Vốn lưu động là gì? Phân loại vốn lưu động

0

Vốn lưu động là một trong những yếu tố phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy, vốn lưu động là gì? Phân loại vốn lưu động như thế nào? Cùng LawFirm.Vn tìm hiểu chi tiết qua bài viết này.


1. Vốn lưu động là gì?

Vốn lưu động hay còn gọi là Working capital, đây là thước đo tài chính, khả năng vận hành một doanh nghiệp hiệu quả. Vốn lưu động thể hiện được sức khỏe tài chính của một doanh nghiệp thông qua các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày như: Tiền chi phí mặt bằng, tiền nguyên vật liệu, hàng tồn kho…

Việc xác định vốn lưu động qua công thức: Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn – Nợ vay ngắn hạn

Trong đó:

– Tài sản ngắn hạn:

Các tài sản mà doanh nghiệp có thể quy đổi ra tiền mặt trong khoảng thời gian một năm, đồng thời là tài sản mang tính thanh khoản cao.

Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp bao gồm tiền, hàng hóa, các khoản thu ngắn hạn,…

– Nợ vay ngắn hạn:

Là các khoản nợ mà doanh nghiệp cần phải trả trong ngắn hạn (<01 năm), bao gồm các khoản mua chịu, khoản vay ngắn hạn ngân hàng,…

Nợ phải trả ngắn hạn và tài sản ngắn hạn đều được thể hiện rõ trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.

Hình minh họa. Vốn lưu động là gì? Phân loại vốn lưu động

2. Phân loại 05 vốn lưu động trong doanh nghiệp

Vốn lưu động thể hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp thông qua doanh thu, quản lý hàng hóa,công nợ và khoản phải vay phải thanh toán.

Để quản lý tốt vốn lưu động, doanh nghiệp không chỉ cần hiểu bản chất vốn lưu động là gì mà cần hiểu về cách phân loại các vốn lưu động sau:

2.1. Vốn lưu động phân loại theo nguồn hình thành

Vốn lưu động được hình thành từ:

– Vốn điều lệ: Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động được tạo nên từ nguồn vốn điều lệ.

– Vốn tự bổ sung: Vốn lưu động được doanh nghiệp tự bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh.

– Vốn đi vay: Vốn lưu động đi vay từ các tổ chức tín dụng, ngân hàng,…

– Vốn liên doanh, liên kết: Vốn lưu động được tạo từ hoạt động liên doanh.

– Vốn lưu động được huy động từ thị trường phát hành cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp.

2.2. Vốn lưu động phân loại theo vai trò 

Căn cứ theo vai trò, vốn lưu động được chia thành:

– Vốn trong quá trình dự trữ sản xuất bao gồm: phụ tùng, dụng cụ thay thế và chi phí nguyên vật liệu.

– Vốn trong quá trình sản xuất bao gồm: sản phẩm dở dang, bán thành phẩm.

– Vốn lưu động trong quá trình lưu thông: Vốn đầu tư ngắn hạn, vốn thành phẩm,..

2.3. Vốn lưu động phân loại theo hình thái thể hiện

Căn cứ theo hình thái thể hiện, vốn lưu động được chia thành:

– Vốn vật tư hàng hóa: Vốn lưu động được tạo ra từ hiện vật như hàng hóa, nguyên và nhiên vật liệu,…

– Vốn bằng tiền: Vốn lưu động được tạo ra từ quỹ tiền mặt, tiền đầu tư chứng khoán,…

2.4. Vốn lưu động phân loại theo quan hệ sở hữu

Căn cứ theo quan hệ sở hữu, vốn lưu động được chia thành:

– Vốn chủ sở hữu: Là vốn lưu động thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp hoặc các cổ đông.

– Vốn vay, các khoản nợ: Vốn lưu động được từ các khoản nợ chưa thanh toán, vốn vay từ ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng.

2.5. Vốn lưu động phân loại theo thời gian huy động và sử dụng vốn

Căn cứ theo thời gian huy động và sử dụng vốn, vốn lưu động được chia thành:

– Vốn lưu động tạm thời: Vốn lưu động từ các khoản vay ngắn hạn ngân hàng trong quá trình sản xuất kinh doanh.

– Vốn lưu động thường xuyên: Vốn lưu động tạo nên các tài sản lưu động thường xuyên và mang tính chất ổn định.

4.8/5 - (98 bình chọn)

 
® 2024 LawFirm.Vn - Thông tin do LawFirm.Vn cung cấp không thay thế cho tư vấn pháp lý. Nếu bạn yêu cầu bất kỳ thông tin nào, bạn có thể nhận được cuộc gọi điện thoại hoặc email từ một trong những Quản lý của chúng tôi. Để biết thêm thông tin, vui lòng xem chính sách bảo mật, điều khoản sử dụng, chính sách cookie và tuyên bố miễn trừ trách nhiệm của chúng tôi.
Để lại câu trả lời

Trường "Địa chỉ email" của bạn sẽ không được công khai.