý. Các chủ thể được Nhà nước trao quyền sử dụng, quyền quản lý chỉ dẫn địa lý có các quyền sau:
– Tổ chức được trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý có quyền cho phép người khác sử dụng chỉ dẫn địa lý đó bằng việc thực hiện các hành vi:
+ Gắn chỉ dẫn địa lý được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;
+ Lưu thông, chào bán, quảng cáo nhằm để bán, tàng trữ để bán hàng hóa có mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ;
+ Nhập khẩu hàng hóa có mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ.
– Tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng hoặc tổ chức được trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý có quyền ngăn cấm người khác sử dụng chỉ dẫn địa lý đó nếu không thuộc các trường hợp được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 125 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
Các hành vi bị coi là xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ (Khoản 3 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ 2005), bao gồm:
a) Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm mặc dù có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý, nhưng sản phẩm đó không đáp ứng các tiêu chuẩn về tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý;
b) Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm tương tự với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý nhằm mục đích lợi dụng danh tiếng, uy tín của chỉ dẫn địa lý;
c) Sử dụng bất kỳ dấu hiệu nào trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó làm cho người tiêu dùng hiểu sai rằng sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực địa lý đó;
d) Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ đối với rượu vang, rượu mạnh cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó, kể cả trường hợp có nêu chỉ dẫn về nguồn gốc xuất xứ thật của hàng hóa hoặc chỉ dẫn địa lý được sử dụng dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm hoặc được sử dụng kèm theo các từ loại, kiểu, dạng, phỏng theo hoặc những từ tương tự như vậy
Thứ ba, hạn chế quyền quyền sử dụng đối với chỉ dẫn địa lý.
Theo Điều 753 Bộ luật Dân sự 2005 và Điều 142 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý không được chuyển giao.