Thừa kế là việc chuyển giao tài sản, nghĩa vụ tài sản, lợi ích từ một người đã chết sang một người còn sống nào đó, người được hưởng thừa kế có có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Thừa kế có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống. Nhìn chung, pháp luật quy định về thừa kế là nhằm bảo đảm người liên quan đến tài sản là di sản có thể bảo toàn quyền sở hữu đối với phần di sản này. Như vậy những người thừa kế của người này cũng có thể được sử dụng và xác lập quan hệ liên quan đến tài sản nếu như người đó chết.
Bởi vì nếu không có thừa kế thì những vấn đề phát sinh đối với di sản sau khi một người chết đi sẽ khó có thể được giải quyết một cách ổn thỏa. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật chỉ quy định về vấn đề chia thừa kế mà không hề nhắc đến vấn đề quốc tích của những người được thừa kế. Vậy quyền thừa kế tài sản của người nước ngoài ở Việt Nam được hiểu như thế nào theo pháp luật về thừa kế của Việt Nam? Chúng ta cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo của bài viết này.
2. Như thế nào là người nước ngoài ở Việt Nam?
Căn cứ Luật quốc tịch Việt Nam thì người nước ngoài là những người có quốc tịch nước ngoài hoặc người không có quốc tịch đang thường trú hoặc tạm trú trên lãnh thổ Việt Nam.
Xét theo quy chế pháp lý được hưởng thì người nước ngoài được chia thành ba nhóm là: những người nước ngoài được hưởng quy chế ngoài giao và quy chế tương tự quy chế ngoại giao; người nước ngoài được hưởng quy chế theo các hiệp định riêng lẻ; những người đang làm ăn và sinh sống, định cư ở nước Việt Nam.
Do Việt Nam đang trên đà hội nhập với thế giới và mở cửa để có nhiều cơ hội phát triển kinh tế nên cũng thủ hút nhiều người nước ngoài đến sinh sống và làm việc tại đây. Cũng từ điều này mà những vấn đề pháp lý liên quan đến người nước ngoài ở Việt Nam xuất hiện nhiều hơn thời kỳ trước. Trong đó, lĩnh vực dân sự cũng là một lĩnh vực được nhiều người quan tâm. Một trong những vấn đề liên quan đến người nước ngoài ở Việt Nam tỏng lĩnh vực dân sự là quyền thừa kế tài sản của người nước ngoài ở Việt Nam. Người nước ngoài có quyền thừa kế tài sản ở Việt Nam không?
Địa vị pháp lí của người nước ngoài tại Việt Nam được xác lập trên cơ sở pháp luật nước sở tại (Lex domicili) và pháp luật của nước người đó mang quốc tịch (Lex patriae). Địa vị pháp lí của người nước ngoài cũng được quy định trong các điều ước quốc tế đa phương (Hiến chương Liên hợp quốc, Công ước về quyền chính trị dân sự năm 1966, Công ước về quyền kinh tế – văn hoá – xã hội năm 1966…) và các điều ước quốc tế song phương khác (các Hiệp định tương trợ tư pháp, Hiệp định về khuyến khích bảo hộ đầu tư….).
Quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài tại Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật như: Hiến pháp năm 2013, Luật quốc tịch Việt Nam năm 2014, Bộ luật dân sự năm 2015 , Bộ luật lao động năm 2019, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, Luật đầu tư năm 2020; Pháp lệnh về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2000, Pháp lệnh về quyền ưu đãi miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam năm 1993,…
3. Quyền thừa kế tài sản của người nước ngoài ở Việt Nam
Pháp luật dân sự Việt Nam quy định có hai hình thức thừa kế là thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Trường hợp quyền thừa kế tài sản của người nước ngoài ở Việt nam được xác định theo di chúc thì họ có quyền được thừa hưởng tài sản. Hoặc trường hợp chia thừa kế theo pháp luật nhưng những người nước ngoài này cũng thuộc hàng chia thừa kế thì quyền thừa kế tài sản của người nước ngoài cũng được xác lập. Tuy nhiên, cần chú ý đến những quy định về vấn đề sở hữu tài sản đối với người nước ngoài ở Việt Nam.
Trường hợp tài sản là bất động sản mà ngườ nước ngoài không thuộc diện được mua nhà ở gắn liên với quyền sử dụng đất tại Việt Nam thì những người này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất mà không được hưởng quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 186 Luật đất đai 2013.