WTO và quá trình Việt Nam gia nhập WTO
Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/1/1995 và đã thay thế cho Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) hoạt động từ năm 1947. Giống như GATT, WTO ra đời nhằm tiếp tục điều tiết thương mại hàng hóa quốc tế. Tuy nhiên, hơn hẳn GATT, WTO là một tổ chức kinh tế toàn cầu, nó không chỉ điều tiết hoạt động thương mại hàng hóa quốc tế, mà nó còn điều tiết hoạt động của cả hàng nông sản và dệt may vốn là những trường hợp ngoại lệ của GATT, điều tiết cả hoạt động thương mại dịch vụ, hoạt động đầu tư và sở hữu trí tuệ có liên quan đến thương mại vốn là những lĩnh vực không được điều chỉnh trong GATT hay trong bất kỳ khuôn khổ của một hiệp định kinh tế đa phương nào.
Sự ra đời của WTO đã giúp tạo ra cơ chế pháp lý để điều chỉnh các lĩnh vực mới có liên quan đến thương mại quốc tế, đó là lĩnh vực dịch vụ, đầu tư và quyền sở hữu trí tuệ, đồng thời WTO cũng đã đưa hai lĩnh vực dệt may và nông sản vào khuôn khổ điều chỉnh của thương mại đa phương. Như vậy, về cơ bản WTO là sự kế thừa và phát triển của GATT chứ không phải là một sự thay thế thuần túy. Tuy nhiên, những quy định của WTO có tính ràng buộc hơn và chặt chẽ hon GATT.
Để gia nhập WTO chỉ có một con đường duy nhất: đàm phán, đàm phán và đàm phán. Nguyên tắc quan trọng nhất của các cuộc đàm phán này là cần có sự cân bằng giữa quyền và nghĩa vụ: các thành viên mới được hưởng các ưu đãi do các nước thành viên khác cấp cho, được hưởng sự an toàn từ các quy tắc thương mại đem lại. Đổi lại các nước này phải cam kết mở cửa thị trường và chấp thuận các quy tắc.
Thủ tục gia nhập WTO có thể tóm tắt thành bốn giai đoạn chính:
Giai đoạn 1:”Hãy nói cho chúng tôi về bạn “. Điều đó có nghĩa là chính phủ nước xin gia nhập WTO phải phác họa tất cả các khía cạnh của chính sách thương mại và kinh tế của mình có liên quan đến các hiệp định của WTO. Để làm được điều này nước đó phải gửi một bị vong lục để Ban công tác chịu trách nhiệm thụ lý đơn xin gia nhập xem xét.
Giai đoạn 2. “Hãy cùng bàn bạc với từng thành viên WTO về những gì bạn cam kết”. Khi Ban công tác đã có những bước tiến đáng kể trong việc xem xét các nguyên tắc và chính sách của nước xin gia nhập, các cuộc đàm phán song phương có thể được bắt đầu. Các cam kết song phương sẽ được áp dụng với tất cả các thành viên khác, vì thế nên có một số cuộc đàm phán song phương có thể có quy mô gần giống một vòng đàm phán đa phương hoàn chỉnh.
Giai đoạn 3 – “Chúng ta hãy soạn một dự thảo về thể thức gia nhập”. Khi Ban công tác đã kết thúc việc xem xét chế độ thương mại của nước xin gia nhập và các cuộc đàm phán song phương song song về thâm nhập thị trường đã hoàn thành thì nhóm này sẽ xác định thể thức gia nhập dưới hình thức một báo cáo, một dự thảo hiệp định gia nhập (Nghị định thư gia nhập) và các danh mục nêu rõ cá: Caln kết của thành viên tương lai.
Giai đoạn 4 – “Ra quyết định”. Toàn bộ các văn bản cuối cùng bao gồm báo cáo, nghị định thư, và các biểu cam kết sẽ được trình lên Đại hội đồng hoặc lên Hội nghị Bộ trưởng, nếu 2/3 thành viên WTO thông qua, chính phủ của nước xin gia nhập có thể ký nghị định thu và gia nhập WTO. Trong một số trường hợp cần có sự phê chuẩn của cơ quan lập pháp của quốc gia đó.
