Xúc tiến thương mại là hoạt động tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ thương mại. Xúc tiến thương mại là hành vi của người hoạt động theo quy chế thương nhân. Cùng LawFirm.Vn tìm hiểu qua bài viết sau đây:
1. Quy định chung về xúc tiến thương mại
Hoạt động này có thể do các thương nhân cung cấp sản phẩm dịch vụ tự tiến hành để quảng bá, giới thiệu về hàng hoá, dịch vụ của mình và cũng có thể được tiến hành bởi các thương nhân chuyên kinh doanh dịch vụ xúc tiến thương mại. Ngoài ra xúc tiến thương mại còn có thể là hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức phi chính phủ. Xúc tiến thương mại là hoạt động bổ trợ, được thực hiện không phải để trực tiếp tiêu thụ hàng hoá dịch vụ mà gúp phần làm cho hành vi mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại diễn ra thuận lợi hơn. Xúc tiến thương mại là hành vi hướng tới sự tiêu dùng của xã hội.
Luật thương mại năm 1997 trước kia và Luật thương mại năm 2005 hiện nay quy định các hoạt động xúc tiến thương mại bao gồm khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bảy giới thiệu hàng hoá, hội chợ, triển lãm thương mại.
Theo quy định tại Điều 1 Nghị định 98/2017/NĐ-CP thì Bộ Công thương là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lí nhà nước về công nghiệp và thương mại. Phạm vi chức năng quản lí nhà nước của Bộ công thương liên quan đến kinh tế đối ngoại có các lĩnh vực: hội nhập kinh tế quốc tế; xuất, nhập khẩu, thương.
Cạnh tranh là vấn đề tất yếu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Trong cuộc ganh đua đó, các doanh nghiệp sử dụng mọi giải pháp để tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội bán hàng và cung ứng dịch vụ như: tuyên truyền, giới thiệu, khuếch trương hàng hoá dịch vụ, tổ chức việc bán hàng có giảm giá, phát quà tặng… Các hoạt động này được gọi là xúc tiến thương mại và là một quá trình tất yếu mà doanh nghiệp tiến hành để đáp ứng nhu cầu cạnh tranh. Quá trình này do thương nhân tự tổ chức thực hiện hoặc thông qua dịch vụ xúc tiến thương mại do thương nhân khác cung ứng.
2. Khái niệm xúc tiến thương mại
Trong tiếng Anh, “xúc tiến” được dịch từ “promotion”. Từ này có ý nghĩa là sự khuyến khích, ủng hộ, sự khuếch trương, thúc đẩy hay sự thăng tiến. Vì vậy, “trade promotion” không chỉ là “xúc tiến thương mại” mà còn có nghĩa là sự khuếch trương thương mại, sự thúc đẩy thương mại. Trong hoạt động kinh doanh “xúc tiến thương mại” (trade promotion) là hoạt động tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội thương mại thông qua việc doanh nghiệp có sử dụng rộng rãi các kĩ thuật thuyết phục khác nhau để liên hệ với thị trường mục tiêu và công chúng. Xúc tiến thương mại có ý nghĩa thúc đẩy quá trình kinh doanh, hỗ trợ quá trình kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất.
