Hiệp định về các biện pháp đầu tư có liên quan đến thương mại (TRIMs) được áp dụng cho các trường hợp trong đầu tư trực tiếp nước ngoài khi có các quy định gây ảnh hưởng đến trao đổi hàng hóa. Hiệp định thừa nhận một số biện pháp đối với FDI có thể gây hạn chế hoặc bóp méo thương mại. GATT-1994 cấm áp dụng các biện pháp đầu tư vi phạm các nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (Điều III.4) và hạn chế số lượng (Điều XI.1) (Xem phụ lục của Hiệp định này). Hiệp định quy định rằng không một thành viên nào được phép áp dụng những biện pháp phân biệt đối với người hoặc hàng hóa nước ngoài (tức là vi phạm quy chế MFN của GATT). Hiệp định cũng cấm áp dụng các biện pháp đầu tư làm hạn chế khối lượng trao đổi thương mại (trái với nguyên tắc tự do hoá thương mại thông qua đàm phán của GATT).
Trên nguyên tắc không được làm ảnh hưởng đến các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Hiệp định GATT-1994, không nuột nướx thành viên nào được phép sử dụng các liệt pháp đầu tư có liên quan đến thương mại (TRIMs) nếu các biện pháp này trái với các quy định tại Điều III và Điều XI của GATT 1994.
Hiệp định lập danh mục các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại bị coi là trái với các điều khoản của GATT. Danh mục này bao gồm các biện pháp như (i) yêu cầu một doanh nghiệp phải mua một tỷ lệ sản phẩm nhất định trong một nước nào đó (yêu cầu về tỷ lệ nội địa hoá); (ii) yêu cầu về cân bằng mậu dịch khai yêu cầu này được coi là vi phạm nguyên tắc đãi ngộ quốc gia); (iii) yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài phải đặt mục tiêu xuất khẩu một lượng sản phẩm nhất định (yêu cầu về tỷ lệ xuất khẩu); (iv) yêu cầu phải tiêu thụ một lượng sản phẩm ở trong nước dẫn đến hạn chế xuất khẩu; (v) hạn chế giao dịch ngoại hối dẫn đến hạn chế xuất khẩu (ba yêu cầu sau được gọi là các hạn chế số lượng đối với hàng hoá xuất nhập khẩu và được xem là vi phạm nguyên tắc tự do hoa).
Hiệp định yêu cầu các nền kinh tế thành viên trong vòng 90 ngày phải thông báo cho Hội đồng Thương mại hàng hóa (qua đó tới các thành viên khác) tất cả những biện pháp đầu tư nào không phù hợp với TRIMs. Cho dù các biện pháp đó được áp dụng chung hay riêng cho một số lĩnh vực cụ thể đều phải được thông báo cụ thể về các đặc tính cơ bản của nó. Các biện pháp này cần phải xóa bỏ trong thời hạn hai năm đối với các nước phát triển (tức là tới năm 1996), năm năm đối với các nền kinh tế đang phát triển (tới cuối năm 1999) và bảy năm đối với các nền kinh tế kém phát triển (tới cuối năm 2001) kể từ khi Hiệp định về WTO có hiệu lực. Các biện pháp được đưa ra trong vòng 180 ngày trước khi Hiệp định về WTO có bu lực sẽ không được hướng thời gian chuyển đổi nêu trên (tức là phim xoa lo ngay khi Hiệp định WT) có hiệu lực). Trong thời gian chuyên đòi, các thành viên sẽ không được sửa đổi thời hạn của bất kỳ biện pháp nào đã được thông báo khác với thời hạn đang áp dụng.
Theo yêu cầu của một số thành viên, Hội đồng Thương mại hàng hóa có thể kéo dài giai đoạn chuyển đổi cho thành viên kém phát triển. nếu thành viên đó bộc lộ khó khăn trong việc thực hiện các điều khoản của Hiệp định TRIMs. Trong khi xem xét, Hội đồng Thương mại hàng hóa sẽ tính đến sự phát triển riêng, nhu cầu thương mại và tài chính của các thành viên liên quan. Tính đến tháng 7-2001, Hội đồng Thương mại hàng hóa đã nhất trí kéo dài thời bạn chuyển tiếp này cho một số nền kinh tế kém phát triển có yêu cầu (một số trường hợp ngoại lệ).
– Đối với vấn đề minh bạch hoá. mỗi thành viên sẽ thông báo cho Ban Thư ký các ấn phẩm mà trong đó có thể tìm thấy các quy định về các biện pháp đầu tư có liên quan đến thương mại bao gồm cả ấn phân do chính phủ trung ương và chính quyền địa phương, khu vực áp dụng trong địa dư của mình. Mỗi thành viên cần có thiện chí trong vấn đề mình bạch hoá bằng cách cung cấp thông tin và cung cấp các cơ hội tra cứu về bất kỳ vấn đề nào do các thành viên khác đặt ra liên quan đến hiệp định này. Tuy nhiên, theo Điều 3 của GATT-1994, các thành viên không nhất thiết phải tiết lộ thông tin nếu việc tiết lộ này có thể cản trở việc thi hành luật hay đi ngược lại lợi ích xã hội của thành viên, hay làm tổn hại lợi ích thương mại hợp pháp của các doanh nghiệp nhất định (có thể là doanh nghiệp nhà nước hay là doanh nghiệp tư nhân).
Hiệp định đã lập ra Uỷ ban về các biện pháp đầu tư có liên quan đến thương mại. Mọi thành viên của WTO đều được tham gia Ủy ban này. Uỷ ban có chủ tịch và phó chu tịch và họp ít nhất một năm một lần theo đề nghị của bất kỳ thành viên nào, Uỷ ban sẽ thực hiện nhiệm vụ do Hội đồng Thương mại hàng hóa giao và cho phép thành viên tham kiến về bất kỳ vấn đề gì liên quan đến hoạt động của Uỷ ban và việc thực hiện Hiệp định này. Uỷ ban sẽ hướng dẫn thực hiện Hiệp định này và sẽ báo cáo kết quả hàng năm lên Hội đồng Thương mại hàng hóa. Uỷ ban có trách nhiệm giám sát việc triển khai các cam kết. Hiệp định quy định rằng các thành viên WTO xem xét lại liệu có nên bổ sung vào hiệp định một số điều khoản về chính sách và đầu tư hay không. Quá trình xem xét này hiện đang nằm trong khuôn khổ của Vòng đàm phán Doha về phát triển (DDA).
Nhiều nhất là sau năm năm kể từ ngày Hiệp định WTO có hiệu lực, Hội đồng Thương mại hàng hóa sẽ xem xét lại hoạt động của Hiệp định này và sẽ đệ trình các sửa đổi lên Hội nghị Bộ trưởng nếu thấy cần thiết. Trong quá trình xem xét này, Hội đồng Thương mại hàng hóa sẽ cân nhắc liệu Hiệp định có cần bổ sung các quy định về chính sách đầu tư và chính sách cạnh tranh hay không.