Dưới đây là một số Đề thi môn Pháp luật Chuyển giao công nghệ quốc tế do LawFirm.Vn tổng hợp xin chia sẻ để các bạn tham khảo, ôn tập.
1. Đề thi môn Pháp luật chuyển giao công nghệ quốc tế số 01
Nhận định
Các nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? (6 điểm)
1 – Đối tượng chuyển giao công nghệ luôn là các đối tượng được bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ hoặc gắn với đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ.
2 – Theo pháp luật Việt Nam, đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ quốc tế là điều kiện bắt buộc để hợp đồng có hiệu lực.
3 – Tất cả các công nghệ đều là đối tượng được các bên tự do thỏa thuận trong hợp đồng chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam.
4 – Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ giữ vai trò quan trọng trong thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ quốc tế.
5 – Theo pháp luật Việt Nam, đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ quốc tế là điều kiện bắt buộc để hợp đồng có hiệu lực.
6 – Theo pháp luật Việt Nam, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển giao công nghệ luôn được xác định theo thỏa thuận của các bên, trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm bên sau cùng hoàn tất thủ tục ký hợp đồng.
Lý thuyết
Phân tích các nội dung cơ bản của Hợp đồng chuyển giao công nghệ quốc tế theo quy định của pháp luật Việt Nam./.
2. Đề thi môn Pháp luật chuyển giao công nghệ quốc tế số 02
Nhận định
Các nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? (5 điểm)
1 – Đối tượng chuyển giao công nghệ luôn là các đối tượng được bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ hoặc gắn với đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ.
2 – Theo pháp luật Việt Nam, đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ quốc tế là điều kiện bắt buộc để hợp đồng có hiệu lực.
3 – Tất cả các công nghệ đều là đối tượng được các bên tự do thỏa thuận trong hợp đồng chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam.
4 – Theo pháp luật Việt Nam, việc chuyển giao công nghệ phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng chuyển giao công nghệ độc lập bằng văn bản.
5 – Theo pháp luật Việt Nam, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển giao công nghệ luôn được xác định theo thỏa thuận của các bên, trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm bên sau cùng hoàn tất thủ tục ký hợp đồng.
Lý thuyết
1 – Phân tích các nội dung cơ bản của hợp đồng chuyển giao công nghệ quốc tế theo quy định của pháp luật Việt Nam. (3 điểm)
2 – Phân biệt hợp đồng chuyển giao công nghệ và hợp đồng li-xăng quyền sở hữu công nghiệp./. (2 điểm)
3. Đề thi môn Pháp luật chuyển giao công nghệ quốc tế số 03
Nhận định
Nhận định sau đây đúng hay sai và Giải thích tại sao?
1 – Chuyển giao công nghệ đồng nghĩa với việc tiếp thu công nghệ tại nước nhận chuyển giao công nghệ? (2,5 điểm)
2 – Bí mật kinh doanh cũng là công nghệ dưới dạng bí quyết?
Lý thuyết
1 – Nêu và phân tích điều kiện có hiệu lực của hợp đồng chuyển giao công nghệ về hình thức theo Luật chuyển giao công nghệ năm 2017. (3 điểm)
2 – Tại Công văn số 2294/BKHCN-TTr ngày 31/7/2019 cung cấp thông tin tài liệu liên quan đến thông tin, tài liệu về quy trình công nghệ sản xuất, lắp ráp, việc sử dụng slogan “Đỉnh cao công nghệ Nhật Bản”, Bộ Khoa học và Công nghệ khẳng định “không nhận được và không xử lý bất kỳ hồ sơ nào đăng ký chuyển giao công nghệ liên quan đến Công ty Cổ phần Tập đoàn Asanzo Việt Nam và các Công ty có liên quan”. Hãy cho biết quan điểm của anh chị đối với khẳng định của Bộ Khoa học và Công nghệ. (2 điểm)