Việt Nam nộp đơn xin gia nhập WTO vào tháng 1/1995, tức là ngay sau khi WTO được thành lập. Tháng 8/1996, Việt Nam đã hoàn thành “Bị vong lục về chế độ ngoại thương” của mình và gửi tới Ban Thư ký WTO để chuyển tới các thành viên của Ban công tác (working group) về Việt Nam gia nhập WTO.
Bị vong lục giới thiệu tổng quan về nền kinh tế, các chính sách vĩ mô, đặc biệt là giới thiệu về chính sách thương mại của Việt Nam: thương mại hàng hóa, dịch vụ, các vấn đề đầu tư liên quan đến thương mại, quyền sở hữu trí tuệ liên quan tới thương mại. Sau đó trong vòng đàm phán đa phương đầu tiên tại Geneva ngày 27 – 28/7/1998, đoàn đàm phán nước ta (được thành lập theo quyết định số 296/TTg ngày 7/5/1997 do Thứ trưởng Bộ Thương mại làm trưởng đoàn) đã phải trả lời 1500 câu hỏi về các vấn đề minh bạch hoá chính sách thương mại hàng hóa, dịch vụ và sở hữu trí tuệ do Ban công tác về Việt Nam của WTO gửi đến.
Việt Nam họp phiên đa phương lần thứ hai vào tháng 12 1998, phiên đa phương lần ba vào tháng 7/1999 và lần thứ bốn vào tháng 11/2000. Sau bốn vòng đàm phán, về cơ bản ta đã kết thúc quá trình minh bạch hoá chính sách, và chuyên sang giai đoạn đàm phán mở cửa thị trường.
Tháng 4/2002, Việt Nam họp phiên đa phương lần thứ năm, cung cấp bản chào đầu tiên về đàm phán mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ (tức là bản chào ban đầu về lộ trình giảm thuế, bản chào ban đầu về loại bỏ các hàng rào phi thuế quan như cấm nhập khẩu, quota, và các biện pháp khác) và bản chào ban đầu về việc nới lỏng các điều kiện đầu tư với các nhà đầu tư nước ngoài (ví dụ như loại bỏ điều kiện tỷ lệ nội địa hoá, tỷ lệ hàng hóa phải xuất khẩu… ). Đồng thời tiến hành phiên đàm phán song phương đầu tiên với 10 đối tác và tiếp xúc thăm dò với Trung Quốc. Tháng 5/2003, ta tiến hành phiên đàm phán đa phương lần thứ sáu, cung cấp bản chào ban đầu sửa đổi theo yêu cầu của các nước thành viên WTO về đàm phán mở cửa thị trường trong lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ.
Tháng 12/2003, Việt Nam tiến hành đàm phán đa phương lần thứ bảy. Ở phiên này, ta đã đưa ra bản chào sửa đổi với mức thuế quan cho cả hàng nông nghiệp và công nghiệp giảm 4,5%. Như vậy, mức thuế quan trung bình Việt Nam chào là 22%. Đối với dịch vụ, Việt Nam đồng ý mở cửa 10 ngành gồm 92 phân ngành. So với trước, lần này mức thuế quan trung bình do ta chào đã giảm hơn, các dòng thuế đưa ra nhiều hơn và mức độ tiếp cận thị trường dịch vụ của ta rộng hơn. Các nước đều đánh giá ta đưa ra bản chào sửa đổi tiến bộ hơn, và nhất trí đi vào thảo luận dự thảo này, coi đây là tài liệu quan trọng để chuẩn bị kết nạp Việt Nam. Các nước cũng ủng hộ quan điểm coi Việt Nam là nước đang phát triển ở trình độ thấp, nền kinh tế đang trong thời kỳ chuyển đổi, nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Các thành viên cần dành cho Việt Nam một số ưu đãi phù hợp với quy định của WTO.
