Vì sao cần thu thập mống mắt hay bao nhiêu tuổi phải thu nhập mống mắt khi làm Căn cước là hai trong số các vướng mắc phổ biến tại Luật Căn cước. Cùng LawFirm.Vn tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé!
1. Mống mắt là gì?
Mống mắt là 01 cấu trúc mỏng, hình tròn nằm trong mắt, có tác dụng điều chỉnh đường kính, kích cỡ của đồng tử. Màu mắt được quyết định bởi màu của mống mắt, phổ biến xanh lam hoặc nâu.
2. Vì sao cần thu thập mống mắt vào thông tin Căn cước?
Theo khoản 3 Điều 1 Luật Căn cước thì Căn cước là thông tin cơ bản về nhân thân, lai lịch, nhân dạng và sinh trắc học của một người.
Và sinh trắc học là những thuộc tính vật lý, đặc điểm sinh học cá biệt và ổn định của một người nhằm để phân biệt, nhận diện giữa người này với người khác.
Tại khoản 3 Điều 15 quy định một trong số các thông tin trog Cơ sở dữ liệu Căn cước là:
3. Thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt, ADN, giọng nói.
Theo các bác sĩ chuyên khoa mắt thì đã có nhiều nước trên thế giới dùng mống mắt làm Căn cước công dân. Theo đó, để nhận dạng một người dựa vào cấu trúc các đường vân và duy nhất của mống mắt phải dùng công nghệ nhận diện mống mắt.
Thực tế thì mống mắt ở mỗi người sẽ hoàn toàn khác nhau và là duy nhất khi phân tích qua máy quét chuyên dụng, thậm chí đến kể cả anh chị em sinh đôi. Việc mống mắt giống nhau rất hiếm có thể xảy ra.
Bác sỹ Phó khoa mắt ở một bệnh viện cho biết trong y khoa theo thời gian thì mống mắt thường không thay đổi trừ khi bị chấn thương mắt; xuất huyết nội nhãn; phù viêm do viêm màng bồ đào, viêm mống mắt; viêm mống mắt dị sắc; u lành và ác của mống mắt; bệnh đái tháo đường, tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc…
Mống mắt sẽ định danh được mỗi cá nhân. Tuy nhiên với những nhóm người có thể bị thay đổi hình dạng và màu sắc mống mắt do gặp phải một trong các trường hợp nêu trên có thể tích hợp thêm dấu vân tay hay các dấu hiệu đặc trưng khác trên cơ thể.
Và nếu mống mắt không bị thay đổi thì đây chính là thông tin sinh trắc học được nhận dạng nhanh nhất và đúng nhất.
Tuy nhiên nếu chỉ riêng mống mắt thì không thể định danh cá nhân chính xác và đầy đủ, cần tích hợp thêm vân tay, các yếu tố khác trên cơ thể để nhận dạng.
3. Bao nhiêu tuổi phải thu nhập mống mắt khi làm Căn cước?
Điểm b khoản 2 Điều 23 Luật Căn cước 2023 quy định về trình tự, thủ tục làm thẻ căn cước như sau:
– Đối với người từ đủ 14 tuổi trở lên có một trong các bước:
Người tiếp nhận thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt của người cần cấp thẻ căn cước;
– Đối với người dưới 14 tuổi hoặc người đại diện hợp pháp của người dưới 14 tuổi được đề nghị cơ quan quản lý căn cước cấp thẻ căn cước.
Trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi như sau:
Người đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục cấp thẻ Căn cước cho người dưới 06 tuổi thông qua cổng dịch vụ công hoặc ứng dụng định danh quốc gia.
Nếu người dưới 06 tuổi chưa đăng ký khai sinh thì người đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước thông qua các thủ tục liên thông với đăng ký khai sinh trên cổng dịch vụ công, ứng dụng định danh quốc gia hoặc trực tiếp tại cơ quan quản lý căn cước.
Cơ quan quản lý căn cước không thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học đối với người dưới 06 tuổi;
Người từ đủ 06 tuổi đến dưới 14 tuổi cùng người đại diện hợp pháp đến cơ quan quản lý căn cước để thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học.
Người từ đủ 06 tuổi đến dưới 14 tuổi sẽ được người đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục cấp thẻ Căn cước thay cho người đó.
Như vậy, căn cứ các quy định trên có thể thấy khi làm thẻ Căn cước:
– Đối với trẻ em từ đủ 06 tuổi đến dưới 14 tuổi: cơ quan quản lý căn cước sẽ thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học trong đó có bao gồm lấy mống mắt.
– Đối với trẻ em dưới 06 tuổi: cơ quan quản lý căn cước không thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học.
Như vậy, người từ đủ 6 tuổi trở lên mới phải thu thập mống mắt khi làm thẻ căn cước; Trẻ dưới 06 tuổi khi không cần lấy mống mắt cũng như bất kỳ thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học nào. Lưu ý thêm là trẻ dưới 14 tuổi không bắt buộc phải làm Căn cước, chỉ thực hiện khi có nhu cầu.