Tổng hợp các câu hỏi nhận định đúng sai môn Luật Bảo vệ môi trường 2014 (có đáp án) được biên soạn nhằm giúp các bạn củng cố kiến thức cũng như nắm vững được những nội dung cơ bản của môn học này.
Câu hỏi nhận định môn Luật bảo vệ môi trường
1. Luật môi trường điều chỉnh mọi quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động khai thác, quản lý và bảo vệ các yếu tố môi trường.
Sai. Luật môi trường điều chỉnh mọi quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp trong hoạt động khai thác, quản lý và bảo vệ các yếu tố môi trường.
Ví dụ: Công ty A khai thác mỏ khoảng sản thì đây là quan hệ xã hội phát sinh Trực tiếp trong hoạt động khai thác thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật môi trường.
Ví dụ: Cũng công ty A đó sau khi khai thác khoáng sản thì bán cho công ty khác xuất khẩu hoặc tự xuất khẩu ra nước ngoài, thì lúc này khoáng sản trở thành hang hoá và do các pháp luật chuyên ngành khác điều chỉnh (dân sự, hành chính, hình sự,…) thì sẽ phát sinh gián tiếp nên không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật môi trường.
2. Luật môi trường là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Sai. Để được xem là một ngành luật độc lập thì phải có: Đối tượng điều chỉnh riêng, phương pháp điều chỉnh riêng biệt, nằm trong phạm vi một quốc gia. Nhưng vì tính thống nhất của môi trường nên đối tượng điều chỉnh của Pháp luật môi trường cũng đồng thời là đối tượng điều chỉnh của pháp luật khác, có sự giao thoa.
Ví dụ: Trong luật Hành chính (thanh tra, kiểm tra, xử phạt,..), dân sự (bồi thường thiệt hại), hình sự (các tội phạm có liên quan đến môi trường).
Môi trường không gói gọn trong phạm vi một quốc gia mà do tính thống nhất nên nó còn có thể mang tính quốc tế cho nên Luật Bảo vệ môi trường 2014 là một lĩnh vực.
3. Mọi sự tác động của các chủ thể vào các yếu tố môi trường đều làm phát sinh quan hệ pháp luật môi trường.
Sai. Sự tác động này phải đủ gây nguy hại hoặc đe doạ gây nguy hại cho môi trường theo pháp luật quy định, cho nên trong những trường hợp ngược lại thì sẽ không làm phát sinh quan hệ pháp luật môi trường.
Ví dụ: Hộ gia đình, cá nhân xả thải nước thải sinh hoạt theo hệ thống cống, hoặc rác thải sinh hoạt thì không làm phát sinh quan hệ pháp luật môi trường.
Ví dụ: Đất đai cũng là một loại tài nguyên, các hoạt động như trồng trọt, chuyển nhượng, xây dựng nhà ở,… có tác động vào yếu tố môi trường nhưng không làm phát sinh quan hệ pháp luật môi trường. Trường hợp chôn chất độc hại, thải vào long đất làm thay đổi tính ổn định thì lại làm phát sinh quan hệ pháp luật môi trường.
4. Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu hiện tại dựa trên cơ sở đảm bảo cân đối, hài hòa giữa kinh tế – xã hội – môi trường.
Đúng. Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.
CSPL: Khoản 4 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2014.
5. Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra là hình thức trả tiền theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền.
Sai. Trả tiền theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền là khi thực hiện hành vi hợp pháp do pháp luật quy định và cho phép chủ thể làm việc đó.
Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường do hành vi không hợp pháp làm ô nhiễm môi trường có lỗi của chủ thể.
6. Tiền sử dụng đất là hình thức trả tiền theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền.
Đúng. Theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền thì những hành vi hợp pháp nằm trong giới hạn pháp luật cho phép bao gồm các loại chủ thể: Khai thác, sử dụng, xả thả.
Gây ô nhiễm theo nghĩa rộng:
- Khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
- Xả thải ra môi trường.
Tiền sử dụng đất nộp vì hành hợp pháp được pháp luật cho phép để có quyền sử dụng đất.
7. Quyền con người được sống trong một môi trường trong lành hiện nay chưa được ghi nhận trực tiếp trong Hiến pháp nước ta.
Sai. Nhà nước tạo cơ sở để người dân bảo vệ quyền được sống trong môi trường lành mạnh của mình thông qua những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân như quyền khiếu nại, tố cáo, tự do cư trú, quyền được BTTH, quyền tiếp cận thông tin, quyền được sống trong môi trường trong lành,…
CSPL: Điều 25, 43 và các điều trong Chương 2 Hiếp pháp 2013.
8. Nguồn của Luật Bảo vệ môi trường chỉ bao gồm các văn bản pháp luật Việt Nam về môi trường.
Sai. Nguồn của Luật Bảo vệ môi trường 2014 gồm các văn bản pháp luật có chưa đựng quy phạm pháp luật môi trường, cụ thể:
- Các điều ước quốc tế về môi trường.
- Các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam về môi trường.
9. Những quan hệ phát sinh trong việc bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể không phải là đối tượng điều chỉnh của Luật Bảo vệ môi trường.
Đúng. Vì các di sản văn hoá phi vật thể là các di sản có giá trị về tinh thần mà đối tượng điều chỉnh của Luật Bảo vệ môi trường 2014 là các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo.
CSPL: Khoản 1, khoản 2 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2014.
10. Báo cáo môi trường quốc gia và báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM đều do cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập.
