Trong các vụ án ly hôn thì việc Tòa triệu tập để hòa giải, xử án là thủ tục không thể thiếu. Vậy khi ly hôn, tòa sẽ triệu tập mấy lần? Cùng LawFirm.Vn tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé!
1. Ly hôn, tòa triệu tập mấy lần?
Chào bạn, trước khi xét xử vụ án ly hôn, nhất là trong thuận tình ly hôn, tòa án thường tiến hành triệu tập để hòa giải.
Bộ Luật Tố tụng dân sự không quy định cụ thể thuận tình ly hôn hòa giải mấy lần, tuy nhiên phải được thực hiện ít nhất 1 lần khi giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn. Nếu hòa giải không thành, Tòa án sẽ đưa vụ án ra xét xử.
Đối với vụ án ly hôn đơn phương, nếu 1 trong 2 bên làm đơn đề nghị không hòa giải hoặc bị đơn vắng mặt trong 02 lần triệu tập hợp lệ thì không tiến hành hòa giải được. Khi đó, vụ án ly hôn sẽ không cần hòa giải.
Căn cứ theo Điều 227 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự:
Khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa. Nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.
Bên cạnh đó, Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa.
Khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.
Như vậy, thông thường một vụ án ly hôn tòa án sẽ triệu tập hợp lệ 2 lần. Trừ trường hợp vắng mặt có lý do chính đáng, bất khả kháng thì sau 2 lần hợp lệ phiên tòa sẽ được hoãn và đợi gọi triệu tập trong phiên tòa tiếp theo. Nếu không có lý do chính đáng, cũng không có người đại diện hợp pháp tham gia phiên tòa hoặc đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì sẽ bị coi là từ bỏ việc khởi kiện, Tòa sẽ ra quyết định chỉ quyết vụ án theo quy định, người còn lại nếu vẫn muốn ly hôn có thể tiến hành đơn phương ly hôn.
2. Những câu hỏi Tòa sẽ hỏi khi ly hôn là gì?
Khi ra tòa để ly hôn, việc trả lời câu hỏi của thẩm phán trong phiên tòa là điều ai cũng phải trải qua. Thường tòa sẽ hỏi những câu hỏi liên quan đến hai vợ chồng, ví dụ như:
– Việc kết hôn của cả hai có qua tìm hiểu không? Kết hôn có được gia đình ủng hộ hay không?
– Thời gian đăng ký kết hôn là khi nào? Nơi chung sống sau khi kết hôn? Trước khi ly hôn còn sống chung hay đã ly thân? Nếu ly thân thì thời gian ly thân là bao lâu? Nguyên nhân, mâu thuẫn dẫn đến ly hôn là gì? Mâu thuẫn có trầm trọng đến mức ly hôn không?
Tòa cũng có thể hỏi thêm những câu hỏi về việc gia đình hai bên có biết về ly hôn không? Có phản ứng, ý kiến thế nào?
Bên cạnh đó, Tòa án sẽ hỏi những câu hỏi liên quan đến tài sản, con cái như:
– Vợ chồng có tài sản chung là gì? Về động sản, bất động sản? Đã thỏa thuận phân chia chưa? Nếu không thể thuận được thì yêu cầu Toàn án giải quyết?
Trong thời kỳ hôn nhân cả hai có vay, nợ ai không? Khoản vay bao nhiêu? Phân chia trả nợ thế nào?
Vợ chồng có bao nhiêu con chung? Có con riêng không? Các con sau ly hôn sẽ do ai nuôi dưỡng? Bên không trực tiếp nuôi con có cấp dưỡng không, cấp dưỡng bao nhiêu?
Nếu vợ chồng có con trên 7 tuổi, Tòa sẽ yêu cầu vợ chồng đưa con lên Tòa để trực tiếp hỏi về nguyện vọng cũng như mong muốn được sống chung của con với cha hoặc mẹ sau ly hôn.
Khi ly hôn cần xác định rõ vợ chồng có tài sản chung, con cái chung, có muốn yêu cầu tòa án giải quyết về tài sản, con cái hay không?
Trong trường hợp một người muốn giành quyền nuôi con, phải trình bày về những lợi thế của mình hơn đối phương về điều kiện vật chất, tinh thần, môi trường sống…
Nếu một trong hai muốn chia tài sản thì phải chứng minh tài sản đó là tài sản chung được hình thành trong hôn nhân. Mức yêu cầu chia có thể dựa vào mức đóng góp khi tạo dựng tài sản nên mỗi người cần xác định được mức đóng góp của mình để có thể yêu cầu chia tài sản.