Xin giấy phép kinh doanh quán cà phê mới nhất

0 156

1. Mở quán cà phê có cần giấy phép kinh doanh?

Quán cà phê là cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, có địa điểm kinh doanh cụ thể, vì vậy quán cà phê bắt buộc phải đăng ký kinh doanh.


2. Đăng ký hộ kinh doanh cho quán cà phê cần giấy tờ gì?

Thành phần hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cho quán cà phê gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh (Phụ lục III-1 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT)

– Giấy tờ pháp lý (CCCD/CMND/Hộ chiếu) của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh

– Văn bản uỷ quyền kèm giấy tờ pháp lý cá nhân đối với người nhận uỷ quyền thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.

Hình minh họa. Xin giấy phép kinh doanh quán cà phê mới nhất

3. Hướng dẫn đăng ký hộ kinh doanh cho quán cà phê

Bước 1: Nộp hồ sơ

Sau khi chuẩn bị các loại giấy tờ nêu trên, cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình đến nộp tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh. Cụ thể nộp tại Bộ phận một cửa (bộ phận dịch vụ công) thuộc UBND cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh

Bước 2: Nhận kết quả

Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

Quán cà phê có cần giấy an toàn thực phẩm không?

Theo quy định thì  tất cả các cơ sở có phát sinh hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm đều phải có Giấy phép an toàn thực phẩm, trừ một số cơ sở. Trong đó khoản 10 Điều 3 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định về cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ như sau:

Cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ: Là cơ sở do cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình thực hiện đăng ký hộ kinh doanh và cơ sở không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật.

Quán cà phê nếu được cá nhân, hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì được coi là cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ. Vì vậy, quán cà phê nếu đăng ký hộ kinh doanh với quy mô nhỏ sẽ không phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tóm lại, cá nhân, hộ gia đình mở quán cà phê thì phải đăng ký kinh doanh, cụ thể với quy mô của quán cà phê thì nên đăng ký hộ kinh doanh. Lưu ý, quán cà phê với quy mô nhỏ sẽ thuộc trường hợp không cần phải giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.


4. Làm giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho quán cà phê cần giấy tờ gì?

– Đơn đề nghị cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm.

– Giấy phép đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm( bản sao).

– Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng cơ sở.

– Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng xung quanh.

– Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình phân phối.

– Bản thuyết minh trang thiết bị, cơ sở vật chất, dụng cụ của cơ sở.

– Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người quản lý.

– Giấy xác nhận của chủ cơ sở và người quản lý trực tiếp của cơ sở.


5. Thủ tục làm giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho quán cà phê

Bước 1: Chủ cơ sở hoặc người trực tiếp tham gia sản xuất phải tham gia tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm và được cấp Giấy chứng nhận tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ dưới đây và nộp cho cơ quan có thẩm quyền

Hồ sơ cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm gồm:

– Đơn đề nghị cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm; (Mẫu 1)

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (Mẫu 2)

– Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh;

– Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình bảo quản, phân phối sản phẩm và bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.

– Bản sao công chứng Giấy chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm

– Giấy chứng nhận về kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất.

Bước 3: Trong thời hạn 15-25 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở, doanh nghiệp.

Lệ phí cấp giấy chứng nhận: 150 000 đồng

Lưu ý: Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm có hiệu lực trong vòng 3 năm.

Nếu thời hạn có hiệu lực của Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm còn trước 6 tháng thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tiến hành thủ tục xin cấp lại Giấy chứng nhận.


6. Kinh doanh quán cà phê đóng thuế như thế nào?

Cơ sở kinh doanh cafe sẽ nộp các loại thế như sau:

+ Lê phí môn bài hàng năm: Dựa theo tổng thu nhập hàng tháng, mức thuế đóng thấp nhất là 50.000đ.

+ Thuế Giá trị gia tăng: Dựa vào doanh thu tính thuế giá trị gia tăng x Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng.

+ Thuế TNCN: Dựa vào doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN.

Trường hợp doanh thu nằm ở mức dưới 100 triệu/năm chủ kinh doanh chỉ nộp thuế môn bài mà thôi. Không nộp thêm bất kỳ khoản thuế nào khác.

Trường hợp kinh doanh trên 100 triệu/năm thì chủ kinh doanh cần nộp đủ 3 loại thuế trên. Mức cụ thể khi vượt như thế nào, bạn có thể khảo sát tại cơ quan thuế có thẩm quyền khi đăng ký kinh doanh.

5/5 - (94 bình chọn)

 
® 2024 LawFirm.Vn - Thông tin do LawFirm.Vn cung cấp không thay thế cho tư vấn pháp lý. Nếu bạn yêu cầu bất kỳ thông tin nào, bạn có thể nhận được cuộc gọi điện thoại hoặc email từ một trong những Quản lý của chúng tôi. Để biết thêm thông tin, vui lòng xem chính sách bảo mật, điều khoản sử dụng, chính sách cookie và tuyên bố miễn trừ trách nhiệm của chúng tôi.
Có thể bạn quan tâm
Để lại câu trả lời

Trường "Địa chỉ email" của bạn sẽ không được công khai.

ZaloFacebookMailMap