Nhiều sinh viên đều tìm việc làm thêm khi không phải lên lớp. Liệu sinh viên đi làm thêm có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không cũng là vấn đề được quan tâm. Cùng LawFirm.Vn tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé!
1. Sinh viên đi làm thêm có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?
Thông thường, sinh viên đi làm thêm sẽ chưa tìm hiểu kỹ về thuế thu nhập cá nhân, thậm chí có nhiều sinh viên còn không biết đến loại thuế này. Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế được trích từ thu nhập hàng tháng của mỗi người nếu đủ điều kiện phải chịu thuế theo quy định pháp luật. Vậy sinh viên đi làm thêm có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?
Việc sinh viên đi làm thêm có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không, sẽ phụ thuộc vào nhiều trường hợp. Hầu hết các trường hợp sẽ không cần đóng thuế, nhưng nếu thuộc một số trường hợp sau đây sinh viên đi làm thêm sẽ bị trừ thuế thu nhập cá nhân vào lương tháng căn cứ theo điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC:
– Hợp đồng lao động thời hạn dưới 3 tháng và mức lương sinh viên đi làm thêm mỗi tháng từ 2 triệu trở lên. Trường hợp này bên trả thu nhập sẽ thực hiện khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi chi trả.
– Hợp đồng lao động thời hạn từ 3 tháng trở lên và mức thu nhập mỗi tháng đến mức phải chịu thuế.
2. Mức đóng thuế thu nhập cá nhân của sinh viên đi làm thêm
Theo như nội dung trên có thể thấy, sinh viên nếu ký hợp đồng dưới 3 tháng có mức chi trả thu nhập từ 2 triệu đồng/lần trở lên hoặc tổng các lần chi trả trong tháng lớn hơn 2 triệu đồng thì không đóng thuế thu nhập cá nhân tuy nhiên bên trả thu nhập sẽ thực hiện khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho người này.
Đối với các khoản thu nhập dưới 2 triệu đồng thì không phải khấu trừ.
Công thức tính mức khấu trừ của người lao động ký hợp đồng dưới 3 tháng như sau:
Mức khấu trừ = 10% x Tổng thu nhập trước khi trả
Lưu ý: Với các trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (hiện nay là mẫu Mẫu 08/CK-TNCN) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
Nếu sinh viên đi làm thêm, có thu nhập đến mức chịu thuếpthu nhập cá nhân thì mức đóng thuế sẽ được tính theo công thức sau:
Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – 11 triệu – các khoản giảm trừ (nếu có)
Các khoản giảm trừ thường sẽ là giảm trừ gia cảnh, khi các em có người thân đã ngoài độ tuổi lao động, không có khả năng lao động và đã đăng ký người phụ thuộc với cơ quan thuế.
3. Giải đáp liên quan đến sinh viên đi làm thêm
3.1. Thu nhập dưới 2 triệu có phải nộp thuế TNCN?
Như đã đề cập, theo điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC sinh viên đi làm thêm có thu nhập dưới 2 triệu mỗi tháng sẽ không thuộc trường hợp phải nộp thuế thu nhập cá nhân cho dù là ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng hay trên 03 tháng.
3.2. Thu nhập dưới 2 triệu có cần mã số thuế?
Mã số thuế cá nhân là một mã số do Cơ quan quản lý thuế cấp cho mỗi cá nhân đăng ký thuế khi họ thực hiện nghĩa vụ nộp thuế vào Ngân sách nhà nước. Mỗi cá nhân chỉ được cấp duy nhất một mã số thuế sử dụng trong suốt cuộc đời và được sử dụng để kê khai thu nhập, nộp thuế, tra cứu thông tin và quản lý thuế thu nhập cá nhân.
Trong trường hợp cá nhân chưa phát sinh việc nộp thuế thu nhập cá nhân thì thông tin mã số thuế sẽ không xuất hiện. Mã số thuế cá nhân chỉ được cấp khi cá nhân nộp thuế thu nhập lần đầu.
Sinh viên có thu nhập dưới 2 triệu mỗi tháng sẽ không thuộc trường hợp đóng thuế thu nhập cá nhân. Do đó, sinh viên chưa cần sử dụng đến mã số thuế.