Phiên đàm phán đa phương lần thứ tám được tổ chức ngày 15/6/2004 tại Geneva với sự tham dự của các đối tác tài chính lớn là Mỹ, Ôxtrâylia, Canada, EU, Niu Dilân, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc… Tại đây, ta đã giới thiệu bản chào lần thứ tư với những tiến bộ rõ rệt: ta cam kết thực hiện tất cả các hiệp định của WTO khi gia nhập, chỉ bảo lưu thời gian quá độ đối với Hiệp định về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật (SPS) và Hiệp định trị giá hải quan (ACV). Nhiều đoàn đánh giá bản chào lần họp này có nhiều tiến bộ (99,7% số dòng thuế trong biểu thuế HS 8 chữ số có thuế suất trung bình là 18,6% so với bản chào của phiên họp lần trước là 22% với lộ trình cắt giảm từ ba – năm năm; đối với dịch vụ ta chào 92 phân ngành thuộc 10 ngành/tổng số 12 ngành dịch vụ). Các thành viên nhóm công tác đã nhất trí cho ta chuyển sang giai đoạn soạn thảo báo cáo dự thảo cho Ban công tác (Draft Working Party Report) về những cam kết gia nhập của Việt Nam, Ta cũng đã thành công trong việc vận động Ban Thư ký tổ chức phiên đa phương về việc thực hiện SPS của Việt Nam vào tháng 10/2004. Trước đó, Việt Nam cũng tổ chức các phiên đa phương về nông nghiệp, chủ yếu tập trung vào việc xóa bỏ trợ cấp nông nghiệp.
Phiên họp đa phương lần thứ chín được tổ chức vào tháng 12.2004. Trong bản chào phục vụ cho phiên đa phương lần thứ chín. Việt Nam đã chính thức đề xuất giảm thuế trung bình xuống còn 18%; đối với lĩnh vực dịch vụ vẫn giữ nguyên như bản chào của phiên đa phương lần thứ tám. Trong đàm phán đa phương, các nước thành viên WTO yêu cầu ta phải loại bỏ trợ cấp sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản cho dù việc loại bỏ trợ cấp hàng nông sản vẫn còn đang được các nước tranh cãi trong vòng đàm phán Doha. Tuy nhiên, vì là nước đang phát triển: Tiến mặc nhiên ta vẫn được trợ cấp cho sản xuất hàng nông sản bằng 10% giá thành sản phẩm.
Trong phiên họp đa phương lần thứ 10 từ ngày 12 – 18 9/2005, nhiều nước đã ủng hộ Việt Nam là nước đang phát triển có mức thu nhập bình quân đầu người là dưới 500 USD/năm để Việt Nam được hưởng các ưu đãi dành cho nước đang phát triển và có thời kỳ chuyển đổi. Các nước cũng không ép ta đưa ra cam kết WTO cộng. Trước đó vào tháng 5/2005, ta đã có phiên họp đa phương trù bị cho phiên thứ 10.
Phiên họp đa phương lần thứ 11 diễn ra vào cuối tháng 3 2006 tại Geneva. Phiên họp này được xem là bước ngoặt cho việc kết thúc đàm phán về mặt nội dung, mở đường cho phiên đàm phán kết thúc các vấn đề kỹ thuật để chính thức hoá việc Việt Nam gia nhập WTO. Phiên đa phương này rà soát lại báo cáo của Ban công tác WTO, làm rõ hơn các nội dung trong Luật Thương mại (sửa đổi), Luật Đầu tư (sửa đổi), Luật Sở hữu trí tuệ của Việt Nam. Đồng thời tập trung giải quyết nốt những vấn đề mà Việt Nam và một số nước chưa thống nhất được trong các cuộc đàm phán trước.
Phiên đa phương thứ 12 diễn ra vào ngày 18 – 19/7/2006, bàn về một số vấn đề còn tồn tại như quyền kinh doanh xuất nhập khẩu, chế độ đầu tư, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có cồn, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, thông báo mức trợ cấp công nghiệp mới. Cũng trong phiên họp này, Việt Nam đã đăng ký gia nhập Hiệp định Công nghệ thông tin (ITA), theo đó hàng công nghệ thông tin sẽ được miễn thuế nhập khẩu vào Việt Nam. Về thương quyền, Việt Nam cho phép các công ty nước ngoài dù không có trụ sở tại Việt Nam vẫn cỈược phép nhat khoi u vào Việt Nam my II là có đăng ký chức năng nhập khẩu.
