Dựa hên những căn cứ khác nhau, hành vi thương mại cố thể được chia ra các loại khác nhau. Dựa vào tính chất của hành vi và chủ thể thực hiện hành vi, hành vi thương mại có thể được chia ra: Hành vi thương mại thuần tuý, hành vi thương mại phụ thuộc và hành vi thương mại hỗn hợp. Cùng LawFirm.Vn tìm hiểu qua bài viết sau:
1. Hành vi thương mại thuần túy
Hành vi thương mại thuần tuý là những hành vi có tính chất thương mại vì bản chất của nó thuộc về công việc buôn bán hoặc vì hình thức của nó được pháp luật coi là tiêu biểu cho hành vi thương mại.
Ví dụ, mua hàng hoá để bán lại kiếm lời là hành vi thương mại thuần tuý vì bản chất của nó mang tính thương mại hoặc ký hối phiếu cũng là hành vi thương mại thuần tuý vì hối phiếu là hình thức của hành vi thương mại, bất kể người ký hối phiếu có là thương nhân hay không.
Tuy nhiên, khi xác định cụ thể các hành vi thương mại thuần tuý, pháp luật của các nước khác nhau cũng định lượng rộng, hẹp không giống nhau. Ngay pháp luật thương mại Việt Nam hiện nay, việc quy định các hành vi thương mại thuần tuý ương mỗi thời kì mỗi khác. Điều 45 Luật Thương mại năm 1997 của Việt Nam liệt kê cụ thể 14 loại hành vi thương mại. Nhưng theo quy định của Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 thì hành vi thương mại thuần tuý có nội dung rất rộng. Ngoài những hành vi như quy định tại Điều 45 Luật Thương mại năm 1997, khoản 3 Điều 2 Pháp lệnh Trọng tài thương mại hoặc Điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 còn quy định bổ sung nhiều loại khác.
2. Hành vi thương mại phụ thuộc
Hành vi thương mại phụ thuộc là những hành vi có bản chất dân sự nhưng do thương nhân thực hiện theo nhu cầu nghề nghiệp hay nhân lúc hành nghề và do đó được coi là hành vi thương mại? Ví dụ, thương nhân mua phương tiện, trang thiết bị văn phòng để trang bị cho các phòng làm việc của mình là hành vi thương mại phụ thuộc (do nhu cầu của nghề nghiệp).
Một hành vi có bản chất là dân sự chỉ có thể trở thành hành vi thương mại khi hội đủ hai yếu tố:
(1) Hành vi đó phải do thương nhân (thương gia) thực hiện;
(2) Hành vi đó được thương nhân thực hiện nhân dịp hành nghề hoặc do nhu càu nghề nghiệp.
Pháp luật thương mại Việt Nam chỉ mới liệt kê các hành vi thương mại thuần tuý còn các hành vi thương mại phụ thuộc không được ghi nhận. Bởi vậy, khi xem xét phải căn cứ vào từng trường họp cụ thể để xác định một hành vi có được xem là một hành vi thương mại phụ thuộc hay không. Tuy nhiên, trên cơ sở lý luận như đã trình bày, có thể suy đoán các hành vi của thương nhân trong hoạt động kinh doanh của mình đều là hành vi thương mại, trừ khi họ chứng minh được rằng hành vi đó không có mục đích thương mại.
3. Hành vi thương mại hỗn hợp
Trên thực tế, tồn tại khá nhiều quan hệ thương mại mà những hành vi trong nội dung của các quan hệ đó là hành vi thương mại đối với chủ thể này nhưng lại là hành vi dân sự của chủ thể kia. Ví dụ, quan hệ mua bán giữa Công ty A (thương nhân) với ông B (cá nhân, không có tư cách thương nhân). Trong quan hệ này, hành vi mua bán sẽ là hành vi thương mại đối với thương nhân A nhưng lại là hành vi dân sự đối với cá nhân ông B. Hành vi của các bên trong mối quan hệ trên được giới nghiên cứu phân loại là hành vi thương mại hỗn hợp.
Như vậy, hành vi hỗn hợp có thể được hiểu là hành vi thương mại đối với một bên (thương nhân) nhưng lại là hành vi dân sự đối với bên kia (cá nhân không có tư cách thương nhân).
