Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là giấy tờ bắt buộc có giá trị pháp lý chứng minh doanh nghiệp hay cá nhân có đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) theo đúng quy định của Pháp luật. Vậy những đối tượng nào cần phải xin Giấy chứng nhận VSATTP, cần những điều kiện gì khi xin giấy Chứng nhận VSATTP? Bài viết dưới đây LawFirm.Vn sẽ giải đáp những thắc mắc trên của quý khách hàng.
1. Đối tượng phải xin giấy chứng nhận VSATTP
Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ các trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm sau:
– Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
– Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
– Sơ chế nhỏ lẻ;
– Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
– Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
– Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
– Nhà hàng trong khách sạn;
– Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
– Kinh doanh thức ăn đường phố;
– Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý ATTP
ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về ATTP (BRC), Chứng nhận hệ thống ATTP (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
LawFirm.Vn có thể hỗ trợ quý khách hàng xin xác nhận doanh nghiệp thuộc trường hợp không cần xin giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm và tư vấn mặt bằng, hướng dẫn kiến thức an toàn thực phẩm và khám sức khỏe để doanh nghiệp yên tâm hoạt động.
Phí dịch vụ LawFirm.Vn: 5.000.000đ
Giấy tờ cần cung cấp:
STT | TÊN GIẤY TỜ | SỐ LƯỢNG | GHI CHÚ |
---|---|---|---|
01 | Giấy chứng nhận ĐKKD tại địa điểm kinh doanh cần xác nhận (nếu đăng ký ở chi nhánh/ Địa điểm kinh doanh/ kho hàng thì cung cấp giấy phép công ty và chi nhánh/ Địa điểm kinh doanh/ kho hàng) | 01 | Bản sao y công chứng không quá 3 tháng |
2. Đối tượng nào đủ điều kiện VSATTP để có Giấy chứng nhận khi hoạt động?
– Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
– Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
– Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;
– Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
– Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
– Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
– Hồ sơ cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoàn chỉnh, đầy đủ theo yêu cầu của cơ quan thẩm quyền;
3. Cơ quan thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận VSATTP
Nếu cơ sở đã đi vào hoạt động mà không có Giấy chứng nhận VSATTP thì mức phạt từ cảnh cáo đến đóng cửa và phạt hành chính lên đến 200 triệu (chi tiết tại Nghị định 178/2013/NĐ-CP).
– Ngành Dịch vụ ăn uống, sản xuất nước uống đóng chai, nước đá thuộc quản lý của Bộ y tế
– Ngành Sản xuất bánh, bột, sữa,… thuộc quản lý của Bộ Công thương
– Ngành Sản xuất cà phê, kinh doanh rau củ quả… thuộc quản lý của Bộ Nông nghiệp