Ở góc độ ngôn ngữ, “xúc tiến” là một loại hành vi mà đối tượng tác động của nó chính là hoạt động “thương mại”. Với cách hiểu là “làm cho tiến triển nhanh hơn”, thuật ngữ “xúc tiến” được hiểu là hoạt động tìm kiếm, thúc đẩy một sự vật, hiện tượng nào đó và thuật ngữ này được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Phụ thuộc vào đối tượng cần tìm kiếm, thúc đẩy, trong đời sống kinh tế, pháp lý đã hình thành nhiều khái niệm được sử dụng rộng rãi như: xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư, xúc tiến xuất khẩu, xúc tiến việc làm, xúc tiến ngân hàng…
Hiểu theo nghĩa thông thường, thương mại là hoạt động mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ và tương ứng với nó, “xúc tiến thương mại” là hoạt động xúc tiến việc mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ. Trong bối cảnh hội nhập, quan hệ thương mại hình thành không chỉ trong quan hệ mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ mà còn bao gồm quan hệ đầu tư, quan hệ thương mại trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Do đó, xúc tiến thương mại bao gồm cả xúc tiến mua bán hàng hoá, xúc tiến cung ứng dịch vụ, xúc tiến đầu tư…
Ớ góc độ kinh tế, “Xúc tiến thương mại là tất cả các biện pháp có tác động khuyến khích phát triển thương mại”. Các hành vi này đều nhằm mục tiêu tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội kinh doanh thương mại và được thực hiện bởi nhiều chủ thể. Xúc tiến thương mại trước hết là hoạt động của thương nhân, được thực hiện với nhiều cách thức khác nhau như khuyến mại, quảng cáo… để tác động đến phát triển thương mại. Các hoạt động khuyến mại, quảng cáo, hội chợ, triển lãm… đều có tác dụng trực tiếp kých thích nhu cầu thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ. Tuy nhiên, các hoạt động xúc tiến thương mại mà thương nhân tiến hành chỉ có ý nghĩa tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội thương mại cho thương nhân. Ở tầm quốc gia, môi trường toàn cầu hoá và tự do hoá thương mại đã và đang đòi hỏi Chính phủ và các Tổ chức xúc tiến thương mại phải có những nỗ lực hỗ trợ, thúc đẩy quan hệ thương mại, đặc biệt là ngoại thương. Chính phủ thực hiện xúc tiến thương mại thông qua chính sách kinh tế, thông qua khung khổ thể chế pháp lý điều chỉnh hoạt động thương mại và xúc tiến thương mại, đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại song phương, đa phương, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài… tạo điều kiện tiếp cận thị trường rộng hơn cho doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp. Các tổ chức xúc tiến thương mại phối hợp hoạt động xúc tiến thương mại với các cơ quan Chính phủ và với các doanh nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực, cung cấp các dịch vụ thông tin thương mại, dịch vụ xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp và khách hàng có nhu cầu…
Như vậy, từ góc độ kinh tế, có thể khẳng định: xúc tiến thương mại không chỉ là hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy phát triển thương mại của thương nhân mà còn bao gồm hoạt động thúc đẩy phát triển thương mại của Chính phủ và các tổ chức xúc tiến thương mại.
Ở góc độ pháp lý và trong khuôn khổ của pháp luật thương mại, xúc tiến thương mại là hoạt động thương mại do thương nhân thực hiện đề thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, cơ hội đầu tư. Các hoạt động xúc tiến thương mại được pháp luật quy định bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại.
3. Đặc điểm pháp lý của hoạt động xúc tiến thương mại
Hoạt động xúc tiến thương mại có những đặc điểm pháp lý chủ yếu như sau:
+ Về tính chất: Xúc tiến thương mại là một loại hoạt động thương mại. Đặc điểm này cho phép khẳng định, xúc tiến thương mại (cũng như các hoạt động thương mại khác) là hoạt động nhằm mục đích sinh lời và thường do thương nhân thực hiện. Tuy nhiên, khác biệt với các loại hoạt động thương mại khác, xúc tiến thương mại có ý nghĩa hỗ frợ cho hoạt động mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ hay các hoạt động thương mại có mục đích sinh lời khác, tạo cơ hội khuyến khích, thúc đẩy các hoạt động này thực hiện với hiệu quả cao nhất.