Dựa vào lĩnh vực phát sinh cũng như đối tượng của hành vi thương mại và theo tinh thần của Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ năm 2000 (US – Vietnam Bilateral Trade Agreement), các hành vi thương mại có thể chia ra các nhóm như sau:
– Nhóm hành vi thương mại hàng hoá;
– Nhóm hành vi thương mại dịch vụ;
– Nhóm hảnh vi thương mại trong lĩnh vực đầu tư;
– Nhóm hành vi thương mại trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
Khởi thuỷ, hành vi thương mại là hành vi của thương nhân trong lĩnh vực trao đổi hàng hoá và dựa vào đôi tượng là hàng hoá hay là công việc mà các hành vi thương mại được chia ra: hành vi mua bán hàng hoá và dịch vụ. Cùng với sự phát triển của kinh tế – xã hội nói chung, các hành vi thương mại không chỉ tồn tại trong lĩnh vực trao đổi hàng hoá mà còn tồn tại trong nhiều lĩnh vực khác như: đầu tư, sản xuất, sở hữu trí tuệ … Chính vì vậy, việc phân loại các hành vi thương mại dựa trên tiêu chí đối tượng của hành vi trở nên phức tạp, bởi trong mỗi lĩnh vực trao đổi, đầu tư, sản xuất… đều tồn tại các hành vi mua bán hoặc dịch vụ. Như vậy, suy cho cùng hành vi thương mại trong các lĩnh vực nói trên chỉ có thể được chia thành: thương mại hàng hoá và thương mại dịch vụ. Trong mỗi lĩnh vực, do mỗi loại “hàng hoá” cũng như “công việc” có những đặc thù của chúng, cho nên thương mại hàng hoá và thương mại dịch vụ trong từng lĩnh vực cũng có những điểm riêng biệt. Chính vì vậy, sẽ nâng cao hiệu quả điều chỉnh pháp luật hơn nếu có sự kết hợp tiêu chí đối tượng với lĩnh vực phát sinh hành vi thương mại để phân loại hành vi thương mại thành các nhóm cụ thể. Hiện nay, pháp luật nước ta đang đi theo hướng quy định các hoạt động thương mại theo từng lĩnh vực.
3.1. Nhóm hành vi thương mại hàng hoá
Hành vi thương mại hàng hoá là những hành vi phát sinh trong quá trình hao đổi hàng hoá, bao gồm: mua bán hàng hoá và các hoạt động khác liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá như cung ứng dịch vụ thương mại, xúc tiến thương mại.
Trong thương mại hàng hoá, mua bán hàng hoá là hành vi chủ yếu nhất, đặc trưng của hành vi mua bán hàng hoá thể hiện ở đối tượng của hành vi này là hàng hoá, bao gồm: Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai và những vật gắn liền với đất đai.
Mua bán hàng hoá được quy định cụ thể trong chương 2 Luật Thương mại năm 2005. Với 49 điều trong chương 2, Luật Thương mại năm 2005 quy định tương đối đầy đủ các vấn đề liên quan đến mua bán hàng hoá với tư cách là một hoạt động chủ yếu của thương nhân ở Việt Nam. Ngoài những điều quy định chung đối với hoạt động mua bán hàng hoá như: Hình thức hợp đồng mua bán hàng hoá, hàng hoá cấm kinh doanh, hàng hoá hạn chế kinh doanh, hàng hoá kinh doanh có điều kiện, áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng hoá lưu thông trong nước, mua bán hàng hoá quốc tế, xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập hàng hoá, chuyển khẩu hàng hoá, áp dụng các biện pháp khẩn cấp đối với hoạt động mua bán hàng hoá quốc tể, nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá và quy tắc xuất xứ hàng hoá, một nội dung quan trọng trong chương này đó là các quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá? Đặc biệt, trong chương 2 Luật Thương mại năm 2005, pháp luật đã ghi nhận hoạt động mua bán hàng hoá mới, tiên tiến trong nền kinh tế thị trường, đó là mua bán hàng hoá qua sở giao dịch (Mục 3 Chương 2 Luật Thương mại năm 2005).
Bên cạnh hoạt động mua bán hàng hoá trong thương mại hàng hoá còn có các hoạt động dịch vụ thương mại như:
(i) xúc tiến thương mại (bao gồm: Khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày giới thiệu hàng hoá, dịch vụ, hội chợ, triển lãm thương mại);
(ii) trung gian thương mại (bao gồm: Đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hoá, đại lý thương mại) và
(iii) một số hoạt động thương mại cụ thể khác, như: gia công trong thương mại, đấu giá hàng hoá, đấu thầu hàng hoá dịch vụ, dịch vụ logistics, cho thuê hàng hoá, nhượng quyền thương mại.
Mặc dù thuộc nội hàm của khái niệm thương mại hàng hoá, song khác với hoạt động mua bán hàng hoá, các dịch vụ thương mại kể trên có đối tượng là dịch vụ, tức là toàn bộ các hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó của con người mà sản phẩm của nó tồn tại dưới hình thái phi vật thể. Bên cạnh đó, các hoạt động này phải là những hành vi liên quan trực tiếp với hành vi mua bán hàng hoá, phục vụ trực tiếp cho việc mua bán hàng hoá. Các hành vi thương mại hàng hoá được quy định cụ thể ở trong các chương 3, 4, 5, 6 Luật Thương mại năm 2005. Các quy định của Luật Thương mại tập trung ghi nhận bản chất của các hoạt động dịch vụ thương mại, cách thức thực hiện các hoạt động đó, đặc biệt quy định về quyền và nghĩa vụ của thương nhân khi tiến hành các hoạt động dịch vụ thương mại này.
