Đấu thầu quốc tế đã và đang trở nên phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Vậy đấu thầu quốc tế là gì? Hoạt động đấu thầu quốc tế hiện nay được quy định như thế nào? Cùng LawFirm.Vn tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé!
1. Đấu thầu quốc tế là gì?
Theo quy định tại khoản 8 Điều 4 Luật Đấu thầu năm 2023 thì đấu thầu được quy định là một quá trình hoạt động nhằm lựa chọn ra nhà thầu phù hợp để ký kết và thực hiện hợp đồng cung ứng dịch vụ mua sắm hàng hoá, xây lắp, dịch vụ tư vấn – phi tư vấn hoặc lựa chọn ra nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng về dự án đầu tư kinh doanh trên cơ sở của nguyên tắc đấu thầu minh bạch, cạnh tranh, công bằng, hiệu quả và trách nhiệm trong việc giải trình.
Theo đó, có thể hiểu một cách đơn giản thì đấu thầu chính là việc lựa chọn nhà thầu phù hợp để thực hiện các hợp đồng như cung ứng dịch vụ, đầu tư kinh doanh theo nhu cầu của bên mời thầu. Vậy đấu thầu quốc tế là gì? Đấu thầu quốc tế có giống với đấu thầu nói chung hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 10 Điều 4 Luật Đấu thầu năm 2023, đấu thầu quốc tế được quy định là hoạt động đấu thầu mà có sự tham gia của các nhà thầu, nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Như vậy, đấu thầu quốc tế chính là hoạt động đấu thầu nhưng mở rộng đối tượng tham gia là các nhà thầu, nhà đầu tư nước ngoài.
2. Điều kiện tổ chức đấu thầu quốc tế để lựa chọn nhà thầu hiện nay
Do đấu thầu quốc tế có sự tham gia của các nhà thầu nước ngoài nên phải đảm bảo các điều kiện tổ chức đấu thầu quốc tế được quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật Đấu thầu năm 2023:
Nhà tài trợ vốn cho gói thầu, dự án có yêu cầu về việc tổ chức đấu thầu quốc tế trong thoả thuận vay, điều ước quốc tế;
Tổ chức đấu thầu quốc tế đối với những gói thầu liên quan đến cung ứng dịch vụ khi mà các nhà thầu trong nước không có khả năng đáp ứng yêu cầu để thực hiện gói thầu hoặc gói thầu đó đã được sở tuyển hoặc tổ chức đấu thầu rộng tãi trong nước nhưng không có nhà thầu nào trong nước tham gia;
Tổ chức đấu thầu quốc tế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn khi người có thẩm quyền xét thấy cần phải có sự tham gia của các nhà thầu nước ngoài để có thể nâng cao chất lượng của gói thầu. Trong trường hợp này, người có thẩm quyền sẽ ra quyết định và chịu trách nhiệm về việc tổ chức hoạt động đấu thầu quốc tế;
Tổ chức đấu thầu quốc tế đối với các gói thầu mua sắm hàng hoá khi mà hàng hoá đó trong nước không thể sản xuất được hoặc có sản xuất nhưng không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, chất lượng hoặc giá cả. Trong trường hợp mua sắm hàng hoá thông dụng là hàng hoá đã được nhập khẩu và chào bán ở Việt Nam thì sẽ không được tổ chức đấu thầu quốc tế.
Như vậy, Luật Đấu thầu hiện hành luôn ưu tiên mời thầu và tổ chức đấu thầu trong nước để các nhà thầu trong nước được tham gia và phát triển. Chỉ trong trường hợp các nhà thầu trong nước không đáp ứng được yêu cầu hoặc cần thiết nâng cao chất nước gọi thầu thì mới tổ chức hoạt động đấu thầu quốc tế để tìm ra các nhà thầu nước ngoài phù hợp, đáp ứng các yêu cầu của gói thầu.
3. Đấu thầu quốc tế được thực hiện với các dự án đầu tư nào?
