Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations – ASEAN) được thành lập ngày 8/8/1967 trên cơ sở Tuyên bố Băng Cốc với năm thành viên sáng lập là Vương quốc Thái Lan, Malaysia, Cộng hoà Singapore, Cộng hoà Philippines và Cộng hoà Indonesia. Sau hơn bốn mươi năm tồn tại và phát triển, ASEAN đã tiếp nhận thêm năm thành viên gia nhập, bao gồm Bruney Darussalam (1985), Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1995), Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, Liên bang Myaninar (1997) và Vượng quốc Campuchia (1999), nâng tổng số thành viên của ASEAN hiện nay (đến tháng 12/2015) lên mười thành viên.
Trong hơn bốn mươi năm qua, ASEAN đã không ngừng phát triển và hoàn thiện các nguyên tắc cơ bản và cơ cấu tổ chức để đạt được mục tiêu của ASEAN như đã được ghi nhận trong Tuyên bố Băng Cốc và các văn bản pháp lý quốc tế sau này, đặc biệt là trong Hiến chương ASEAN. Từ một tổ chức khu vực có cơ chế hoạt động và hợp tác lỏng lẻo, trong những năm gần đây, ASEAN đang nổi lên như một tổ chức khu vực hình mẫu về sự năng động và hợp tác có hiệu quả với cơ chế hợp tác ngoại khối mở và năng động. Đặc biệt, việc thông qua Hiến chương ASEAN đã đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử của ASEAN, đưa tổ chức khu vực chuyển sang giai đoạn liên kết khu vực chặt chẽ hơn thông qua việc thiết lập Cộng đồng ASEAN. Hiến chương ASEAN không chỉ khẳng định tính chất pháp lý là tổ chức quốc tế liên chính phủ mà còn khẳng định rõ tư cách pháp nhân của ASEAN (Điều 3).
1. Mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của ASEAN
Trải qua các thời kỳ phát triển, ASEAN luôn kiên trì và tuân thủ những mục tiêu cũng như nguyên tắc hoạt động được để ra từ văn kiện thành lập tổ chức (Tuyên bố Băng Cốc) và trong Hiến chương ASEAN. ASEAN luôn hướng tới những mục tiêu lớn, như xây dựng Đông Nam á thành khu vực hoà bình, ổn định, phi vũ khí hạt nhân và vũ khí hủy diệt; tăng cường hợp tác kinh tế, văn hoá, thu hẹp khoảng cách phát triển, nâng cao phúc lợi và đời sống nhân dân, tăng cường dân chủ, pháp quyền và quyền con người nhằm tạo dựng Cộng đồng ASEAN; đề cao bàn sắc ASEAN đồng thời tôn trọng các quyền và trách nhiệm của các thành viên ASEAN; tạo dựng và giữ vững vai trò trung tâm và chủ động của ASEAN như là động lực chính trong quan hệ và hợp tác với các đối tác bên ngoài trong một cấu trúc khu vực mở, minh bạch và thu nạp.
Để đạt được những mục tiêu lớn đó, hoạt động của ASEAN và các quốc gia thành viên phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại và những nguyên tắc riêng của tổ chức này, như đã được tái khẳng định tại khoản 2 Điều 2 Hiến chương ASEAN. Các nguyên tắc đó bao gồm: Tôn trọng độc lập, chủ quyền, quyền bình đẳng và dân tộc tự quyết, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của các thành viên đồng thời nhấn mạnh giá trị chung trên tinh thần thống nhất trong đa dạng; không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trái với pháp luật quốc tế; giải quyết tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hoà bình, không can thiệp vào công việc nội bộ của các thành viên; tôn trọng pháp quyền, các nguyên tắc của nền dân chủ và chính phủ hợp hiến; thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, các quyền bình đẳng và đẩy mạnh công bằng xã hội; giữ vững vai trò trung tâm và linh hoạt của ASEAN trong quan hệ ngoại khối trên tinh thần không phân biệt đối xử tuân thủ các quy tắc thương mại đa phương chung và các cơ chế dựa trên luật lệ của ASEAN nhằm triển khai có hiệu quả các cam kết kinh tế, tiến tới loại bỏ mọi rào cản đối với liên kết kinh tế khu vực trong một nền kinh tế đo thị trường điều tiết.