3.2. Nhóm hành vi thương mại dịch vụ
Thương mại dịch vụ được hiểu là các hoạt động thương mại ttong các ngành, lĩnh vực dịch vụ. Đây là khái niệm dùng để chỉ khía cạnh thương mại, tính chất thương mại trong các ngành, lĩnh vực dịch vụ. Khác với mua bán hàng hoá trong thương mại hàng hoá (đối tượng của hoạt động này là các sản phẩm hữu hình), trong thương mại dịch vụ đối tượng của nó lại là những sản phẩm vô hình, tức là những sản phẩm không cầm nắm, không nhìn thấy được nhưng lại được cảm nhận qua tiêu dùng trực tiếp của khách hàng và quá trình sản xuất, tiêu dùng sản phẩm dịch vụ diễn ra đồng thời, nhưng hiệu quả của dịch vụ đối với người tiêu dùng lại rất khác nhau.
Như vậy, có thể hiểu nhóm hành vi thương mại dịch vụ là những hành vi phát sinh trong các khu vực của nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ của nền kinh tế, bao gồm các hành vi trong: Sản xuất công nghiệp, xây dựng, vận tải, dịch vụ tài chính – ngân hàng, bảo hiểm … Tất nhiên, không phải tất cả các hành vi trong các khu vực trên đều là hành vi thương mại dịch vụ mà chỉ những hành vi nào có đầy đủ những thành tố của hành vi thương mại mới được coi là hành vi thương mại dịch vụ.
Ở Việt Nam, thương mại dịch vụ là một thuật ngữ còn khá mới. Trong quan niệm hiện đại, cơ cấu kinh tế quốc dân được chia ra ba khu vực chính, đó là nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Theo Hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) thì nền kinh tế nước ta có 20 ngành câp 1, trong đó nông nghiệp có 2 ngành (nông nghiệp và thủy sản), công nghiệp có 4 ngành (công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến, sản xuất và cung cấp điện và nước và ngành xây dựng), còn dịch vụ có tới 14 ngành, CÓ những ngành khá quen thuộc như thương mại, du lịch, vận tải, ngân hàng, thông tin liên lạc…, nhung cũng có những ngành mới xếp vào lĩnh vực dịch vụ như giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao …
Theo Ban Thư ký WTO, thương mại dịch vụ được phân thành 12 khu vực bao gồm: Dịch vụ kinh doanh; dịch vụ thông tin; dịch vụ xây dựng và kĩ thuật; dịch vụ phân phối; dịch vụ giáo dục; dịch vụ môi trường; dịch vụ tài chính; dịch vụ liên quan đến sức khỏe và xã hội; dịch vụ du lịch và các hoạt động có liên quan; dịch vụ giải trí, văn hoá, thể thao; dịch vụ vận tải và các dịch vụ khác. Từ 12 khu vực đó lại chia thành 155 tiểu khu vực. Theo GAT, thương mại dịch vụ bao gồm các dịch vụ ở bất kì khu vực nào trừ dịch vụ do yệu cầu của chính phủ, là những dịch vụ không dựa trên kinh doanh hoặc cạnh tranh.
– Nhóm hành ví thương mại trong lĩnh vực đầu tư là những hành vi đầu tư nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận của nhà đầu tư, là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư.
Cũng tương tự như những hành vi thương mại trong lĩnh vực dịch vụ, không phải tất cả các hoạt động đầu tư là hành vi thương mại mà chỉ có những hoạt động đầu tư cho kinh doanh nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận mới được coi là hành vi thương mại.
– Nhóm hành vi thương mại trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ là những hành vi liên quan đến việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt các sản phẩm của trí tuệ nhằm mục đích thương mại, bao gồm các hành vi như: Sử dụng đối tượng của sở hữu công nghiệp (bằng phảt minh, sáng chế, giải pháp hữu ích) trong hoạt động kinh tế – thương mại, sử dụng các đối tượng của sở hữu công nghiệp như là một yếu tố thể hiện lợi thế cạnh tranh, chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp, chuyển giao công nghệ …
Như vậy, hành vi thương mại được chia ra nhiều loại khác nhau. Trong khuôn khổ Giáo trình này, chúng tôi chỉ tập trung thể hiện các hành vi thương mại trong nhóm hành vi thương mại hàng hoá, còn các hành vi trong nhóm hành vi thương mại dịch vụ, các hành vi thương mại trong lĩnh vực đầu tư và các hành vi thương mại trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ hầu như không được thể hiện.