Phiên họp đa phương lần thứ 13 là diễn ra vào ngày 12 đến ngày 13/10/2006. Tại phiên họp này đã kết thúc tất cả những vấn đề còn chưa thống nhất trong ba văn kiện xét quy chế thành viên WTO cho Việt Nam;
(i) Các cam kết của Việt Nam) đối với lĩnh vực hàng hóa (đối với dòng thuế và trợ cấp nông nghiệp)
(iii) Các cam kết đối với lĩnh vực dịch vụ (những lĩnh vực cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia và những lĩnh vực có điều kiện);
(iii) Bản báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO, mô tả chính sách thương mại của Việt Nam và các cam kết đã được thực hiện.
Như vậy, đến thời điểm này. Việt Nam đã kết thúc đàm phán đa phương về việc gia nhập WTO.
Để gia nhập WTO, Việt Nam còn phải tiến hành đàm phán song phương với 28 đối tác có yêu cầu đàm phán với ta là:
(i) Ở Mỹ Latinh có 12 nền kinh tế là Ôndurat, En Xanvado, Mêhicô, Mỹ, Canada, Cuba, Chilê, Braxin, Achentina, Urugoay, Paragoay và Côlômlia;
(ii) Ở châu Á có 10 nền kinh tế là Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Singapo, Thái Lan, Ôxtrâylia, Niu Dilân và Đài Loan,
(iii) Ở châu Âu có sáu nền kinh tế là EU, Nauy, Ailen, Thụy Sĩ, Bungari, Curcgistan,
Việc đàm phán thành công với EU là tiền đề quan trọng để chúng ta đẩy nhanh đàm phán với các đối tác khác. Trong đàm phán với EU, hai bên đã thống nhất 11 cam kết, tương đương với mức của Trung Quốc năm 2000: (i) Mức thuê qua thì đối với hàng hóa là 16“), nằm giữa cua Campuchia (22) và Trung Quốc (10%); (ii) EU chấp nhận cho ta tiếp tục trợ cấp nông sản thêm ba năm nữa kể từ khi gia nhập WTO; (iii) Trong lĩnh vực dịch vụ. Việt Nam cam kết mở cửa hầu hết các ngành như giao thông vận tải, tài chính, bưu chính viễn thông, xây dựng, phân phối, môi trường, du lịch cho các doanh nghiệp châu Âu. Riêng viễn thóng và du lịch, Việt Nam vẫn duy trì một số hạn chế mà châu Âu chấp nhận do tính chất chuyển đổi của nền kinh tế Việt Nam.
Tháng 10/2004, Việt Nam tiến hành đàm phán song phương với Mỹ. Ta và Mỹ đã thỏa thuận được với nhau một số điểm cơ bản sau đây: (i) Mỹ yêu cầu Việt Nam bãi bỏ Quyết định 55 của Chính phủ Việt Nam về việc huy động 4 tỷ USD để tăng tốc ngành dệt may (thực chất là trợ cấp cho ngành dệt may); (ii) Phía Mỹ đồng ý khi có tranh chấp sẽ áp dụng thủ tục của WTO để giải quyết thay vì áp đặt hạn ngạch; (ii) Mỹ đồng ý cho Việt Nam có thời hạn chuyển đổi là 12 năm (so với của Trung Quốc là 15 năm), sau đó sẽ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.
Sau khi hoàn tất tất cả các cuộc đàm phán song phương và đa phương, ngày 26/10/2006 diễn ra phiên đa phương cuối cùng để thông qua toàn bộ các văn bản liên quan tới việc gia nhập WTO. Ngày 7/11/2006, Tổng Giám đốc WTO và Chủ tịch Đại hội đồng WTO triệu tập phiên họp đặc biệt để chính thức chấp nhận đơn và phê chuẩn Nghị định thư về việc Việt Nam gia nhập WTO.
Về phía Việt Nam, kể từ ngày 7/11/2006, Quốc hội đã rất tích cực xem xét và đã phê chuẩn Nghị định thư về việc Việt Nam gia nhập WTO vào ngày 28/11/2006. Ngày 13/1/2007, WTO trao cho Việt Nam quy chế thành viên chính thức.
Xem thêm: Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization – WTO)