Sai. Báo cáo môi trường quốc gia do Bộ Tài nguyên và Môi trường lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM do chủ các dự án thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 18 Luật Bảo vệ môi trường 2014 tự mình hoặc thuê tổ chức tư vấn thực hiện. Chủ dự án này có thể là tổ chức, các nhân hoặc cơ quan nhà nước.
Không phải tất cả đều do cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập.
CSPL: Khoản 6 Điều 134, khoản 1 Điều 19 Luật Bảo vệ môi trường 2014.
11. Mọi báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM của các dự án đầu tư đều có thể được thẩm định thông qua hội đồng thẩm định hoặc tổ chức dịch vụ thẩm định.
Sai. Thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM của các dự án đầu tư thuộc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức thẩm định chứ không có trường hợp nào Tổ chức dịch vụ thẩm định được thẩm định.
CSPL: Điều 23 Luật Bảo vệ môi trường 2014, Điều 14 Nghị định 18/2015.
12. Mọi báo cáo ĐMC và ĐTM đều có thể được thẩm định thông qua hội đồng thẩm định hoặc tổ chức dịch vụ thẩm định.
Sai. Thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM của các dự án đầu tư thuộc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức thẩm định chứ không có trường hợp nào Tổ chức dịch vụ thẩm định được thẩm định.
CSPL: Điều 16, 23 Luật Bảo vệ môi trường 2014, Điều 14, 15 Nghị định 18/2015.
13. Cơ quan có thẩm quyền thẩm định đồng thời là cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM.
Sai. Thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM là CQ có thẩm quyền thẩm định.
Thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM là thủ trưởng hoặc người đứng đầu CQ thẩm định.
CSPL: Khoản 1 Điều 25 Luật Bảo vệ môi trường 2014.
14. Pháp luật môi trường Việt Nam cấm nhập khẩu chất thải và phế liệu.
Sai. Pháp luật môi trường 2014 Việt Nam cấm nhập khẩu chất thải.
Còn nhập khẩu phế liệu vẫn được phép nếu đáp ứng đuợc các điều kiện cần thiết.
CSPL: Khoản 9 Điều 7 và Điều 76 Luật Bảo vệ môi trường 2014.
15. Mọi tổ chức, cá nhân đều được tham gia vào hoạt động quản lý chất thải nguy hại.
Sai. Hoạt động quản lý chất thải là một quá trình (Khoản 15 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2014) trong đó có Xử lý chất thải.
Cá nhân tổ chức có đủ điều kiện và có giấy phép mới được xử lý chất thải nguy hại.
CSPL: Khoản 2 Điều 90 Luật Bảo vệ môi trường 2014.
16. Các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm không khí không phải là đối tượng điều chỉnh của Luật môi trường.
Sai. Đối tượng điều chỉnh của Luật môi trường chính là các mối quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp trong hoạt động khai thác, quản lý và bảo vệ các yếu tố môi trường.
Không khí ở đây cũng là yếu tố môi trường (vật chất tự nhiên và nhân tạo – khoản 2, 3 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2014).
Các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm không khí là các mối quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp trong hoạt bảo vệ các yếu tố môi trường.
Cho nên đây là đối tượng điều chỉnh của Luật môi trường.
17. Mọi tiêu chuẩn và quy chuẩn môi trường đều bắt buộc áp dụng.
Sai. Quy chuẩn môi trường được áp dụng bắt buộc.
Tiêu chuẩn môi trường được áp dụng dựa trên nguyên tắc tự nguyện.
CSPL: Khoản 1 điều 23 và khoản 1 Điều 38 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006.
18. Tiêu chuẩn môi trường luôn được các tổ chức áp dụng tự nguyện để bảo vệ môi trường.
Sai. Nếu được viện dẫn trong văn bản QPPL, quy chuẩn kỹ thuật thì tiêu chuẩn có thể được áp dụng bắt buộc.
CSPL: Khoản 1 Điều 23 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006.
19. Tiêu chuẩn môi trường do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xây dựng, ban hành và công bố.
Sai. Tiêu chuẩn cơ sở do người đứng đầu tổ chức quy định tại khoản 3 điều 11 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật tổ chức xây dựng và công bố để áp dụng trong các hoạt động của cơ sở.
CSPL: Khoản 1 Điều 20 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006.
20. Mọi quy chuẩn kỹ thuật môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
Sai. Quy chuẩn kỹ thuật địa phương do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW ban hành.
CSPL: Điểm a khoản 2 Điều 27 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
21. Quy chuẩn kỹ thuật môi trường phải giống nhau ở tất cả các tỉnh thành.
Sai. Theo điểm a khoản 2 Điều 27 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật thì đối với QCĐP thì do UBND tỉnh thành phố trực thuộc trung ương xây dựng và ban hành để áp dụng trong phạm vi quản lý của địa phương và cho phù hợp với đặc điểm về địa lý khí hậu, thuỷ văn, trình độ phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Cho nên QCĐP không giống nhau ở các tỉnh thành.
22. Quy chuẩn kỹ thuật môi trường có giá trị bắt buộc trong phạm vi cả nước.
Sai. Với quy chuẩn ký thuật quốc gia về môi trường thì có hiệu lực ban hành trong phạm vi cả nước. Còn quy chuẩn kỹ thuật địa phương có hiệu lực trong phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành QCKT đó.
CSPL: Khoản 3 Điều 34 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006.
23. Mọi thông tin môi trường đều phải được công khai.
Sai. Các thông tin quy định tại khoản 1 Điều 131 Luật Bảo vệ môi trường 2014 mà thuộc danh mục bí mật nhà nước thì không được công khai.
CSPL: Khoản 1 Điều 131 Luật Bảo vệ môi trường 2014.
