1. Khái niệm chức năng cơ bản của tố tụng hình sự
Chức năng cơ bản của tố tụng hình sự là phương diện hoạt động chủ yếu của tố tụng hình sự, mang tính định hướng cơ bản nhằm phân định các hoạt động trong lĩnh vực tố tụng hình sự của các chủ thể (nhóm chủ thể) khác nhau, trong phạm vi buộc tội, bào chữa và xét xử, trên cơ sở phù hợp vôi nội dung, mục đích, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia tố tụng hình sự để thực hiện nhiệm vụ chung của Luật tố tụng hình sự.
2. Các chức năng cơ bản của tố tụng hình sự
Trong hệ thống tố tụng hình sự nào cũng đều tồn tại các nhu cầu được đặt ra bởi tính chất của tố tụng hình sự là truy tố tội phạm và người phạm tội; bào chữa của người bị buộc tội và Luật sư của họ; hoạt động xét xử của Tòa án. Từ đó, ba chức năng buộc tội, bào chữa và xét xử luôn luôn tồn tại trong bất kỳ một loại tố tụng hình sự nào. Do đó, nói đến chức năng tố tụng là nói đến những định hướng hoạt động trong quá trình tố tụng hình sự mà không lẫn lộn với chức năng vốn có của các thiết chế tổ chức. Chức năng tố tụng là phương diện hoạt động chủ yếu để thực hiện nhiệm vụ của Luật tố tụng hình sự. Khi nói đến Luật tố tụng hình sự là nói đến ngành Luật tố tụng hình sự trong hệ thống pháp luật. Hiểu đúng chức năng tố tụng hình sự là vấn đê’ không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa rất lớn về mặt thực tiễn. Bởi lẽ, nhận thức đúng đắn, đầy đủ các chức năng tố tụng là cơ sở để xác định vị trí, vai trò và phạm vi của từng chức năng trong sự vận hành của tố tụng hình sự, phân định rõ ràng và hợp lý chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, các cá nhân thực hiện chức năng tố tụng hình sự, góp phần khắc phục tình trạng chổng chéo, đùn đẩy hoặc không làm hết chức năng.
Với nhận thức, chức năng cơ bản của tố tụng hình sự là những chức năng mà khi thực hiện sẽ giải quyết được nhiệm vụ chung của luật tố tụng hình sự, theo đó, tố tụng hình sự có ba chức năng cơ bản là chức năng buộc tội, chức năng bào chữa và chức năng xét xử. Để thực hiện các chức năng này, Bộ luật Tố tụng hình sự quy định hệ thống các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác, đồng thời quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm cũng như quyền và nghĩa vụ tương ứng của các chủ thể. Mỗi chủ thể ngoài việc thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ, trách nhiệm cũng như quyền và nghĩa vụ của mình, đồng thời phải phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ chung của tố tụng hình sự. Mỗi chức năng có thể do một chủ thể hoặc một nhóm chủ thể tham gia thực hiện “được thống nhất bởi quyển của nhóm này là nghĩa vụ của nhóm khác.
2.1. Chức năng buộc tội
Chức năng buộc tội được thực hiện bởi các chủ thể có thẩm quyền như Viện kiểm sát, cơ quan có thẩm quyền điều tra… theo quy định của pháp luật, nhằm phát hiện, chứng minh tội phạm, người phạm tội và lỗi của họ, buộc họ phải chịu chế tài hình sự. Chức năng buộc tội là chức năng mang tính quy luật, quyết định sự tồn tại của chức năng bào chữa và chức năng xét xử, là cơ sở để xuất hiện chức năng bào chữa và chức năng xét xử. Chức năng buộc tội xuất hiện khi có người bị buộc tội và kết thúc khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
2.2. Chức năng bào chữa
Chức năng bào chữa được thực hiện bởi bên bị buộc tội gồm người bị buộc tội, người bào chữa… theo quy định của pháp luật, nhằm bác bỏ một phần hoặc toàn bộ sự buộc tội cũng như đưa ra các tình tiết giảm nhẹ để bảo vệ cho người bị buộc tội; chức năng bào chữa xuất hiện khi có người bị buộc tội và kết thúc khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Chức năng bào chữa luôn tồn tại song song với chức năng buộc tội. Ở đâu có buộc tội thì ở đó có bào chữa.
2.3. Chức năng xét xử
Chức năng xét xử là một trong những phương diện hoạt động quan trọng của tố tụng hình sự, được thực hiện bởi chủ thể duy nhất có thẩm quyền là Tòa án. Chức năng xét xử trong tố tụng hình sự là những bảo đảm pháp lý quan trọng trong việc bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Trong tố tụng hình sự, xét xử luôn có vị trí trung tâm, vì xét xử bao giờ cũng gắn với việc Tòa án nhân danh Nhà nước ra bản án hoặc quyết định có tính chất kết luận về việc bị cáo có tội hay không có tội, hình phạt và các biện pháp tư pháp.
