Luật xây dựng ra đời nhằm đảm bảo việc đầu tư xây dựng đúng quy hoạch, đảm bảo phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng khu vực, ổn định đời sống nhân dân; bảo đảm tiến độ chất lượng công trình… Một trong những quy định giúp cơ quan chức năng quản lý tốt lĩnh vực xây dựng là thủ tục về giấy phép xây dựng. Vậy giấy phép xây dựng là gì? Giấy phép xây dựng có thời hạn bao lâu? Cùng LawFirm.Vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Giấy phép xây dựng là gì?
Theo quy định tại Luật Xây dựng năm 2014 thì giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình.
Giấy phép xây dựng có thời hạn là giấy phép xây dựng cấp cho xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ được sử dụng trong thời hạn nhất định theo kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng.
Nội dung của giấy phép xã hội bao gồm:
– Tên công trình thuộc dự án.
– Tên và địa chỉ của chủ đầu tư.
– Địa điểm, vị trí xây dựng công trình; tuyến xây dựng công trình đối với công trình theo tuyến.
– Loại, cấp công trình xây dựng.
– Cốt xây dựng công trình.
– Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng.
– Mật độ xây dựng (nếu có).
– Hệ số sử dụng đất (nếu có).
– Đối với công trình dân dụng, công trình công nghiệp, nhà ở riêng lẻ, ngoài các nội dung quy định từ khoản 1 đến khoản 8 còn phải có nội dung về tổng diện tích xây dựng, diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt), số tầng (bao gồm cả tầng hầm, tầng áp mái, tầng kỹ thuật, tum), chiều cao tối đa toàn công trình.
– Thời hạn của giấy phép xây dựng.
2. Khi nào phải xin giấy phép xây dựng?
Các trường hợp sau đây bắt buộc phải làm thủ tục xin giấy phép xây dựng:
– Xây dựng nhà ở mới tại khu vực đô thị hoặc nhà ở riêng lẻ tại khu vực nông thôn.
– Sửa chữa, cải tạo nhà ở đang tồn tại hoặc muốn thay đổi kiến trúc ảnh hưởng tới tổng thể của căn nhà.
3. Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng
Theo được tại Nghị định 15/2021/NĐ-CP hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng bao gồm:
– Đơn xin cấp giấy phép xây dựng theo Mẫu số 01.
– Một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật đất đai.
– 02 bộ bản vẽ thiết kế xây dựng kèm theo Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy kèm theo bản vẽ thẩm duyệt trong trường hợp pháp luật về phòng cháy, chữa cháy có yêu cầu; báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng trong trường hợp pháp luật xây dựng có yêu cầu, gồm:
+ Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất kèm theo sơ đồ vị trí của công trình;
+ Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chính của công trình xây dựng;
+ Bản vẽ mặt bằng móng và mặt cắt móng kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài công trình gồm cấp, thoát nước, cấp điện;
+ Trường hợp có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề đó.
Trên đây là thành phần hồ sơ cần thiết đối với giấy phép xây dựng nhà ở, các trường hợp xây dựng khác, Quý vị có thể tham khảo kỹ hơn quy định của luật Xây dựng và văn bản hướng dẫn. Vậy giấy phép xây dựng có thời hạn bao lâu?
4. Giấy phép xây dựng có thời hạn trong bao lâu?
Theo quy định tại Khoản 10 Điều 90 Luật Xây dựng năm 2014: “Thời hạn khởi công công trình không quá 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép xây dựng.”
Như vậy, giấy phép xây dựng sẽ có thời hạn trong vòng 12 tháng kể từ ngày được cấp. Trong trường hợp trước thời điểm giấy phép xây dựng hết hiệu lực khởi công xây dựng, nếu công trình chưa được khởi công thì chủ đầu tư phải đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng. Mỗi giấy phép xây dựng chỉ được gia hạn tối đa 02 lần. Thời gian gia hạn mỗi lần là 12 tháng. Khi hết thời gian gia hạn giấy phép xây dựng mà chưa khởi công xây dựng thì chủ đầu tư phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới.
Hồ sơ xin gia hạn giấy phép xây dựng:
– Đơn đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng;
– Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp.
Đối với công trình, nhà ở riêng lẻ được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn đã hết thời hạn tồn tại ghi trong giấy phép, nhưng quy hoạch chưa được thực hiện thì chủ sở hữu công trình hoặc người được giao sử dụng công trình đề nghị cơ quan cấp giấy phép xây dựng xem xét gia hạn thời gian tồn tại cho đến khi quy hoạch được triển khai thực hiện. Thời hạn tồn tại công trình được ghi ngay vào giấy phép xây dựng có thời hạn đã được cấp.