1. Căn cứ pháp lý
Cơ sở trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 2 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể:
Điều 2. Cơ sở của trách nhiệm hình sự
1. Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
2. Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
2. Phân tích về cơ sở của trách nhiệm hình sự
Đây là quy định chỉ rõ khi nào thì một cá nhân hay một pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự và đó là khi cá nhân, pháp nhân thương mại đó phạm một tội đã được Bộ luật Hình sự quy định. Riêng đối với pháp nhân thương mại do tính đặc thù của chủ thể mà giới hạn những điều luật có thể phạm phải chỉ bao gồm: Điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 200, 203, 209, 210, 211, 213, 216, 217, 225, 226, 227, 232, 234, 235, 237, 238, 239, 242, 243, 244, 245, 246, 300, 324.
Cách hành văn của quy định trên làm nhiều người có thể hiểu sai lệch (phi logic) rằng nếu một người, pháp nhân thương mại nào đó phạm từ 2 tội trở lên thì không phải chịu trách nhiệm hình sự vì quy định chỉ nêu “khi phạm một tội” chứ không phải “vi phạm ít nhất một tội”. Tuy nhiên nếu nghiên cứu theo những nguyên tắc của bộ môn logic học thì cách diễn đạt như vậy hoàn toàn logic. Nhưng cũng cần nhấn mạnh rằng không phải ai cũng có thể hiểu và am tường về bộ môn logic học này, hơn nữa luật pháp là nhằm mục đích phổ biến áp dụng trong thực tế vì vậy nó càng phổ thông càng dễ hiểu càng tốt. Hiện quy định như vậy không sai nhưng để đảm bảo bớt tính hàn lâm và tránh những sự nhầm lẫn không đáng có thì nên diễn đạt lại theo hướng “…phạm ít nhất một tội…”(cách hành văn mới này cũng hoàn toàn không sai nhưng lại dễ hiểu hơn).
3. Tải file Bình luận Bộ luật Hình sự 2015 (hợp nhất năm 2017) – Phần chung
Tải về: Bình luận Bộ luật Hình sự 2015 (hợp nhất năm 2017) – Phần chung