Hiến pháp năm 2013 xác định, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, đồng thời quy định chức năng của từng cơ quan trong bộ máy Nhà nước. Theo đó, “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nưổc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”. Quyền tư pháp là quyền xét xử, tức là quyển áp dụng pháp luật để ra phán quyết về hành vi vi phạm pháp luật xảy ra, trong đó có hành vi phạm tội. Tòa án là cơ quan duy nhất thực hiện quyền tư pháp, là cơ quan xét xử duy nhất. Việc xử lý các vi phạm pháp luật bằng chế tài Nhà nước, giải quyết các tranh chấp bằng quyền lực nhà nước đều thuộc thẩm quyền của Tòa án. Các cơ quan nhà nước khác tham gia vào việc xử lý, giải quyết vụ án không phải là cơ quan tư pháp, không có chức năng thực hiện quyền tư pháp mà các cơ quan này chỉ thực hiện các hoạt động tư pháp.
3. Mối quan hệ giữa chức năng buộc tội, chức năng bào chữa và chức năng xét xử
Các chức năng cơ bản của tố tụng hình sự tuy độc lập nhưng có mối quan hệ và bổ trợ cho nhau nhằm hướng tới mục đích chung là giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Chức năng xét xử chỉ thực hiện khi có sự tồn tại của chức năng buộc tội và chức năng bào chữa. Chức năng xét xử là chức năng trung tâm có vai trò quyết định. Buộc tội, bào chữa và xét xử đều là chức năng cơ bản của tố tụng hình sự và có vai trò quan trọng như nhau. “Cả ba chức năng này đều là chức năng cơ bản, có mối liên hệ hài hòa và nhất quán, mỗỉ chức năng mang tính tất yếu, tính quy luật và đều có sự hiện diện của hai chức năng kia, mỗi chức năng được tồn tại và phát triển khi và chỉ khỉ hai chức năng còn lại tồn tại và phát triển”. Ba chức năng cơ bản của tố tụng hình sự là một thể thống nhất được quyết định bởi nhiệm vụ chung của tố tụng hình sự như đã phân tích ở trên.
Mặc dù có vị trí, vai trò và được thực hiện bởi các chủ thể khác nhau nhưng chức năng buộc tội, gỡ tội và xét xử luôn có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau để đạt được mục đích và giải quyết nhiệm vụ chung của tố tụng hình sự. Mối quan hệ này thể hiện như sau:
Nếu chỉ có chức năng buộc tội mà không có chức năng bào chữa thì hoạt động tố tụng sẽ thiên về việc buộc tội, chỉ mang tính quy kết mà không có tính tranh tụng;
Nếu cơ quan buộc tội chỉ chú ý đến các chứng cứ buộc tội mà bỏ qua chứng cứ gỡ tội thì dễ dẫn đến tình trạng oan, sai trong việc giải quyết vụ án.
Sự xuất hiện chức năng buộc tội kéo theo sự xuất hiện chức năng bào chữa. Khi chức năng buộc tội chấm dứt thì chức năng bào chữa cũng chấm dứt;
Khi thực hiện chức năng buộc tội, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng quyết định việc bắt, tạm giữ, khởi tố bị can… xuất hiện đối tượng bị buộc tội là người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can… tức là đồng thời xuất hiện chức năng bào chữa.
Chức năng bào chữa tồn tại đổng thời với chức năng buộc tội như một nhu cầu khách quan, xuất phát từ mục đích, nhiệm vụ chung là tìm ra sự thật khách quan của vụ án. Sự thật khách quan trong vụ án hình sự sẽ không thể được xác định nếu trong tố tụng hình sự đơn thuần chỉ gỡ tội hoặc buộc tội, vì “sự thống nhất giữa hai mặt đối lập đó chính là nơi hội tụ của chân lý, tức là sự thật khách quan của vụ án”.
Mỗi chức năng có vị trí độc lập, có nhiệm vụ và quyền hạn riêng được thực hiện bởi các chủ thể khác nhau nhưng có mối quan hệ vôi nhau, nối tiếp nhau và bổ sung cho nhau;
Việc thực hiện chức năng buộc tội có thể ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội. Với sự hiện diện của chức năng bào chữa, thông qua việc thực hiện hoạt động bào chữa sẽ hạn chế sự lạm quyền của bên buộc tội. Ngược lại, bên gỡ tội cũng có thể vì lợi ích cá nhân mà gây ảnh hưởng đến lợi ích chung của xã hội. Do vậy, chỉ qua việc thực hiện chức năng xét xử, “Tòa án mới có khả năng kiểm soát việc thực hiện chức năng buộc tội và chức nâng bào chữa, khắc phục những sai sót, vi phạm trong việc thực hiện hai chức năng này, bảo đảm quá trĩnh tố tụng hình sự vận hành” để thực hiện nhiệm vụ chung của Luật tố tụng hình sự là giải quyết vụ án một cách khách quan, toàn diện, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội; bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; giáo dục mọi người nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm.