Trong việc thực hiện các quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường cũng như nghiên cứu khoa học pháp lý về bảo vệ môi trường, vấn đề quan trọng đặt ra là cần xác định được những văn bản pháp luật chứa đựng các quy phạm pháp luật đó, tức là cần xác định nguồn của pháp luật bảo vệ môi trường. Dưới góc độ pháp lý, nguồn của pháp luật bảo vệ môi trường là những văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc phê chuẩn, theo những thủ tục, trình tự và dưới những hình thức nhất định, có nội dung chứa đựng những quy phạm pháp luật bảo vệ môi trường. Trên thực tế khi nghiên cứu nguồn của pháp luật bảo vệ môi trường cũng như nguồn của bất kì ngành luật nào trong những thời điểm nhất định chúng ta chỉ xem xét những văn bản có hiệu lực thi hành ở thời điểm đó.
Nguồn của pháp luật bảo vệ môi trường bao gồm một hệ thống những văn bản pháp luật do nhiều cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước Việt Nam ban hành. Cũng như nguồn của nhiều ngành luật, lĩnh vực khác, nguồn của luật môi trường rất đa dạng về hình thức. Nhiều quy phạm pháp luật môi trường được ban hành trong văn bàn pháp luật chung và cũng có nhiều quy pháp pháp luật được hệ thống hoá và ban hành trong văn bản pháp luật riêng về lĩnh vực môi trường. Chính vì vậy việc xác định nguồn của luật môi trường có ý nghĩa trong việc xác định hiệu lực của các quy phạm.
Nguồn là các văn bản luật như:
Thứ nhất, Hiến pháp
Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nền tảng của hệ thống pháp luật Việt Nam. Hiến pháp quy định những vấn đề cơ bản nhất về chế độ chính ttị kinh tế văn hoá xã hội quốc phòng, an ninh quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước thể chế hoá mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo nhân dân làm chủ Nhà nước quản lý.
Hiến pháp là đạo luật gốc, đạo luật cơ bản có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam, các quy định của Hiến pháp tuỳ thuộc vào những nội dung khác nhau là nguồn của tất cả các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam và đĩ nhiên là nguồn của luật môi trường. Với ý nghĩa là nguồn của pháp luật môi trường, Hiến pháp năm 2013 có những quy định về bảo vệ môi trường. Chúng là cơ sở cho việc ban hành các quy phạm pháp luật về môi trường. Chẳng hạn, Điều 63 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường; quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững các
nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu”’, “Nhà nước khuyến khích mọi hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo”’, “Tổ chức, cá nhân gãy ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại”. Quy định này tạo ra cơ sở hiến định cho việc xác quy định nghĩa vụ của các chủ thể trong bảo vệ môi trường. Điều 53 Hiến pháp năm 2013 quy định chế độ sở hữu toàn dân đối với các thành phần môi trường quan trọng: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Điều 43 Hiến pháp còn quy định “Mọi người có quyền được sổng trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường”.
Các quy định này đã có ảnh hưởng sâu sắc tới địa vị pháp lý của các chủ thể trong quan hệ pháp luật môi trường. Một doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân khi thực hiện các hành vi tác động vào môi trường cần phải hiểu rằng họ đang tác động tới sở hữu của nhà nước. Khác với chủ sở hữu, việc tác động của các chủ thể này đến các yếu tố khác nhau của môi trường, đặc biệt là đất đai, các nguồn nước dưới sự giám sát của chủ sở hữu là nhà nước.
Ảnh hưởng quan trọng khác của các quy định của Hiến pháp sự quyết định của chúng tới nội dung của các văn bản pháp luật khác về môi trường. Các văn bản pháp luật này phải phù hợp với các quy định của Hiến pháp năm 2013. Hơn nữa, các quy định của Hiến pháp năm 2013 quyết định việc tham gia hay không tham gia điều ước quốc tế đa phương hay song phương về môi trường.