24. Tất cả các dự án do cơ quan Nhà nước thực hiện đều phải đánh giá môi trường chiến lược.
Sai. Đối tượng phải đánh giá môi trường chiến lược theo Luật Bảo vệ môi trường 2014 có những quy hoạch, kế hoạch, chiến lược được quy định trong điều 13 Luật này. Cho nên dự án do cơ quan nhà nước nếu không phải là một trong các đối tượng vừa được nếu thì sẽ không phải ĐMC.
25. ĐMC chỉ áp dụng đối với việc lập mới các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thuộc Phụ lục I Nghị định 18/2015/NĐ-CP
Sai. Vì việc điều chỉnh lại các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thuộc điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 13 cũng là đối tượng áp phải ĐMC không phải lúc nào cũng áp dụng với việc lập mới.
CSPL: Điểm e khoản 1 Điều 13 Luật Bảo vệ môi trường 2014.
26. ĐMC được thực hiện sau khi chiến lược, quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt.
Sai. ĐMC được thực hiện đồng thời với quá trình xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
CSPL: Khoản 2 Điều 14 Luật Bảo vệ môi trường 2014.
27. Mọi dự án đầu tư đều phải tiến hành ĐTM trước khi đi vào hoạt động.
Sai. Vì việc ĐTM phải thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị dự án. Trước khi đi vào hoạt động sẽ có rất nhiều thời điểm.
CSPL: Khoản 2 Điều 19 Luật Bảo vệ môi trường 2014.
28. Chủ dự án có thể tự lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM.
Đúng. Căn cứ theo khoản 1 Điều 19 Luật Bảo vệ môi trường 2014 thì chủ dự án đầu tư thuộc các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Bảo vệ môi trường 2014 có thể tự mình thực hiện đánh giá tác động môi trường.
29. Tất cả các báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM đều có thể thẩm định thông qua hình thức lấy ý kiến của các cơ quan tổ chức có liên quan.
Sai. Trường hợp các dự án để kịp thời ứng phó với thiên tai, dịch bệnh có thể được thực hiện thông qua hình thức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan không nhất thiết phải thông qua hội đồng thẩm định.
CSPL: Khoản 5 Điều 14 Nghị định 18/2015, khoản 3 Điều 24 Luật Bảo vệ môi trường 2014.
30. Mọi trường hợp tăng quy mô, công suất, thay đổi công nghệ làm tăng tác động xấu đến môi trường so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt đều phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM.
Đúng. Việc thay đổi quy mô, công suất, thay đổi công nghệ này phải dẫn đến các công trình bảo vệ môi trường không giải quyết được vấn đề môi trường gia tăng thì mới phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM.
CSPL: Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định 18/2015.
31. Hoạt động ĐTM kết thúc sau khi chủ dự án đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo ĐTM.
Sai. Hoạt động ĐTM không kết thúc sau khi chủ dự án đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM nếu chủ dự án đầu tư thuộc quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường 2014 thì chủ dự án đầu tư sẽ phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Chủ đầu tư trước khi đưa dụ án vào vận hành phải thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường theo quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM; Báo cáo kết quả,…
CSPL: Khoản 1 Điều 20 và Điều 26, Điều 27 Luật Bảo vệ môi trường 2014.
32. Thực hiện báo cáo ĐTM là thực hiện ĐTM.
Sai (không chắc lắm).
Thực hiện báo cáo tác động môi trường là thực hiện các yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi phát triển dự án đó.
33. Kế hoạch bảo vệ môi trường chỉ áp dụng đối với các dự án đầu tư không phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM.
Sai. Các đối tượng phải lâp kế hoạch bảo vệ môi trường không chỉ bảo gồm dự án đầu tư không phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM mà còn có các phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư.
CSPL: Khoản 2 Điều 29 Luật Bảo vệ môi trường 2014.
34. Chất gây ô nhiễm chỉ có thể tồn tại dưới dạng một chất hay một hợp chất.
Sai. Căn cứ theo khoản 11 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2014 thì chất gây ô nhiễm là các chất hóa học, các yếu tố vật lý và sinh học khi xuất hiện trong môi trường cao hơn ngưỡng cho phép làm môi truường bị ô nhiễm.
Ví dụ: như ô nhiễm tiếng ồn, rung, bức xạ, ánh sáng,..
35. Các hành vi làm biến đổi chất lượng môi trường là hành vi gây ô nhiễm môi trường.
Sai. Các hành vi làm biến đổi chất lượng môi trường chính là suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.
Căn cứ vào khoản 9 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2014.
36. Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chịu trách nhiệm đánh giá hiện trạng môi trường.
Sai. Trách nhiệm đánh giá hiện trạng môi trường trường quốc gia và địa phương là của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
CSPL: Khoản 4 Điều 141 Luật Bảo vệ môi trường 2014.
37. Chất thải có thể là chất gây ô nhiễm.
Đúng. (không cái nào rộng hơn cái nào – chéo nhau)
Theo Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2014.
Khoản 12. Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác
Khoản 11. Chất gây ô nhiễm là các chất hóa học, các yếu tố vật lý và sinh học khi xuất hiện trong môi trường cao hơn ngưỡng cho phép làm cho môi trường bị ô nhiễm.
Cho thấy khi chất thải được thải vào môi trường ở và đạt tới một mức độ mà cao hơn ngưỡng cho phép làm cho môi trưường bị ô nhiễm thì khi đó chất thải sẽ là chất gây ô nhiễm.
38. Quản lý chất thải là hoạt động xử lý chất thải.
Sai. Quản lý chất thải là quá trình phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải.
