Hệ thống pháp luật chịu sự tác động từ các yếu tố khách quan của xã hội là điều không cần bàn cãi, nhưng chỉ mỗi yếu tố đó thôi thì chưa đủ. Bởi lẽ, sự ra đời của một hệ thống pháp luật mới trong điều kiện hoàn cảnh xã hội vận động hay phát triển đều phụ thuộc vào nhà làm luật.
Pháp luật là sản phẩm do Nhà nước, do chính giai cấp thống trị đặt ra để duy trì trật tự xã hội để bảo vệ giai cấp thống trị của họ vì vậy Pháp luật không phải kết quả của tự phát hay cảm tính, pháp luật luôn luôn có tính ý chí, đó chính là ý chí của giai cấp thống trị.
Những nội dung liên quan:
- Tính bắt buộc, tính cưỡng chế của pháp luật
- Chứng minh kiểu pháp luật sau tiến bộ hơn kiểu pháp luật trước
Hệ thống pháp luật chịu sự tác động từ các yếu tố khách quan của xã hội là điều không cần bàn cãi, nhưng chỉ mỗi yếu tố đó thôi thì chưa đủ. Bởi lẽ, sự ra đời của một hệ thống pháp luật mới trong điều kiện hoàn cảnh xã hội vận động hay phát triển đều phụ thuộc vào nhà làm luật. Điều đó cũng tương tự như sự xác định một nhiệm vụ mới của Nhà nước cũng phụ thuộc vào ý chí chủ quan của chính Nhà nước. Có thể khẳng định điều này vì:
- Khâu cuối cùng đưa ra quyết định về sự thay đổi của hệ thống pháp luật là nhất định phải “qua tay” nhà làm luật.
- Nhà làm luật là chủ thể, họ cũng chịu sự tác động của sự vận động xã hội, có khả năng nhận thức được mức độ tác động của quá trình vận động ấy để từ đó đưa ra quyết định về sự thay đổi hệ thống pháp luật.
- Bản chất giai cấp của nhà làm luật, với tư cách là giai cấp nắm quyền, họ sẽ xác định rõ những điều gì sẽ xảy ra sau khi hệ thống pháp luật được thay đổi (khả năng dự báo), trong đó trước hết là xác định lợi ích cũng như các mối quan hệ xã hội mới được điều chỉnh có phù hợp với giai cấp thống trị hay không, sau đó là đến mức độ phù hợp của hệ thống ấy với hoàn cảnh xã hội hiện tại cũng như trong tương lai.
Trong ba yếu tố trên, yếu tố thứ hai và thứ ba được xem như là thước đo chuẩn mực cho “sự thể hiện sắc nét nhất” của hệ thống pháp luật. Và trong hai yếu tố đó có một yếu tố cốt lõi khác chi phối-yếu tố trọng yếu: trình độ và nhận thức của nhà lập pháp.
“Sự thể hiện sắc nét nhất” của hệ thống pháp luật mà chúng ta muốn đề cập đến đó chính là sự hoàn thiện của hệ thống ấy.
Xã hội tác động đến nhà làm luật là một phần nhưng quan trong là họ có cảm nhận được hay không hoặc cảm nhận với mức độ nào, điều đó phụ thuộc rất nhiều vào trình độ cũng nhưng nhận thức của nhà làm luật. Một nhà làm luật giỏi không chỉ am hiểu tường tận hệ thống pháp luật bản quốc cũng như sự tồn tại và vận động của các quan hệ xã hội hiện tại, mà đặc biệt là phải có một tầm nhìn “xuyên thế kỉ” về sự vận động và phát triển trong tương lai của xã hội, từ đó có thể dự đoán trước những xu thế sẽ trở thành hiện thực trong tương lai. Khi ấy, sản phẩm pháp luật do nhà làm luật tạo ra sẽ được hoàn thiện hơn, khắc phục những lỗ hỏng, chồng chéo cũng như việc cơ cấu lại sự hợp thời của các văn bản luật,…
VD: Sự ra đời của Luật phá sản vì sự phá sản là điều tất yếu có thể xảy ra trong chu trình phát triển của các doanh nghiệp.
VD: Xu thế toàn cầu hóa và thương mại đặt ra nhiều vấn đề bức thiết về môi trường, sự bền vững,… một số ý kiến ở nước ta cho rằng nên ban hành Luật môi trường từ việc tách ra từ Luật tài nguyên và môi trường cho việc quản lí môi trường được cụ thể hơn.
Cũng chính trình độ và nhận thức sẽ giúp cho nhà làm luật cân bằng được giữa sự cần thiết của hệ thống pháp luật mới với lợi ích giai cấp thống trị và với nhu cầu của xã hội. Chính yếu tố này cũng sẽ giúp cho nhà làm luật có được sự khách quan, tránh quan điểm phiến diện, chiết trung,… trong việc thay đổi hệ thống pháp luật. Và xu hướng của sự cân bằng này là dần thiên về lợi ích của phần đông xã hội.
VD: Phải chăng cái cách mà đạo luật Sherman đã làm với các tập đoàn tư bản lớn của Mỹ (vào thời điểm đó không có một biến cố lớn hay sự cố kinh tế lớn nào xảy ra với Mỹ) chứng tỏ rằng những nhà làm luật Mỹ đã rủ bỏ đi bản chất giai cấp giai cấp của Nhà nước mình hay liệu đó là một sự thận trọng “Có nên đặt tất cả các quả trứng trong cùng một giỏ hay phân ra mỗi giỏ một quả”.