Thứ hai, Luật
Bên cạnh Hiến pháp với tư cách là đạo luật gốc có ý nghĩa nền tảng chung, các luật đơn hành cũng chứa đựng nhiều quy định về môi trường hoặc liên quan trực tiếp đến môi trường. Có những đạo luật mà nhà nước ban hành chỉ để điều chỉnh các vấn đề cụ thể về môi trường song cũng có những đạo luật trong đó Nhà nước xác định nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ thể đối với việc bảo vệ môi trường trong một lĩnh vực cụ thể nào đó như thương mại, giao thông, xây dựng. Trong số các đạo luật được coi là nguồn của luật môi trường trước hết phải kể đến các luật đơn hành được ban hành để điều chỉnh các vấn đề cụ thể về môi trường.
– Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kì họp thứ 7 thông qua ngày 23/6/2014 thay thế Luật bảo vệ môi trường năm 2005. Vói 20 chương, 170 điều, Luật bảo vệ môi trường năm 2014 là nguồn cơ bản nhất của pháp luật môi trường Việt Nam hiện hành. Đây là đạo luật dành riêng cho vấn đề bảo vệ môi trường với những quy định cơ bản tập trung thống nhất về các vấn đề:
+ Chính thức hoá một số khái niệm về môi trường và các yếu tố của nó. Quy định rõ và cụ thể các nguyên tắc cơ bản về bảo vệ môi trường, chính sách bào vệ môi trường, các hoạt động bảo vệ môi trường được Nhà nước khuyến khích và các hành vi bị nghiêm cấm.
+ Xác định trách nhiệm bảo vệ môi trường đối với các ngành, lĩnh vực như: công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, thương mại, khai thác khoáng sản, du lịch, nông nghiệp, thuỷ sản…
+ Quy định về bảo vệ môi trường cụ thể đối với từng địa bàn, khu vực, như: đô thị, khu dân cư tập trung, nơi công cộng, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, làng nghề, biển, nước sông, công trình thuỷ lọi, hồ chứa nước.
+ Yêu cầu về bảo vệ môi trường được quy định đối với toàn bộ quá trình phát triển từ khâu lập chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển; lập, phê duyệt và thực hiện dự án đầu tư và trong quá trình hoạt động; trách nhiệm thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ.
+ Sử dụng đồng bộ các công cụ, biện pháp quản lý môi trường, như: quy chuẩn kĩ thuật môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ mồi trường, quan trắc và báo cáo về môi trường, công cụ kinh tế, thanh tra, kiểm tra bảo vệ môi trường.
+ Xã hội hoá mạnh mẽ và nâng cao vai trò của người dân trong hoạt động bảo vệ môi trường như: cho phép các đối tượng thuộc nhiều thành phần kinh tế tham gia vào quá trình đánh giá tác động môi trường, khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức có năng lực tham gia hoạt động quản lý chất thải và hoạt động quan trắc môi trường, bảo đảm quyền được biết thông tin về môi trường của mọi tổ chức, cá nhân, phát triển dịch vụ môi trường, khuyến khích tổ chức, cá nhân hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường, đề cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên và người dân trong bảo vệ môi trường.
+ Quy định rõ trách nhiệm của các chủ thể trong bảo vệ môi trường như: trách nhiệm của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ tài nguyên và môi trường, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, uỷ ban nhân dân các cấp; quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân khác.
– Các luật đơn hành về lĩnh vực khác song có chứa đựng một số quy định về bảo vệ môi trường bao gồm:
+ Luật khoáng sản năm 2010.
Luật khoáng sản số 60/2010/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá xn, kì họp thứ 8 thông qua ngày 17/11/2010 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2011) là đạo luật đơn hành khác mà chúng ta cần phải kể đến nếu xét ở góc độ bảo vệ môi trường. Điều 30 Luật khoáng sản quy định rõ các tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động khai khoáng phải thực hiện nghĩa vụ bảo vệ môi trường. Khai khoáng là một trong những hoạt động của con người có thể gây ảnh hưởng nghiêm ttọng đến môi trường. Vì vậy, tuy được ban hành để điều chỉnh các quan hệ liên quan đến việc quản lý, khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên khoáng sản song luật này chứa đựng khá nhiều các quy định về bảo vệ môi trường.
+ Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân năm 1989 cũng là vãn bản pháp luật đơn hành có chứa nhiều quy định về bảo vệ môi trường.
+ Bộ luật dân sự năm 2015, văn bản pháp luật được pháp điển hoá cao nhằm điều chỉnh các quan hệ dân sự cũng đặc biệt lưu ý đến các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường . Các quy định trong Bộ luật dân sự năm 2015 gắn việc sử dụng, định-đoạt, sở hữu tài sản với nghĩa vụ bảo vệ môi trường.
+ Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 thay thế Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991.
+ Luật dầu khí năm 1993; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí năm 2000; Luật sửa đổi, bổ sung một sổ điều cùa Luật dầu khí năm 2008.
+ Luật đất đai năm 2013 thay thế Luật đất đai năm 2003.
+ Luật tài nguyên nước năm 2012.
+ Bộ luật hình sự năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2017 quy định trách nhiệm hình sự đối với những hành vi xâm hại các yếu tố của môi trường như tội làm ô nhiễm môi trường… tại Chương XVII – Chương các tội phạm về môi trường.
+ Luật thuỷ sản năm 2003 thay thế Pháp lệnh bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản năm 1989 (Hiện nay, Quốc hội đã ban hành Luật Thủy sản 2017, có hiệu lực từ ngày 01/1/2019).
+ Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kĩ thuật năm 2006.
+ Luật chất lượng sản phẩm, hàng hoá năm 2007.
+ Luật hoá chất năm 2007.
+ Luật đa dạng sinh học năm 2008.
+ Luật an toàn thực phẩm năm 2010.
Thứ ba, là các văn bản dưới luật
+ Pháp lệnh của Uỳ ban thường vụ Quốc hội
Pháp lệnh cũng là một trong những nguồn quan trọng khác của luật môi trường. Trong số các pháp lệnh có chứa đựng nhiều quy định về môi trường cần phải kể đến các pháp lệnh sau đây:
+ Pháp lệnh khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi năm 2000;
+ Pháp lệnh giống cây hồng năm 2004;
+ Pháp lệnh giống vật nuôi năm 2004.
+ Nghị quyết, nghị định của Chính phủ
Các văn bản của Chính phủ có liên quan đến vấn đề môi trường được ban hành khá nhiều, đặc biệt là dưới hình thức nghị định, nghị quyết. Các nghị định dưới đây cần được lưu ý khi áp dụng để giải quyết các vấn đề của môi trường:
+ Nghị định số 23/HĐBT ngày 24/01/1991 của Chính phủ ban hành điều lệ vệ sinh;
+ Nghị định số 109/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 của Chính phủ về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước;
+ Nghị định số 142/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản
+ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng;
+ Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
+ Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006 của Chính phủ về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và ttồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm.
+ Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản (thay thế Nghị định số 159/2007/NĐ-CP ngày 30/10/2007);
+ Nghị định 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (thay thế Nghị định so 179/2013/NĐ-CP ngắy 14/11/2013 ).
+ Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đa dạng sinh học.
+ Nghị định số 69/2010/NĐ-CP ngày 21/6/2010 của Chính phủ về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen.
+ Quyết định, chi thị, thông tư của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, chủ tịch uỳ ban nhân dân tỉnh
Bên cạnh các văn bản của Chính phủ, các bộ và cơ quan ngang bộ, ủy ban nhân dân các tỉnh cũng ban hành nhiều vãn bản về môi trường. Vai trò của loại nguồn này trong điều kiện của hệ thống pháp luật và cơ chế thực hiện pháp luật ở nước ta không phải là nhỏ. Tác dụng giải thích và định hướng của các văn bản này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện pháp luật môi trường.