+ Về chủ thể: Do xúc tiến thương mại nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ, nên chủ thể thực hiện nó chủ yếu là thương nhân (người bán hàng, người cung ứng dịch vụ hoặc là người kinh doanh dịch vụ xúc tiến thương mại), bởi trong kinh doanh, việc thương nhân thực hiện các hành động tự tạo cơ hội cho minh để cạnh tranh thành công là xu thế tất yếu. Tuy nhiên, do đặc thù của các hình thức xúc tiến thương mại, có những tổ chức, cá nhân (không phải là thương nhân) cũng tham gia vào hoạt động này với những vai trò nhất định như người phát hành quảng cáo (ví dụ: cơ quan báo chí trong quan hệ phát hành sản phẩm quảng cáo) hay người cho thuê phương tiện quảng cáo… Họ trở thành chủ thể tham gia vào hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân và là “các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động thương mại”, chịu sự điều chỉnh của Luật Thương mại.
+ Về mục đích: Xúc tiến thương mại nhằm mục đích trực tiếp là tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, cơ hội đầu tư và thông qua đó, nhằm đáp ứng mục đích lợi nhuận của thương nhân, về mặt lý luận, hoạt động mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ và hoạt động đầu tư mang bản chất khác nhau nhưng các biện pháp, cách thức để xúc tiến quá trình đó có rất nhiều nét tương đồng. Trong mọi trường hợp, các biện pháp thông tin, quảng cáo, triển lãm… nhằm giới thiệu, khuếch trương cho thương nhân , và hoạt động thương mại của họ đều mang lại hiệu quả phát triển thương mại, bao gồm cả đầu tư.
+ Về cách thức xúc tiến thương mại: Do có đối tượng áp dụng luật thương mại chủ yếu là thương nhân nên pháp luật thương mại chỉ quy định các cách thức xúc tiến thương mại do thương nhân tiến hành, bao gồm việc thương nhân tự mình xúc tiến thương mại hoặc thuê thương nhân khác thực hiện dịch vụ xúc tiến thương mại cho mình, với các hoạt động cụ thể: khuyến mại, quảng cáo, hội chợ, triển lãm thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ.
4. Quản lý xuất, nhập khẩu, thương mại biên giới, phát triển thị trường ngoài nước
Theo hướng này Bộ công thương có nhiệm vụ, quyền hạn:
– Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền, tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách xuất nhập khẩu hàng hoá, thương mại biên giói và phát triển thị trường ngoài nước.
– Quản lí về xúất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh hàng hoá, thương mại biên giói, hoạt động uỷ thác, uỷ thác xuất khẩu, uỷ thác nhập khẩu, đại lí mua bán, gia công, xuất xứ hàng hoá.
– Ban hành các quy định về hồặt động dịch vụ thương mại, dịch vụ phân phối từ nước ngoài vào Việt Nam, từ Việt Nam ra nước ngoài; quản lí hoạt động của các văn phòng, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
– Tổng hợp tình hình, kế hoạch xuất nhập khẩu hàng hoá và thương mại biên giới.
5. Quản lý hành chính về xúc tiến thương mại, cạnh tranh
Trong hoạt động xúc tiến thương mại, quản lý cạnh tranh,. áp dụng các biện pháp tự vê, chống bán phá giá và chống trợ cấp Bộ công thương:
– Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình xúc tiến thương mại quốc gia hàng năm; hướng dẫn, kiểm tra về nội dung, điềư kiên hoạt động quảng cáo thương mại, thương hiệu, hội chợ, triển lãm thương mại, khuyến mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ ở trong và ngoài nước; quản lí nguồn ngân sách nhà nước cho các hoạt đông xúc tiến thương mại hàng năm.
– Thực hiện việc đăng kí hoặc thẩm tra, cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài và chủ trì thẩm tra, cấp giấy chứng nhận đầu tư các dự án đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam.
– Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan hướng dẫn, theo dõi, thanh tra, kiểm tra hoạt động đầu tư, đề xuất hướng xử lí các vấh đề phát sinh trong quá trình hình thành, triển khai và thực hiện dự án đầu tư; đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế-xã hội của hoạt động đầu tư nước ngoài; kiểm tra, giám sát, đánh giá tổng thể hoạt động đầu tư công. Làm đầu mối tổ chức các cuộc tiếp xúc của Thủ tướng Chính phủ với các nhà đầu tư ở trong nước và ở nước ngoài.