Nhà ở hình thành trong tương lai là một loại hình nhà ở đang rất phổ biến trong thời gian hiện nay. Tuy nhiên, khi phát sinh giao dịch liên quan đến nhà ở trong tương lai quý bạn đọc cần đặc biệt chú ý. Cùng LawFirm.Vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Nhà ở hình thành trong tương lai là gì?
Nhà ở hình thành trong tương lai là một loại tài sản hình thành trong tương lai, giao dịch về nhà ở hình thành trong tương lai chịu sự điều chỉnh chung của pháp luật về tài sản hình thành trong tương lai và pháp luật về nhà ở.
Nhà ở được tiếp cận dưới góc độ khác nhau, cụ thể:
– Theo pháp luật về dân sự thì nhà ở là một loại tài sản bất động sản, là đối tượng của một số giao dịch dân sự như giao dịch về mua bán nhà ở, tặng cho nhà ở, cho thuê ở, thế chấp nhà ở…
– Theo pháp luật về xây dựng thì nhà ở được hiểu là một loại công trình xây dựng, là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu cây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất được xây dựng theo thiết kế.
2. Đặc điểm của nhà ở hình thành trong tương lai
– Tại thời điểm giao kết hợp đồng, nhà ở đó chưa hoàn thành việc đầu tư xây dựng hoặc đã xây dựng xong nhưng chưa nghiệm thu, bàn giao, có nghĩa là tại thời điểm tham gia giao dịch thì chủ sở hữu chưa được “nhìn tận mắt” ngôi nhà trong tương lai, mà chỉ có thể xác định tính tồn tại của tài sản trên cơ sở các số liệu, dữ liệu thiết kế, bản vẽ cụ thể được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thông quá.
– Do nhà ở hình thành trong tương lai là một tài sản chưa hình thành nên bên mua chưa thể thực hiện đầy đủ các quyền năng chiếm hữu, sử dụng và định đoạt của chủ sở hữu căn nhà. Tuy nhiên, pháp luật vẫn cho phép bên mua được quyền dùng quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở hoặc chính nhà ở hình thành trong tương lai để làm tài sản thế chấp bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ đối với chủ thể khác.
– Về thủ tục hành chính thì nhà ở hình thành trong tương lai đang trong quá trình hoàn thành thủ tục hành chính thì nhà ở hình thành trong tương lai đang trong quá trình hoàn thành thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu và quyền sử dụng cho người sở hữu nhà ở hình thành trong tương lai.
3. Điều kiện mở bán Nhà ở hình thành trong tương lai
– Có giấy tờ về quyền sử dụng đất:
Chủ đầu tư đã được giao đất, cấp giấy tờ về quyền sử dụng đất để thực hiện dự án.
– Có hồ sơ dự án đầy đủ:
Chủ đầu tư đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư, văn bản chấp thuận về chủ trương đầu tư.
– Có thiết kế bản vẽ thi công đã được phê duyệt bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền:
Quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 của cơ quan có thẩm quyền.
– Có giấy phép xây dựng: Giấy phép xây dựng của toàn bộ dự án.
– Đối với nhà chung cư/tòa nhà hỗn hợp thì phải có biên bản nghiệm thu hoàn thành xong phần móng của tòa nhà. Đối với nhà ở liền kề/thấp tầng thì phải có biên bản nghiệm thu về việc hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng tương ứng theo tiến độ dự án.
– Có văn bản của Sở Xây dựng gửi Chủ đầu tư xác nhận nhà ở hình thành trong tương lai được phép bán.
– Chủ đầu tư còn phải được một ngân hàng thương mại có đủ năng lực, thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính cho Chủ đầu tư đối với khách hàng khi Chủ đầu tư không bàn giao nhà ở theo đúng tiến độ đã cam kết. Khi ký kết Hợp đồng mua bán, Chủ đầu tư phải gửi kèm một bản sao hợp đồng bảo lãnh cho khách hàng.
– Sự án không bị tranh chấp, không bị kê biên hoặc bị thế chấp.
– Người mua cần tìm hiểu thông tin về dự án tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đến kiểm tra thực địa khu đất đang xây dựng để xem tình trạng và tiến độ xây dựng thực tế nhằm củng cố thêm cơ sở để cân nhắc trước khi ký hợp đồng.
Do đó, quý bạn đọc nếu muốn thực hiện giao dịch phải kiểm tra và kiểm tra mà không đủ các điều kiện nêu trên thì lời khuyên của chúng tôi là không nên mua. Đặc biệt lưu ý, 03 điều kiện về điều kiện thứ 5, 6 và 7. Đồng thời, hỏi chủ đầu tư về khả năng thực hiện dự án, việc hoàn thiện và bàn giao căn hộ đúng hạn hay không, nhằm để điều chỉnh hợp đồng/văn bản đã ký cho phù hợp với thực tế, tránh bị chủ đầu tư chiếm dụng vốn trái phép, không được nhận nhà đúng hạn mà còn phải mất thời gian, mất tiền bạc để điều kiện tụng/tố cáo nhằm thu hồi lại số tiền đã thanh toán cho chủ đầu tư.
Xem thêm: Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong thực hiện dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở