Mẫu đơn đề nghị không tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án áp dụng khi các bên không đồng ý giải quyết vụ việc bằng cơ chế hòa giải đối thoại tại Tòa án. Khi đó các bên làm đơn đề nghị gửi đến Trung tâm hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
1. Trình tự, thủ tục hòa giải, đối thoại tại Tòa án
Trình tự, thủ tục thực hiện việc hòa giải tại Tòa án được chia làm 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Theo Điều 24 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định Tiến hành phiên hòa giải, đối thoại tại Tòa án
- Khi các bên đồng ý gặp nhau để thống nhất phương án giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính, Hòa giải viên ấn định thời gian, địa điểm tiến hành phiên hòa giải, đối thoại và thông báo cho các bên, người đại diện, người phiên dịch chậm nhất là 05 ngày trước ngày mở phiên hòa giải, đối thoại.
- Việc thông báo có thể được thực hiện bằng văn bản hoặc hình, thức khác thuận tiện cho các bên.
Giai đoạn 2: Theo Điều 27 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định Tiến hành phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
Khi các bên đạt được sự thỏa thuận, thống nhất với nhau về việc giải quyết toàn bộ hoặc một phần vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính, Hòa giải viên ấn định thời gian, địa điểm mở phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại.
Phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại có thể được tổ chức ngay sau phiên hòa giải, đối thoại hoặc vào thời gian phù hợp khác.
Hòa giải viên phải thông báo cho những người quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.
Hòa giải viên tiến hành phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại tại trụ sở Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc.
Giai đoạn 3: Theo Điều 31 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định về Ra biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại tại Tòa án
Giai đoạn 4: Theo Điều 32 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định về Thủ tục ra quyết định công nhận hoặc không công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án
2. Trường hợp không tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án
Căn cứ vào Điều 19 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định về 7 trường hợp không tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án:
- Yêu cầu đòi bồi thường do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước.
- Vụ việc phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội.
- Người khởi kiện, người yêu cầu, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được mời tham gia hòa giải, đối thoại hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan hoặc không thể tham gia hòa giải, đối thoại được vì có lý do chính đáng.
- Một bên vợ hoặc chồng trong tranh chấp ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.
- Một trong các bên đề nghị không tiến hành hòa giải, đối thoại.
- Một trong các bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính.
- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
3. Mẫu đơn đề nghị không tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
………, ngày…. tháng…. năm…..
ĐƠN ĐỀ NGHỊ KHÔNG TIẾN HÀNH HÒA GIẢI
(V/v: Yêu cầu …… không tiếp tục hòa giải tranh chấp)
– Căn cứ Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015;
– Căn cứ Luật… (tùy lĩnh vực tranh chấp, như Luật đất đai khi có tranh chấp đất đai);
– Căn cứ Hợp đồng/Đơn yêu cầu hòa giải….. (nếu có).
Kính gửi: | – Tòa án nhân dân huyện (quận, thị xã) …………………… – Ông: …………… – Thẩm phán………………… |
(Hoặc:
Kính gửi: | – Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) ………………… – Ông: ……………… – Chủ tịch UBND xã (phường, thị trấn) ……………. |
Hoặc các chủ thể có thẩm quyền khác)
Tên tôi là:… …………………………………………………. Sinh năm:……………..
CCCD số: ………………………do………… cấp ngày…./…./……
Địa chỉ thường trú:………………………………………………………………………
Địa chỉ cư trú hiện nay:………………………………………………………………….
Số điện thoại liên hệ:……………………………………………………………………
Là:…………………………………………;……….(tư cách yêu cầu, ví dụ: cá nhân làm đơn yêu cầu Quý cơ quan tiến hành hòa giải tranh chấp/ là bị đơn trong vụ án dân sự……………………………………………. đang được Quý Tòa thụ lý giải quyết,…)
Tôi xin trình bày với Quý cơ quan sự việc sau:
(Trình bày về sự việc dẫn đến việc làm đơn)
Căn cứ điểm…. Khoản…. Điều…. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015/Thỏa thuận giữa…. và…../Luật/Nghị định/Hợp đồng/…
“…” (Bạn có thể trích căn cứ bạn sử dụng để chứng minh yêu cầu của bạn là hợp pháp, không trái với quy định của pháp luật)
Tôi nhận thấy tranh chấp giữa tôi/Ông/Bà/Công ty……… và…………… không bắt buộc và cũng không cần thiết phải tiếp tục tiến hành hòa giải bởi Quý cơ quan/Quý Tòa. Bởi, việc tục hòa giải sẽ không còn ý nghĩa khi mà chắc chắc việc hòa giải là không thành.
Do đó, tôi làm đơn này để kính đề nghị Quý cơ quan/Quý Tòa không tiếp tục tiến hành hòa giải tranh chấp giữa………….. và………… Thực hiện các thủ tục tiếp theo sau khi việc hòa giải không thành theo quy định của pháp luật. Để tranh chấp giữa……. và…… được giải quyết nhanh chóng, tránh mất thời gian vào việc hòa giải, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của tôi không bị ảnh hưởng.
Tôi xin cam đoan những thông tin trên là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm về việc này trước pháp luật.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Quý cơ quan!
Người làm đơn (Ký và ghi rõ họ tên) |
4. Tải về mẫu Đơn đề nghị không tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án
Nếu bạn muốn tải về mẫu Đơn đề nghị không tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án, bạn có thể tham khảo các dịch vụ pháp lý của LawFirm.Vn hoặc mẫu văn bản được cung cấp dưới đây (có dạng PDF hoặc Word), giúp bạn dễ dàng chỉnh sửa và sử dụng theo nhu cầu của mình.
Mẫu đơn đề nghị không tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án (File Word):
Mẫu đơn đề nghị không tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án (File PDF):