CSPL: Khoản 15 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2014.
39. Chủ nguồn chất thải nguy hại phải lập hồ sơ đăng ký nguồn chất thải nguy hại tạiBộTài nguyên và Môi trường.
Sai. Chủ nguồn chất thải nguy hại phải đăng ký chủ nguồn thải CTNH với Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có sơ sở phát sinh CTNT.
Cho nên việc Chủ nguồn chất thải nguy hại phải lập hồ sơ đăng ký nguồn chất thải nguy hại tại Bộ Tài nguyên và Môi trường là không phù hợp.
CSPL: Khoản 1 Điều 6 Nghị định 38/2015/NĐ-CP VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI VÀ PHẾ LIỆU.
40. SởTài nguyên và Môi trường là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại.
Sai. Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại trên phạm vi toàn quốc.
CSPL: Khoản 2 Điều 10 Nghị định 38/2015/NĐ-CP VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI VÀ PHẾ LIỆU.
41. Một trong những điều kiện bắt buộc để được cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại là phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.
Sai. Điểm sai thứ nhất, phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt không phải là bắt buộc nếu như có các hồ sơ, giấy tờ thay thế quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 9 Nghị định 38/2015/NĐ-CP.
Điểm sai thứ hai, có một số trường hợp không cần phải đáp ứng điều kiện là phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt. Đó là những trường hợp đuọc quy định tại khoản 9 Điều 9 Nghị định 38/2015/NĐ-CP.
CSPL: Khoản 1, 9 Điều 9 Nghị định 38/2015/NĐ-CP VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI VÀ PHẾ LIỆU.
42. Mọi trường hợp tổ chức cá nhân có hoạt động xử lý chất thải nguy hại đều phải có Giấy phép xử lý chất thải nguy hại.
Sai. Có các trường hợp có hoạt động xử lý chất thải nguy hại nhưng không được coi là cơ sở xử lý chất thải nguy hại và không thuộc đối tượng cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại:
Chủ nguồn thải tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, đồng xử lý, xử lý hoặc thu hồi năng lượng từ chất thải nguy hại phát sinh nội bộ trong khuôn viên cơ sở phát sinh chất thải nguy hại;
Tổ chức, cá nhân nghiên cứu và phát triển công nghệ xử lý chất thải nguy hại trong môi trường thí nghiệm;
Cơ sở y tế có công trình xử lý chất thải y tế nguy hại đặt trong khuôn viên để thực hiện việc tự xử lý và thu gom, xử lý chất thải y tế nguy hại cho các cơ sở y tế lân cận (mô hình cụm).
CSPL: Khoản 10 Điều 9 Nghị định 38/2015/NĐ-CP VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI VÀ PHẾ LIỆU.
43. Việc nhập khẩu phương tiện giao thông (Đã qa sử dụng) vào Việt Nam để phá dỡ lấy phụ kiện đều bị cấm theo quy định của Pháp luật môi trường 2014.
Sai. Vì nếu phương tiện giao thông (đã qa sử dụng) là tàu biển đã qua sử dụng phải đáp ứng QCKT môi trường, và được Chính phủ quy định cụ thể điều kiện được phép nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng thì trường hợp này không bị cấm.
CSPL: Điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường 2014.
44. Chỉ có tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất thì mới được nhập khẩu phế liệu.
Sai. Ngoài tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu còn có tổ chức, cá nhân nhận ủy thác cho tổ chức, cá nhân sử dụng phế liệu nữa.
CSPL: Khoản 2 Điều 55 Nghị định 38/2015/NĐ-CP/2015.
45. Mọi sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc do biến đổi của tự nhiên gây thiệt hại đều là sự cố môi trường.
Sai. Để có thể coi một sự cố là sự cố môi trường thì sự cố đó phải gây ra hậu quả như gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng. Cho nên các sự cố nếu không gây thiệt hại giống như định nghĩa của cụm từ sự cố môi trường thì không được coi là sự cố môi trường.
CSPL: Khoản 10 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2014.
46. Chỉ có tổ chức, cá nhân gây ra sự cố môi trường mới có trách nhiệm khắc phục sự cố.
Sai. Nếu sự cố môi trường xảy ra do các sự kiện khách quan hoặc chưa xác định được nguyên nhân gây ra thì trách nhiệm khắc phục thuộc về Ủy bản nhân dân các cấp trong phạm vi, quyền hạn được pháp luật quy định.
CSPL: Khoản 3 Điều 112 Luật Bảo vệ môi trường 2014.
47. Tài nguyên rừng chỉ thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu.
Sai. Theo Hiến pháp 2013 quy định thì đối với tài nguyên thiên nhiên rừng thì chủ sở hữu duy nhất là toàn dân do Nhà nước đại diện quản lý.
Nếu rừng sản xuất là rừng trồng thì thuộc sở hữu của chủ rừng – người được chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với cây trồng vật nuôi, tài sản gắn liền với rừng trồng do chủ rừng tự đâu tư trong thời hạn đuợc giao, được thuê để trồng rừng theo quy định của pháp luật Bảo vệ và phát triển rừng và Dân sự.
CSPL: Điều 53 HP2013, khoản 4, 5 Điều 3 Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004.
48. Chủ rừng là chủ sở hữu đối với rừng.
Sai. Chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng; giao đất, cho thuê đất để trồng rừng; tự phục hồi, phát triển rừng; nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế rừng theo quy định của pháp luật.
– Nhà nước là đại diện chủ sở hữu đối với rừng thuộc sở hữu toàn dân bao gồm:
+ Rừng tự nhiên;
+ Rừng trồng do Nhà nước đầu tư toàn bộ;
+ Rừng trồng do Nhà nước thu hồi, được tặng cho hoặc trường hợp chuyển quyền sở hữu rừng trồng khác theo quy định của pháp luật.
– Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng bao gồm:
+ Rừng do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đầu tư;
+ Rừng được nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế rừng từ chủ rừng khác theo quy định của pháp luật.
CSPL: Điều 53 Hiến pháp 2013, Khoản 9 Điều 2 Luật Lâm nghiệp 2017.
49. Chỉ có Ủy ban nhân dân các cấp mới có thẩm quyền lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng.
Sai. Nếu như quy hoạch, kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng ở cấp toàn quốc thì thẩm quyền thuộc về Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên Môi trường.
CSPL: Khoản 1 Điều 17 Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004.
50. Tổ chức kinh tế cũng được giao rừng không thu tiền sử dụng rừng để sản xuất kinh doanh.
Đúng. Nhà nước chỉ giao rừng không thu tiền sử dụng rừng cho tổ chức kinh tế nếu tổ chức kinh tế đó thực hiện việc sản xuất giống cây rừng.
CSPL: Điểm a khoản 3 Điều 21 Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004, Điều 63 Luật Đất đai 2013.
51. Chỉ có Ban quản lý mới được Nhà nước giao rừng phòng hộ.
Sai. Nhà nước giao rừng không thu tiền sử dụng rừng ngoài đối với các Ban quản lý rừng phòng hộ mà còn có tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống tại đó.
CSPL: Khoản 2 Điều 24 Luật Bảo vệ và phát triển rừng.
52. Tổ chức, cá nhân nước ngoài cũng có thể được Nhà nước giao rừng để sản xuất kinh doanh
Sai. Họ chỉ có thể là chủ rừng khi được cho thuê rừng, cho thuê đất để phát triển rừng.
CSPL: Khoản 7 Điều 5, khoản 4 Điều 25 Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004.
53. Chủ rừng sử dụng rừng với hình thức giao rừng có thu tiền sử dụng rừng sẽ được bồi thường khi Nhà nước thu hồi rừng.
Sai. Có trường hợp Nhà nước thu hồi rừng nhưng không được bồi thường.
Ví dụ: Phần vốn đầu tứ có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước:
CSPL: Khoản 3 Điều 26 Luật Bảo vệ và phát triển rừng.
54. Pháp luật hiện hành cấm gây nuôi các loài động, thực vật nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IA, IB.
Sai. Theo Nghị định 32/2006, các loài động, thực vật nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IA, IB bị nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Trong nhận định trên chỉ đề cập đến “gây nuôi” mà không chỉ rõ vì mục đích gì. Nếu vì mục đích nuôi trồng, nhân giống, bảo tồn thì pháp luật không cấm. Còn nuôi vì mục đích thương mại thì bị nghiêm cấm.
CSPL: Điểm a khoản 2 Điều 2, điều 8 Nghị định 32/2006.
55. Mọi trường hợp chế biến, kinh doanh động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IA, IB đều bị cấm theo quy định của pháp luật.
Sai. Vì nếu các thực, động vật rừng ở nhóm I này được khai thác vì mục đích nghiên cứu khoa học, quan hệ hợp tác quốc tế và không được làm ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo tồn các loài đó trong tự nhiên thì được pháp luật cho phép.
CSPL: Khoản 1, 2 Điều 9 Nghị định 32/2006.
56. Khi động vật rừng tấn công đe dọa tính mạng, tài sản của người dân thì họ có quyền bẫy, bắn ngay lập tức để tự vệ.
Sai. Nếu động vật rừng tấn công đe dọa tính mạng, tài sản của người dân thì phải áp dụng các biện pháp xua đuổi không gây tổn hại đến động vật rừng. Nếu biện pháp xua đuổi không hiệu quả thì báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện xem xét quyết định cho phép bẫy, bắn tự vệ để bảo vệ tính mạng.
CSPL: Điều 11 Nghị định 32/2006.
57. Nguồn lợi thủy sản chỉ thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu.
Sai. Nhà nước sở hữu đối với nguồn lợi thủy sản sống ở các vùng nước tự nhiên và nguồn lợi thủy sản được nuôi trồng bằng vốn của nhà nước.
Sở hữu của Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân: đối với nguồn lợi thuỷ sản do tự bỏ vốn ra nuôi trồng trên vùng đất có mặt nước hoặc vùng biển được nhà nước giao cho thuê.
58. Pháp luật Việt Nam khuyến khích hoạt động đánh bắt thủy sản gần bờ để đảm bảo hiệu quả kinh tế.
Sai. Nhà nước có chính sách đông bộ về mọi mặt như phương tiện liên lạc, dịch vụ hậu cần,… để khuyến khích tổ chức, cá nhân phát triển khai thác xa bờ.
CSPL: Theo khoản 1 Điều 12 Luật Thủy sản 2017.
59. Mọi trường hợp đánh bắt thủy sản đều bắt buộc phải có Giấy phép theo quy định của Luật Thủy sản 2017.
Sai. Cá nhân khai thác thủy sản bằng tàu cá có trọng tải dưới 0.5 tấn hoặc không sử dụng tàu cá thì không bắt buộc phải có Giấy phép khai thác thủy sản.
CSPL: Khoản 1 Điều 16 Luật Thủy sản 2017.
60. Mọi nguồn nước tồn tại trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều là tài nguyên nước và chịu sự điều chỉnh của Luật Tài nguyên nước 2012.
Sai. Nước khoáng, nước nóng thiên nhiên thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật khoáng sản 2010 chứ không phải của Luật Tài nguyên nước 2012.
CSPL: Khoản 2 Điều 1 Luật Tài nguyên nước 2012. Điều 1 Luật khoáng sản 2010.
61. Mọi trường hợp tổ chức, cá nhân xả nước thải vào nguồn nước đều phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép xả thải.
Sai. Tổ chức, cá nhân xả thải với quy mô nhỏ và không chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ thì không phải xin giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.
CSPL: Khoản 3, 5 Điều 37 Luật Tài nguyên nước 2012.
62. Mọi trường hợp khai thác tài nguyên nước đều phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
Sai. Tổ chức, cá nhân chỉ phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước trong trường hợp khai thác nước để phát điện nhằm mục đích thương mại; khai thác nước để phục vụ hoạt động kinh doanh, dịch vụ, sản xuất phi nông nghiệp; khai thác nước dưới đất để trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản tập trung với quy mô lớn.
CSPL: Khoản 1 Điều 65 Luật Tài nguyên nước 2012
63. Tổ chức, cá nhân có hoạt động khoáng sản phải ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật.
Sai. Hoạt động khoáng sản bao gồm: thăm dò và khai thác.
Chỉ tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản mới phải ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật.
CSPL: khoản 5 Điều 2, Khoản 3 Điều 30 Luật khoáng sản 2010.
64. Mọi trường hợp cấp giấy phép thăm dò khoáng sản đều thông qua đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
Sai. Ngoài ra, còn có thể do cơ quan nhà nước có thẩm quyền lựa chọn tổ chức, cá nhân để cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản ở khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản chứ không nhất định phải thông qua đấu giá mới được cấp phép.
CSPL: Điểm a khoản 2 Điều 40 Luật khoáng sản 2010.
65. Tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép khai thác khoáng sản thì đương nhiên có quyền chuyển nhượng giấy phép khai thác khoáng sản đó.
Sai. Điểm sai thứ nhất, Tổ chức, cá nhân chỉ chuyển nhựợng quyền khai thác khoáng sản, chứ không được chuyển nhượng Giấy phép khai thác khoáng sản.
Điểm sai thứ hai, ngoài việc đã đã được cấp giấy phép khai thác khoáng sản thì còn phải có điều kiện khác là đã hoàn thành công tác xây dựng cơ bản, đưa mỏ vào khai thác thì mới có quyền chuyển quyền khai thác khoáng sản.
CSPL: Khoản 1 Điều 66 Luật khoáng sản 2010.
66. Mọi trường hợp khai thác khoáng sản đều phải có giấy phép khai thác khoáng sản.
Sai. Hộ gia đình kinh doanh quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này được phép khai thác khoáng sản làm vật liệu thông thường, khai thác tận thu khoáng sản khi có đủ điều kiện do chính phủ quy định.
Điều 23. Điều kiện của hộ kinh doanh được khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khai thác tận thu khoáng sản
Hộ kinh doanh quy định tại khoản 2 Điều 51 Luật khoáng sản 2010 được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
Có dự án đầu tư khai thác khoáng sản ở khu vực đã thăm dò và phê duyệt trữ lượng phù hợp với quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh, thành phố nơi có khoáng sản. Dự án đầu tư khai thác khoáng sản phải có phương án sử dụng nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp khai thác phù hợp.
Có bản cam kết bảo vệ môi trường được xác nhận theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản.
Quy mô công suất khai thác không quá 3.000 m3 sản phẩm là khoáng sản nguyên khai/năm.
Như vậy Hộ gia đình kinh doanh khai thác khoáng sản đáp ứng các điều kiện do chính phủ quy định thì không cần phải có giấy phép khai thác khoáng sản.
CSPL: Theo khoản 3 Điều 52 Luật khoáng sản 2010 và Điều 23 Nghị định 15/2012 NĐ/CP
67.Tất cả các nguồn tài nguyên thiên nhiên đều thuộc sở hữu nhà nước.
Sai. Nếu rừng sản xuất là rừng trồng thì thuộc sở hữu của chủ rừng – người được chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với cây trồng vật nuôi, tài sản gắn liền với rừng trồng do chủ rừng tự đâu tư trong thời hạn đuợc giao, được thuê để trồng rừng theo quy định của pháp luật Bảo vệ và phát triển rừng và Dân sự.
CSPL: Khoản 4, 5 Điều 3 Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004.
Sở hữu của Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân: đối với nguồn lợi thuỷ sản do tự bỏ vốn ra nuôi trồng trên vùng đất có mặt nước hoặc vùng biển được nhà nước giao cho thuê.
68. Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chuyên môn đối với tất cả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Sai. Vì tài nguyên rừng, thuỷ sản – Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước chính phủ thực hiện việc thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng trong cả nước.
CSPL: Khoản 2 Điều 8 luật bảo vệ và phát triển rừng 2004. Điều 3 Nghị định 23/2006/NĐ-CP cũng có quy định về điều này. Điều 52 Luật thuỷ sản 2017.
69. Bộ Công thương là cơ quan quản lý nhà nước về nước khoáng thiên nhiên.
Sai. Nước khoáng thiên nhiên là khoáng sản quy định tại Điều 1 Luật khoáng sản 2010 do đó Bộ Tài nguyên và môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về khoáng sản trong phạm vi cả nước.
CSPL: Điều 80 Luật khoáng sản 2010, Nghị định 25/2008 ngày 04/03/2008.
