Cơ sở dữ liệu căn cước là gì và các thông tin thu thập vào căn cước từ 01/07/2024 gồm những nội dung gì sẽ được tìm hiểu trong bài viết này.
1. Cơ sở dữ liệu căn cước là gì?
Trong bối cảnh xã hội ngày càng hiện đại, việc thu thập và quản lý dữ liệu cá nhân có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quản lý nhà nước trở nên cực kỳ quan trọng.Hiện nay, chính phủ đã và đang triển khai dự án thu thập thông tin vào cơ sở dữ liệu căn cước công dân trên toàn quốc nhằm cải thiện hiệu quả quản lý hành chính, an ninh Quốc gia và còn góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ công ích, đảm bảo an toàn và minh bạch cho người dân.
Theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Luật căn cước 2023 có hiệu lực từ ngày 01/07/2024 theo đó Cơ sở dữ liệu căn cước Quốc gia là cơ sở dữ liệu chuyên ngành, bao gồm các thông tin số hóa và chuẩn hóa về nhân thân của công dân Việt Nam cũng như những người gốc Việt chưa có quốc tịch xác định.
Thông tin này được bảo quản và quản lý thông qua cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại, nhằm hỗ trợ hiệu quả cho việc quản lý nhà nước liên quan đến căn cước cũng như các giao dịch của cơ quan, tổ chức và cá nhân.
2. Các thông tin thu thập vào cơ sở dữ liệu căn cước từ 01/7/2024
Căn cứ khoản 1 Điều 23 Luật căn cước 2023 dự kiến có hiệu lực từ ngày 01/07/2024, theo đó kể từ ngày 01/07/2024 công dân khi đi làm thẻ căn cước cơ quan chức năng có nhiệm vụ làm thẻ căn cước sẽ tiến hành thu thập các thông tin về sinh trắc học và nhân dạng dưới đây để làm căn cước, gồm có:
– Hình ảnh khuôn mặt
– Vân tay
– Mống mắt
So với quy định trước đây, “mống mắt” là thông tin về sinh trắc học mới được đưa vào để sử dụng làm thẻ căn cước.
Theo lý giải của cơ quan Công an việc thu thập thông tin mống mắt nhằm mục đích để dùng làm nền tảng cho việc kiểm tra, xác minh thông tin của cá nhân; giúp đỡ trong các tình huống không thể lấy dấu vân tay của một người do khuyết tật hoặc vân tay bị biến dạng.
Thêm vào đó dữ liệu về mống mắt có sự chính xác cao, phù hợp với xu hướng hiện nay trên Thế giới, để phòng tránh việc giả mạo khuôn mặt, video, khi thực hiện các giao dịch.
3. Thu thập ADN để làm Căn cước từ 01/7/2024 như thế nào?
Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 16 Luật căn cước 2023 có hiệu lực ngày 01/7/2024 thì Việc thu thập thông tin sinh trắc học về ADN và giọng nói là không bắt buộc trong hệ thống cơ sở dữ liệu căn cước.
Công dân chỉ cần cung cấp những thông tin này một cách tự nguyện. Sự tự nguyện này không chỉ đảm bảo quyền riêng tư cá nhân mà còn tôn trọng quyền tự chủ của mỗi người trong việc chia sẻ dữ liệu cá nhân của họ.
Điều này góp phần tạo dựng niềm tin vào tính minh bạch và công bằng của quá trình thu thập dữ liệu, đồng thời giảm thiểu lo ngại về việc lạm dụng thông tin cá nhân.
Trong một số trường hợp đặc biệt, ví dụ như trong quá trình tố tụng hình sự hoặc khi cơ quan hành chính cần xử lý các vụ việc cụ thể, có thể thu thập thông tin sinh trắc học như ADN và giọng nói, khi các thông tin này được sử dụng để hỗ trợ trong việc giải quyết vụ án.
Sau khi thu thập xong, thông tin này sẽ được cung cấp cho cơ quan quản lý căn cước. Việc này không chỉ giúp củng cố hồ sơ căn cước của công dân mà còn đảm bảo rằng mọi thông tin được sử dụng một cách chính đáng, theo đúng quy định của pháp luật, nhằm mục đích phục vụ công tác điều tra và xử lý các vấn đề pháp lý một cách hiệu quả.
Ví dụ 1: Vào ngày 10/8/2024 ông Nguyễn Văn B đi làm thẻ căn cước thì về thông tin nhận dạng và sinh trắc học ông B chỉ cần cung cấp (1) Hình ảnh khuôn mặt (2) Dấu vân tay (3) thông tin mống mắt sẽ được cơ quan chức năng tại thời điểm làm căn cước. Nếu ông B không tự nguyện cung cấp thông tin về xét nghiệm ADN hoặc giọng nói thì cơ quan chức năng làm căn cước sẽ không thu thập.
Ví dụ 2: Ngày 20/5/2024 Công an điều tra vụ án hiếp dâm, hung thủ trong quá trình gây án vật lộn với nạn nhân có để lại một cọng tóc, thông qua xét nghiệm ADN và so sánh với ADN các nghi phạm biết được ông C là thủ phạm. Thì thông tin ADN của ông C sẽ được đưa vào cơ sở dữ liệu về căn cước.