2. Quy chế thành viên ASEAN
Hiến chương cũng quy định rõ quy chế thành viên ASEAN tại Chương III. Ngoài việc khẳng định 10 thành viên tại thời điểm thông qua Hiến chương (Điều 4), các quốc gia muốn gia nhập phải tuân thủ các tiêu chí, điều kiện và thủ tục gia nhập theo quy định tại Điều 6 Hiến chương. Một quốc gia nếu đáp ứng được các tiêu chí như là quốc gia nằm trong khu vực địa lý Đông Nam Á, được các quốc gia thành viên ASEAN công nhận, chấp nhận sự ràng buộc và tuân thủ Hiến chương, có khả năng và sẵn sàng thực hiện các nghĩa vụ thành viên thì có thể xin gia nhập ASEAN. Quốc gia muốn gia nhập phải tuân thủ các thủ tục xin gia nhập do Hội đồng Điều phối ASEAN quy định về việc kết nạp sẽ do Cấp cao ASEAN quyết định trên nguyên tắc đồng thuận, dựa trên khuyến nghị của Hội đồng điều phối ASEAN.
Các quốc gia thành viên ASEAN có các quyền và nghĩa vụ theo Hiến chương.
3. Cơ cấu tổ chức của ASEAN
Từ khi được thành lập tới nay, cơ cấu tổ chức của Hiệp hội các nước Đông Nam Á đã có những cải tổ thường xuyên để phù hợp với khuôn khổ hợp tác ở từng thời kỳ phát triển. Theo Hiến chương, ASEAN có các thiết chế sau:
3.1. Cấp cao ASEAN – ASEAN Stunnit
Là cơ quan hoạch định chính sách tối cao của ASEAN, với thành phần gồm nguyên thủ quốc gia hoặc người đứng đầu chính phủ các nước thành viên, Cấp cao ASEAN nhóm họp 2 năm một lần (có thể họp bất thường khi cần thiết), dưới sự chủ trì của Chủ tịch ASEAN. Toàn bộ chức năng của cơ quan này được quy định cụ thể tại Điều 7 Hiến chương ASEAN, như quyết định các vấn đề then chốt của Hiệp hội, thực thi các biện pháp thích hợp để xử lý tình huống khẩn cấp tác động tới ASEAN, quyết định vấn đề kết nạp thành viên mới, cũng như tổ chức và hoạt động của một số thiết chế khác (ví dụ, bổ nhiệm Tổng thư ký ASEAN…).
3.2. Hội đồng điều phối ASEAN – ASEAN Coordinating Council
Theo Điều 8 Hiến chương, Hội đồng điều phối ASEAN là cơ quan bao gồm các bộ trưởng ngoại giao ASEAN, được nhóm họp ít nhất 2 lần trong năm. Hội đồng này có một số nhiệm vụ cụ thể liên quan đến việc chuẩn bị các phiên họp của Cấp cao ASEAN, phối hợp với hội đồng cộng đồng về hoạt động chức năng của hội đồng này, xem xét báo cáo của Tổng thư ký ASEAN và thực thi một số nhiệm vụ khác do Cấp cao ASEAN chỉ đạo.
3.3. Các hội đồng cộng đồng ASEAN – ASEAN Community Councils
Các hội đồng cộng đồng ASEAN bao gồm Hội đồng cộng đồng chính trị-an ninh, Hội đồng cộng đồng kinh tế và Hội đồng cộng đồng văn hoá-xã hội. Các quốc gia thành viên sẽ cử đại diện quốc gia tham gia các cuộc họp của Hội đồng cộng đồng ASEAN (nhóm họp ít nhất 2 lần mỗi năm). Mỗi hội đồng sẽ có các cơ quan chuyên ngành cấp bộ trưởng trực thuộc như:
– Hội đồng cộng đồng chính trị-an ninh gồm 6 cơ quan.
– Hội đồng cộng đồng kinh tế gồm 14 cơ quan.
– Hội đồng cộng đồng văn hoá-xã hội gồm 17 cơ quan.
Nhiệm vụ chủ yếu của các cơ quan này là thực hiện thoá thuận, quyết định của Cấp cao ASEAN trong lĩnh vực của mình, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực chuyên ngành để hỗ trợ tiến trình xây dựng cộng đồng ASEAN.
3.4. Tổng thư ký và Ban thư ký ASEAN
So với những thời kỳ trước thì đây là cơ quan được cải tổ theo hưởng tăng cường hoạt động hiệu quả và thiết thực cho Hiệp hội.
– Tổng thư ký ASEAN là chức vụ do Cấp cao ASEAN bổ nhiệm với nhiệm kỳ 5 năm, không tái bổ nhiệm, Tổng thư ký là quan chức hành chính cao cấp nhất của ASEAN, Người được bố nhiệm giữ cương vị này phải là công dân của một trong sổ thành viên ASEAN, có năng lực, kinh nghiệm chuyên môn. Việc lựa chọn phải trên cơ sở cân bằng về giới cũng như thử tự luân phiên trong nội bộ các nước thành viên. Các nhiệm vụ của Tổng thư ký được quy định tại Điều 11 Hiến chương.
– Ban thư ký ASEAN: Bao gồm Tổng thư ký và các nhân viên khác, hoạt động nhân danh ASEAN chứ không nhận danh quốc gia mà mình mang quốc tịch hoặc bất kỳ quốc gia nào khác.
– Ban thư ký ASEAN quốc gia: Đây là Ban thư ký do quốc gia thành viên tự thành lập, có nhiệm vụ là đầu mối của quốc gia trong các hoạt động liên quan đến ASEAN, như lưu trữ thông tin về các vấn đề có liên quan đến ASEAN ở cấp độ quốc gia, điều phối việc triển khai các quyết định của ASEAN ở cấp độ quốc gia…).
3.5. Uỷ ban đại diện thường trực bên cạnh ASEAN
Theo quy định của Hiến chương, mỗi quốc gia thành viên ASEAN bổ nhiệm một đại diện thường trực hàm đại sứ bên cạnh ASEAN, đặt tại Jakarta, ủy ban đại diện thường trực bao gồm đại sứ các quốc gia nhằm thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ công việc cho các hội đồng cộng đồng, phối hợp với Ban thư ký ASEAN và các đối tác bên ngoài, khi cần thực hiện nhiệm vụ khác do Hội đồng điều phối ASEAN quyết định.
3.6. Uỷ ban ASEAN ở nước thứ ba và các tổ chức quốc tế
Uỷ ban ASEAN ở nước thứ ba có thể được thành lập tại các nước bên ngoài Hiệp hội, gồm những người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao của các thành viên ASEAN tại quốc gia đó. Các ủy ban tương tự cũng có thể được thành lập bên cạnh tổ chức quốc tế. Nhiệm vụ chính của các ủy ban này là thúc đẩy lợi ích và bản sắc ASEAN tại nước sở tại và tổ chức quốc tế. Thủ tục hoạt động của ủy ban này do Hội nghị ngoại trưởng ASEAN quy định cụ thể.
Ngày 22/11/2015, tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 27, các quốc gia thành viên ASEAN đã tuyên bố thành lập Công đồng ASEAN vào ngày 31/12/2015 thông qua lễ ký kết Tuyên bố Kuala Lumpur. Theo nội dung Tuyên bố Kuala Lumpur về việc thành lập Cộng đồng ASEAN 2015, 10 quốc gia thành viên ASEAN cùng nhất trí về việc thành lập Cộng đồng ASEAN 2015 nhằm tạo ra một tổ chức với mục tiêu đem lại một khu vực Đông Nam Á hoà bình, an ninh và ổn định dài lâu, tăng trưởng kinh tế bền vững, thịnh vượng chung và tiến bộ xã hội.