70. Mọi chủ thể khai thác tài nguyên thiên nhiên đều phải nộp thuế tài nguyên.
Sai. Đối tượng chịu thuế tài nguyên thiên nhiên chỉ bao gồm các đối tượng quy định tại Điều 2 Luật thuế tài nguyên và Điều 2 TT 152/2015 TT/BTC do đó khi chủ thể khai thác các tài nguyên thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên thì mới phải nộp thuế tài nguyên.
Điều 2. Đối tượng chịu thuế
Khoáng sản kim loại.
Khoáng sản không kim loại.
Dầu thô.
Khí thiên nhiên, khí than.
Sản phẩm của rừng tự nhiên, trừ động vật.
Hải sản tự nhiên, bao gồm động vật và thực vật biển.
Nước thiên nhiên, bao gồm nước mặt và nước dưới đất.
Yến sào thiên nhiên.
Tài nguyên khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.
71. Tất cả các loại rừng đều có thể được giao cho các ban quản lý.
Sai. Vì đối với rừng đặc dụng thì chỉ giao cho Ban quản lý rừng đặc dụng.
Rừng phòng hộ thì được giao cho ban quản lý rừng phòng hộ. Còn rừng sản xuất thì ban quản lý rừng phòng hộ có thể được giao nếu rơi vào trường hợp, rừng sản xuất xen kẽ trong rừng phòng hộ đã giao cho ban quản lý. Như vậy không phải loại rừng nào cũng được giao cho các ban quản lý khác nhau, mà nó được giao cho những ban quản lý có chức năng nhất định đối với từng lọai rừng.
Giả sử rừng sản xuất không xen kẽ trong rừng phòng hộ đã giao cho ban quản lý thì sẽ không được giao cho ban quản lý.
CSPL: Điều 24 Luật bảo vệ và phát triển rừng.
72. Động vật rừng, thực vật rừng quý hiếm là tang vật của các vụ vi phạm đều được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đem bán đấu giá.
Sai. Vì nếu thực vật, động vật sống tạm giữ trong quá trình xử lý phải được chăm sóc cứu hộ phù hợp và bảo đảm về các điều kiện an toàn.
Trường hợp thực vật, động vật sống tạm giữ được cơ quan kiển dịch xác nhận là bị bệnh có nguy cơ lây thành dịch phải tiêu hủy ngay theo các quy định hiện hành của pháp luật.
CSPL: Khoản 2 điều 10 Nghị định 32/2006 NĐ-CP.
73. Mọi tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước đều phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
Sai. Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải thuộc Điều 2 Nghị định Số: 25/2013/NĐ-CP:
1. Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường theo quy định tại Nghị định này là nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt.
2. Nước thải công nghiệp là nước từ các cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản xả thải ra môi trường.
3. Nước thải sinh hoạt là nước từ các hộ gia đình, tổ chức khác không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều này xả thải ra môi trường.
Nếu tổ chức, cá nhân không xả nước thải này ra môi trường nước thải thuộc Điều 2 Nghị định Số: 25/2013/NĐ-CP thì không phải nộp phí bảo vệ môi trường.
75. Một hành vi vi phạm Pháp luật môi trường 2014 chỉ có thể xử lý hành chính.
Sai. Luật Bảo vệ môi trường không quy định chế tài cụ thể đối với từng hành vi vi phạm, tuỳ vào tính chất của hành vi vi phạm pháp luật môi trường mà người vi phạm có thể xử lý kỷ luật hay truy cứu trách nhiệm hình sự.
CSPL: Luật cán bộ, công chức, Chương XIX BLHS 2015.
75. Tranh chấp do ô nhiễm môi trường gây ra là dạng tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Sai. Tranh chấp môi trường là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể khai thác, hưởng dụng và bảo vệ môi trường.
Các dạng tranh chấp môi trường:
– Tranh chấp về quyền, trách nhiệm bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng thành phần môi trường.
– Tranh chấp về xác định nguyên nhân gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố.
– Tranh chấp về trách nhiệm xử lý, khắc phục hậu quả, BTTH do ô nhiễm môi trường, suy thoái, sự cố môi trường.
76. Mọi tranh chấp môi trường đều phải giải quyết bằng con đường Tòa án.
Sai. Một trong các nguyên tắc giải quyết tranh chấp môi trường khuyến khích các bên tranh chấp thương lượng và hoà giải ngay tại cơ sở.
Đây không chỉ là nguyên tắc được áp dụng để giải quyết các tranh chấp môi trường mà còn được coi là nguyên tắc chung để giải quyết các tranh chấp phi hình sự. Nguyên tắc này được xây dựng trên cơ sở tôn trọng ý kiến, lợi ích của các bên tranh chấp cũng như lợi ích của xã hội, hướng các chủ thể cùng nhau bàn bạc thoả thuận để đi đến thống nhất phương án giải bất đồng giữa họ và tự nguyện thực hiện phương án đó.
77. Chủ thể luật quốc tế về môi trường là chủ thể của công pháp quốc tế.
Đúng. Vì chủ thể của luật quốc tế về môi trường là Quốc Gia.
Chủ thể của công pháp quốc tế là:
- Quốc gia;
- Các tổ chức quốc tế liên chính phủ;
- Các dân tộc đang đấu tranh dành quyền tự quyết;
- Các vùng lãnh thổ có quy chế pháp lý đặc biệt.
=> Chủ thể của luật quốc tế về môi trường là chủ thể của công pháp quốc tế.
78. Luật quốc tế về môi trường chỉ bảo vệ những yếu tố môi trường nằm ngoài phạm vi chủ quyền và quyền tài phán quốc gia.
Sai. Luật quốc tế về môi trường còn điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia, chủ thể khác của luật quốc tế nhằm ngăn chặn, khắc phục, loại trừ những tác động xấu xảy ra cho môi trường của mỗi quốc gia.
Cách giải thích khác: Luật quốc tế về môi trường bảo vệ yếu tố môi trường nằm ngoài phạm vi chủ quyền và quyền tài phán quốc gia và cũng bảo vệ yếu tố môi trường thuộc phạm vi chủ quyền của các quốc gia.
79. Tất cả các quốc gia không được phép thực hiện những hành động trong phạm vi chủ quyền nếu hành động đó gây phương hại đến lợi ích chung của môi trường hay lợi ích môi trường của quốc gia khác.
Đúng. Vì môi trường là một thể thống nhất. Việc bảo vệ môi trường không bị chia cắt bở biên giới quốc gia, địa giới hành chính. Điều này có nghĩa là trên phạm vi toàn cầu các quốc gia cần phải có sự hợp tác để bảo vệ môi trường chung.
Quan điểm khác:
Sai. Nghĩa vụ không gây hại của các quốc gia chỉ phát sinh khi các hành vi đó găn liền với điều ước quốc tế đó và các quốc gia phải tham gia điều ước quốc tế đó mới phải chịu cùng một nghĩa vụ không gây hại, còn những quốc gia không tham gia điều ước quốc tế đó thì không có nghĩa vụ đó.
80. Theo luật quốc tế về môi trường, quốc gia chỉ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm luật pháp quốc tế gây ra.
Sai.Vì các quốc gia phải có cả trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho hành vi vi phạm luật pháp quốc tế gây ra và cũng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho hạnh vi không vi phạm luật pháp quốc tế gây ra.
81. CFC không phải là chất gây nên hiệu ứng nhà kính mà là chất làm suy giảm tầng ôzôn.
Sai. Vì các chất gây nên hiệu ứng nhà kính gồm rất nhiều chất được gọi chung là khí nhà kính như C02, Nox, Metan và trong đó có CFC.
82. Các chất ODS đều có hệ số phá hủy tầng ôzôn giống nhau.
Sai. Chất ODS là Ozone Depleting Substances, gồm hai nhóm chính là các chất thuộc nhóm clorin và các chất thuộc nhóm Bromin, Các chất ODS có các hệ số phá hủy tầng ozon khác nhau ví dụ các chất thuộc nhóma Clorin sẽ có hệ số mạnh hơn nhóm Bromin.
83. Các quốc gia thành viên Công ước Khung đều có nghĩa vụ cắt giảm khí nhà kính giống nhau.
Sai. Một trong ba căn cứ cắt giảm và loại bỏ hoàn toàn việc sản xuất và tiêu thụ các chất ODS là: Căn cứ vào trình độ phát triển của các quốc gia thành viên. Nguyên tắc này cũng được cụ thể hoá trong Công ước viên. Theo đo các quốc đang phát triển và chậm phát triển có quyền trì hoãn 10 việc thực hiện công ước.
84. Tranh chấp môi trường xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam thì chỉ áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết.
85. Công ước CITES cấm hoạt động gây nuôi các mẫu vật trong danh mục.
86. Sau khi thẩm định hồ sơ đề cử của một tài sản, Ủy ban di sản thế giới sẽ ra quyết định đưa hoặc không đưa một tài sản đề cử vào danh sách di sản thế giới.
87. Công ước CITES về buôn bán các giống loài hoang dã nguy cấp chỉ bảo vệ những giống loài hoang dã, nguy cấp thông qua việc kiểm soát buôn bán cây, con vật sống nằm trong danh mục.
88. Nộp thuế tài nguyên là một hình thức trả tiền cho hành vi gây ô nhiễm theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền.
89. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường trong mọi trường hợp là không quá 2 năm kể từ ngày hành vi đó được thực hiện.
90. Chỉ có Bộ tài nguyên và môi trường mới có thẩm quyền cấp giấy phép và mã số hoạt động quản lý chất thải nguy hại cho tổ chức tham gia quản lý chất thải nguy hại.
92. Mọi tiêu chuẩn và quy chuẩn môi trường đều do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
93. Mọi dạng tồn tại của nước đều thuộc sở hữu của nhà nước.
95. Tổ chức, cá nhân đều phải có trách nhiệm thu hồi sản phẩm do mình sản xuất sau khi chúng hết thời hạn sử dụng.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường trong mọi trường hợp là không quá 2 năm kể từ ngày hành vi đó được thực hiện.
96. Các quốc gia đều có nghĩa vụ cắt giảm khí nhà kính khi đã phê chuẩn Nghị định thư KYOTO.
97. Tổ chức, cá nhân nước ngoài không thuộc đối tượng được nhà nước giao rừng.
98. Tất các di sản thề giới của Việt Nam đã được Công nhận theo công ước HERITAGE đều là di sản văn hóa theo Luật Di sản văn hóa.
99. Tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu đối với động vật rừng do mình bỏ vốn gây nuôi.
100. Dự án lập qui hoạch tổng hợp lưu vực sông qui mô liên tỉnh thuộc đối tượng phải lập ĐTM.
101. Các quan hệ xã hội phát sinh trong bảo vệ tài nguyên thủy sản không phải là đối tượng điều chỉnh của luật môi trường.
102. Luật quốc tế về môi trường chỉ bảo vệ những yếu tố môi trường nằm ngoài phạm vi chủ quyền và quyền tài phán quốc gia.
Tải về file câu hỏi nhận định đúng sai môn Luật môi trường (có đáp án)
đang cập nhật…
Xem thêm: [Ebook] Giáo trình Luật Môi trường PDF