Đấu thầu quốc tế không chỉ được tổ chức để chọn ra các nhà thầu thực hiện gói thầu mà còn để lựa chọn các nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư kinh doanh. Theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Luật Đấu thầu năm 2023, hoạt động đấu thầu quốc tế được tổ chức để lựa chọn các nhà đầu tư kinh doanh nước ngoài được thực hiện các các dự án được quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật này, cụ thể:
Dự án đầu tư kinh doanh có sử dụng quỹ đất thuộc trường hợp phải tổ chức đấu thầu theo quy định của Luật Đất đai hiện hành;
Dự án đầu tư kinh doanh thuộc trường hợp phải tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà thầu phù hợp theo quy định riêng của ngành, lĩnh vực cụ thể.
Tuy nhiên, không phải mọi dự án nêu trên đều được tổ chức đấu thầu quốc tế mà cần lưu ý trừ các dự án sau:
Dự án đầu tư kinh doanh thuộc nhóm ngành, nghề được được pháp luật về đầu tư cho phép nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thị trường Việt Nam;
Dự án đầu tư kinh doanh bắt buộc phải thực hiện đấu thầu trong nước để bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, an toàn, trật tự xã hội Việt Nam;
Dự án đầu tư có tổng số vốn đầu tư dưới 800 tỷ đồng;
Dự án đầu tư được thực hiện tại khu vực bị hạn chế sử dụng đất, khu vực biển bị hạn chế sử dụng đối với các nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đất đai hiện hành và các văn bản pháp luật khác có liên quan;
Dự án đầu tư không thuộc các trường hợp nêu trên và đã được công bố mời thầu, mời quan tâm đấu thầu quốc tế nhưng không có nhà đầu tư nước ngoài nào tham gia đấu thầu.
4. Giải đáp liên quan đến quy định về đấu thầu quốc tế
Đấu thầu quốc tế là một hoạt động đấu thầu đang diễn ra khá phổ biến và nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà thầu, nhà đầu tư trong và ngoài nước. Dưới đây là các giải đáp liên quan đến quy định về đấu thầu quốc tế được nhiều người quan tâm nhất hiện nay:
4.1. Có được sử dụng tiếng Việt trong đấu thầu quốc tế không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật Đấu thầu năm 2023, ngôn ngữ được sử dụng trong đấu thầu quốc tế là tiếng Anh hoặc kết hợp giữ tiếng Việt và tiếng Anh. Trong trường hợp cụ thể, nếu trong hồ sơ mời thầu yêu cầu sử dụng ngôn ngữ đầu thầu là tiếng Việt và tiếng Anh thì các nhà thầu, nhà đầu tư có thể lựa chọn tiếng Việt hoặc tiếng Anh để dự thầu.
Như vậy, tiếng Việt vẫn là ngôn ngữ được sử dụng trong đấu thầu quốc tế nhưng thông thường để bảo đảm cho sự công bằng, minh bạch trong đấu thầu thì khi tham gia đấu thầu quốc tế, các bên (dù là trong nước hay nước ngoài) đều sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chung.
4.2. Đấu thầu quốc tế sử dụng đồng tiền của nước nào?
Luật Đấu thầu hiện hành quy định khá đa dạng về đồng tiền sử dụng trong đấu thầu quốc tế những vẫn ưu tiên sử dụng Đồng Việt Nam.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật này thì trong hồ sơ mời thầu, bên mời thầu phải quy định, đề xuất về đồng tiền dự thầu nhưng lưu ý không quá 03 loại tiền.
Trong trường hợp hồ sơ mời thầu cho phép nhà đầu tư, nhà thầu được chào thầu bằng 02 hoặc 03 loại tiền tệ thì khi bên mời thầu đánh giá hồ sơ dự thầu sẽ quy về 01 loại tiền tệ. Đặc biệt, trong các loại tiền tệ đó có Đồng Việt Nam thì phải quy để về 01 loại tiền là Đồng Việt Nam.